Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Đọc văn: Tôi yêu em (A.X.Puskin)

pptx 8 trang thuongnguyen 4880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Đọc văn: Tôi yêu em (A.X.Puskin)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_26_doc_van_toi_yeu_em_a_x_pusk.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 26: Đọc văn: Tôi yêu em (A.X.Puskin)

  1. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả: - Nhà thơ vĩ đại, “ mặt trời thi ca Nga”, có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà trong cả lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga. 2/ Tác phẩm: được khơi nguồn từ mối tình có thật của nhà thơ với Ô- lê-nhi-na, người mà mùa hè 1829 nhà thơ cầu hôn nhưng bị từ chối; là viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga. A.X. PUSKIN (1799 – 1837)
  2. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TÔI YÊU EM - PUSKIN Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. 1829
  3. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ 4 câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình: - Hai câu đầu: “Tôi yêu em” khởi đầu dòng thơ đầu và điệp lại ba lần- giãi bày, bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai, vẫn sôi nổi, nồng nàn. Tình yêu vẫn được nuôi dưỡng trong hiện tại. + Hình ảnh “ngọn lửa tình”: ẩn dụ => tình yêu mãnh liệt + Từ ngữ “chừng có thể” ,“chưa hẳn”: Xác nhận sự tồn tại của một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn. + Dấu “:” chậm rãi, đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải => trăn trở, day dứt. Tình yêu chưa hoàn toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và vẫn còn được ấp ủ
  4. 1/ 4 câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình: - Câu 3, 4, mạch thơ chuyển hướng đột ngột: + “Nhưng” tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. + Từ phủ định “không”: sự dứt khoát đầy lí trí, tự buộc mình chối bỏ tình yêu. Tình yêu của tôi là + Không muốn “em” : “bận lòng” nỗi bận lòng, nỗi “gợn bóng u hoài” buồn cho em thì Tự buộc mình không thể tiếp diễn chối bỏ tình yêu Một tâm hồn cao Quá trình tự đấu tranh Phải dành cho em thượng, một nỗi sự thanh thản buồn trong sáng Sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí => tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình: trung thực chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người yêu.
  5. 2/ Nỗi đau khổ, tuyệt vọng (Câu 5, 6) - Điệp khúc “Tôi yêu em”: Lí trí kìm nén nhưng tình cảm vẫn trào dâng tha thiết. - Trạng từ chỉ thời gian: “lúc” “khi” Thể hiện được bi kịch Những trạng thái chỉ tình cảm biến đổi liên tuyệt vọng giữa lí trí tục: “âm thầm”, “không hi vọng”, “rụt rè”, và tình ảm “hậm hực lòng ghen” => Một con người tha thiết yêu thương mà không được cảm thông, có nỗi đau khổ của sự tuyệt vọng, rụt rè, ghen tuông giày vò.
  6. 3/ Sự cao thượng, chân thành: - Điệp khúc: “Tôi yêu em” : tiếp tục khẳng định bản chất tình yêu tôi dành cho em: “chân thành” “đằm thắm” ÞChàng trai đã vượt qua nỗi ghen tuông, ích kỉ, nỗi buồn u ám để khẳng định tình yêu. - Câu cuối: Lời cầu chúc của chàng trai: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” + Trong lời cầu chúc ẩn sự so sánh => tăng thêm ý nghĩa khẳng định tình yêu đích thực của mình. + Dù em không yêu tôi nhưng từ sâu đáy lòng, tôi vẫn cầu chúc cho em có được một người khác cũng yêu em chân tình, chung thủy và đằm thắm như “tôi đã yêu em” => vượt lên trên sự ích kỉ thường gặp trong tình yêu. + Ẩn chút tiếc nuối, xót xa, đồng thời tự tin và có chút thách thức.
  7. III. TỔNG KẾT • “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. • Lời giãi bày tình yêu của Puskin được thể hiện qua ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, mà tinh tế, hàm súc. Giọng điệu thơ chân thật, sinh động.