Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Đọc văn: Tôi yêu em

pptx 25 trang thuongnguyen 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Đọc văn: Tôi yêu em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_26_doc_van_toi_yeu_em.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Đọc văn: Tôi yêu em

  1. TÔITÔI YÊUYÊU EMEM _A.X.PU-SKIN_
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) Xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Matxcova. Sinh ra và lớn lên trong thời đại nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ. Năm 1837 Puskin bị sát hại khi ông tham gia cuộc đấu súng với Đantex
  3. Puskin và người vợ xinh đẹp Natalya
  4. A.A.Ôlênhina-giai nhân trong tuyệt tác “Tôi yêu em” của Puskin
  5. Puskin bị thương trong cuộc đấu súng với Đantex
  6. * Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng “Epghenhi Truyện ngắn xuất sắc “ Con đầm pích” Ônhêghin”
  7. => “Là mặt trời của thi ca Nga”, đưa thơ Nga phát triển đến đỉnh cao và hoàn thiện.
  8. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1829 khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Puskin và Ôlênhina. b. Thể thơ: Tác giả sử dụng một trong những thể thơ truyền thống của dân tộc Nga (Iam-bơ) Bản dịch của Thuý Toàn theo thể thơ tám tiếng. d. Nhan đề: Trong thơ Puskin, có một số bài không có nhan đề. Dịch giả Thuý Toàn đã lấy điệp khúc “Tôi yêu em” làm tiêu đề cho bài thơ này.
  9. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN a. Đọc 1. Đọc hiểu văn bản b. Giải thích từ khó c. Kết cấu bài thơ
  10. “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.” -Bài thơ được xếp liền mạch 8 câu, không chia khổ mà chia thành hai câu thơ lớn và đều được bắt đầu bằng điệp ngữ “Tôi yêu em”.
  11. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN a. Đọc 1. Đọc hiểu khái quát b. Giải thích từ khó c. Kết cấu bài thơ d. Đối sánh dịch nghĩa, dịch thơ
  12. TÔI YÊU EM Dịch nghĩa: Dịch thơ: Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi; Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa. Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Tôi không muốn làm em buồn thêm bất cứ điều gì. Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi đã yêu em lặng thầm vô vọng, Tôi yêu em âm thầm không hy vọng, Tôi bị vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông; Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm, đó, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Cầu trời cho em được người khác yêu em như thế.
  13. TÔI YÊU EM Dịch nghĩa: Dịch thơ: Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi; Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa. Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Tôi không muốn làm em buồn thêm bất cứ điều gì. Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi đã yêu em lặng thầm vô vọng, Tôi yêu em âm thầm không hy vọng, Tôi bị vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông; Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm, thế đó, Cầu em được người tình như tôi đã yêu Cầu trời cho em được người khác yêu em như em. thế.
  14. 2. Tìm hiểu văn bản 2.1: Bốn câu thơ đầu: a. Câu thơ 1-2: Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
  15. CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 2 PHÚT • Hãy lí giải vì sao nhà thơ dùng cách xưng hô tôi - em, mà không phải là anh - em, tôi - cô? Điều đó cho ta hiểu thế nào về mối quan hệ giữa nhân vật tôi và cô gái?
  16. TÔI YÊU EM TÔI TÔI YÊU EM TÔI-EM - Puskin. -“Tôi yêu cô”, “Tôi - Gợi khoảng cách vừa gần vừa - Trái tim yêu yêu chị” : trang xa, vừa đằm thắm vửa dang dở, của những trọng, khoảng cách. rụt rè. chàng trai. -“Anh yêu em” : - Xưng “tôi” quan hệ tình yêu thân mật. mang sắc thái trầm tĩnh, tự tin, -“Tôi yêu em”: Phù đúng mực, đúng tính chất của hợp nhất với hoàn tình yêu đơn phương. cảnh của Puskin.
  17. 2. Tìm hiểu văn bản 2.1: Bốn câu thơ đầu: a. Câu thơ 1-2 Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; - Mở đầu: “Tôi yêu em” : ngắn gọn, trực tiếp, giản dị  bày tỏ tình cảm trân trọng của nhân vật trữ tình. - Đại từ “em“ : nhà thơ dễ dàng bộc lộ tình yêu của mình + cách xưng “tôi”: giữ khoảng cách tạo nên cách xưng hô vừa gần vừa xa, đơn phương, dang dở, rụt rè tinh tế. - Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “ chưa hẳn”  Xác định sự tồn tại của tình yêu, khẳng định tình cảm đã, đang và vẫn yêu em. - Dấu “:” mang ý nghĩa diễn giải, thú nhận tình cảm của nhân vật trữ tình. làm nhịp thơ đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải. - Dấu “;” ngắt câu thơ thành 2 ý thơ vừa đồng đẳng vừa đối lập.
  18. Em có nhận xét gì về hình ảnh “Ngọn lửa tình” ? Từ đó phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
  19. • “Ngọn lửa tình”: hình ảnh ẩn dụ  khẳng định tình yêu còn rạo rực trong trái tim nhân vật trữ tình, rất tha thiết, mãnh liệt, nồng ấm • Chưa hẳn(đã tàn phai): cách nói phủ định khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em. Tiếng nói của trái tim chân thành về tình yêu chung thủy, vững bền của nhân vật trữ tình. • “Nhưng”: hư từ chỉ sự đối lập tình yêu của tôi > < tình cảm Khép lại việc thể hiện tình cảm ở 2 câu trên, mở ra thế giới suy tư lí trí • “Không”: hư từ phủ định Lý trí kìm chế cảm xúc: dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình Rõ ràng ở đây đang có một cái tôi tự soi vào chính tâm hồn mình, ở đó tính yêu vẫn chưa tắt hẳn, nhưng lại có một cái tôi khác hướng tới người mình yêu, dùng lý trí để kìm chế cảm xúc.
  20. Từ sự chọn lựa như vậy, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm tình yêu mà nhà thơ đã đưa ra?
  21. Quan niệm tình yêu: Tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc và lý trí. Tình yêu không có chỗ cho sự ép buộc. Nó phải xuất phát từ tình cảm chân thành của cả hai phía. Trong tình yêu, tôn trọng người mình yêu cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình.
  22. Câu 1. Bài thơ “Tôi yêu em” được sáng tác vào hoàn cảnh nào? A. Khi nhà thơ đang yêu B. Khi nhà thơ bị Ô-lê-nhi-na từ chối lời cầu hôn. C. Khi Ô-lê-nhi-na chấp nhận lời cầu hôn của nhà thơ. D. Khi nhà thơ đang nghe nhạc.
  23. Câu 2: Bài thơ tôi yêu em là: A. Hạnh phúc của người đang yêu B. Lời trách người yêu C. Lời giãi bày về một mối tình đơn phương không thành D. Lời thề nguyền về tình yêu chung thủy
  24. Câu 3. Quan niệm về tình yêu của nhà thơ? A. Tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc và lý trí. B. Tình yêu phải xuất phát từ tình cảm chân thành của cả hai phía. C. Trong tình yêu, tôn trọng người mình yêu cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình. D. Cả A, B, C