Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Đọc thêm : Tương tư (Nguyễn Bính)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Đọc thêm : Tương tư (Nguyễn Bính)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_24_doc_them_tuong_tu_nguyen_bi.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Đọc thêm : Tương tư (Nguyễn Bính)
- Tương tư Nguyễn Bính
- I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Ø Nguyễn Bính(1918-1966) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới Ø Tìm về với hồn thơ dân tộc, đem lại những hình ảnh thân thương của quê hương dất nước và tình người đằm thắm Ø Được mệnh danh là “Thi sĩ đồng quê” Ø Tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi(1937), Lỡ bước sang ngang(1940), Hương cố nhân(1941),
- Hương cố nhân Đêm sao sáng Tập thơ “ Cây đàn tì bà” và “ Lỡ bước sang ngang”
- I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm a. Xuất xứ bài thớ Ø Rút trong tập “ Lỡ bước sang ngang”, tiêu biểu cho phong cách thơ “ chân quê” của Nguyễn Bính Ø Viết về mối tình của nhà thơ với cô gái tên Hoàng Mai
- I. Tìm hiểu chung b. Thể thơ: Lục bát c. Bố cục: 3 phần - Phần 1(4 câu đầu): khơi nguồn tương tư - Phần 2( 12 câu tiếp theo): diễn biến tâm trạng tương tư - Phần 3(bốn câu cuối): khát vọng trong tình yêu
- II. Đọc hiểu văn bản 1. Khơi nguồn tương tư Ø Hình ảnh hoán dụ” Thôn Đoài, thôn Đông”: ám chỉ hai con người, mang dáng dấp đồng quê mộc mạc Ø Tổ chức lời thơ khéo léo độc đáo diễn tả sự xa cách trong tình yêu sinh ra bệnh tương tư=>bệnh nhớ thương của một người dành cho một người Ø Liên tưởng độc đáo: một bên là hiện tượng vốn có của tự nhiên ( nắng, mưa), một bên là tình yêu của chàng trai đối với cô gái=>thể hiện xuất sắc khái niệm của bệnh tương tư
- II. Đọc hiểu văn bản 2. Tâm trạng của người tương tư ØHai nhà tuy hai mà một tuy chung mà riêng tuy gần mà xa ØTâm trạng đợi chờ • Màu sắc “lá”-> biểu thị thời gian trôi đi • Từ “ nhuộm”-> chờ đợi dài dằng dặc ØTrách móc, khổ đau • Hình ảnh cách trở đò giang: tự lí giải tự an ủi mình • Phép đối lập: cách một đầu đình> giận hờn trách móc • Hình ảnh ẩn dụ, đối lập: hoa khuê các> tình yêu đậm màu sắc lãng mạn
- ØNhững câu hỏi lặp lại nhiều lần • Giọng giận hờn vu vơ( cớ sao chẳng sang ?) • Ước vọng gặp gỡ, giao kề( mới gặp , gặp nhau?) ØChất liệu ngôn từ • Chân quê, dân gian: thốn, làng, bên ấy, bên này, đầu đình, bến đò • Là những hình ảnh truyền thống của văn học dân gian ØHình ảnh cặp đôi: từ gần đến xa cuosi cùng dừng ở cặp đôi “ giầu- cau” ÞSau nỗi tương tư là khao khát gần kề, chung tình, nhân duyên ÞKhông phải là nhớ mà là tưởng. Tưởng về người mình yêu. Chỉ là nói trong lòng, nói trong tưởng tượng
- II. Đọc hiểu văn bản 3. Ước vọng tình yêu hòa hợp ØHình ảnh “trầu cau”: biểu tượng kết thúc đẹp nhất của tình yêu là hôn nhân Ø“ Cau” nhớ “ Giầu”: trong nỗi nhớ ấy có cả mơ ước muốn thuở của tình yêu. Mơ ước được hợp nhất với người yêu
- III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Ø Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của thơ lục bát Nguyễn Bính: thể hiện qua giọng điệu và ngôn ngữ đậm chất chân quê, hồn quê 2. Ý nghĩa văn bản Ø Thể hiện nhẹ nhàng mà âm thầm nỗi niềm trong tình yêu chân quê thật thà, đắm say trong sáng mà tha thiết, khao khát cháy bỏng nhưng vẫn kín đáo, ý nhị Ø Thể hiện những diễn biến có tính quy luật của tâm trạng tương tư
- Chiều Xuân Anh Thơ
- I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Anh Thơ(1921-2005) là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới 1930-1945 - Thành công trên nhiều thể loại đặc biệt là thơ tả cảnh lang quê bình dị đậm chút buồn 2. Tác phẩm: - Trích trong tập”Bức tranh quê”-1941, tập thơ đầu tay của Anh Thơ
- II. Đọc hiểu văn bản 1. Bức tranh quê chiều xuân: - Khổ 1: bức tranh tĩnh lặng êm đềm thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng với mưa bụi êm, với con đò biếng lười, với dòng sông trôi, với quán tranh im lìm và hoa xoan tím rụng - Khổ 2: cảnh sinh động nhẹ nhàng với cỏ non xanh biếc, đàn sáo mổ vu vơ, bướm bay rập rờn và trâu bò thong thả ăn - Khổ 3: cảnh êm đềm nhẹ nhàng với cánh đồng lúa xanh, lũ cò chốc chốc bay và giật mình nhẹ nhàng của cô gái yếm thắm->lấy động tả tĩnh => Ba bức tranh khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ bắc đẹp nên thơ thi vị
- Hoa xoan
- Bức tranh chiều xuân của Anh Thơ
- II. Đọc hiểu văn bản 2. Không khí và nhịp sống của đồng quê - Không khí đồng quê yên lặng nhịp sống vô cùng bình yên - Nghệ thuật: từ ngữ giàu giá trị biểu cảm và sử dụng nhiều danh từ chỉ sự vật
- III. Tổng kết 1. Ý nghĩa văn bản: Chiều xuân là một bài thơ hay tiêu biểu cho phong cách thơ của Anh Thơ. Nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp chiều xuân củ xứ Bắc với nhịp sống bình yên tĩnh lặng, buồn 2. Nghệ thuật: - Sử dụng hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân Bắc bộ - Lựa chọn từ gợi hình, gợi âm - Lấy cái động để nói cái tĩnh