Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 6: Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Lung Khởi

pptx 22 trang thuongnguyen 3461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 6: Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Lung Khởi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_6_doc_van_van_te_nghia_si_can.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 6: Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Lung Khởi

  1. VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Thuyết Trình Văn: Lung khởi và Thích Thực Tổ 2
  2. I. Tác Gỉa Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạch Trạch. Sinh tại Bình Dương, tỉnh Gia Định. Ông là người phi thường vượt trên số phận đầy oan trái. Quan điểm sáng tác: Dùng thơ văn để trở đạo làm người “đâm gian, chém tà”, chiến đấu cho bảo vệ đức và chính nghĩa.
  3. 1. Cuộc Đời • Ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định 1843 • Ông ra Huế học, sắp thi thì nghe tin mẹ mất, phải về quê chịu tang mẹ 1846 • Ông bị mù. Khi về quê, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sang tác 1849 thơ • Giặc Pháp vào Gia Định Ông đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến 1859 Tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân
  4. 2. Các Tác Phẩm Tiêu Biểu:  Chủ yếu được viết bằng chữ Nôm.  Cuộc đời sang tác của ông chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Trước khi thực dân Pháp xâm lược. Trong giai đoạn này ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Tử - Hà Mậu, đều nhằm mục đích truyền bá đạo lý làm người. +Giai đoạn 2: Sau khi thực dân Pháp xâm lược. Gồm các tác phẩm truyền bá tinh thần yêu nước như: Truyền bá đạo lý làm người, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định,Thơ Điếu Phan Tòng, Ngự Tiều y thuật vấn đáp.
  5. 3. Nội Dung Thơ Văn: a/ Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: -Ghi lại chân thực giai đoạn lịch sử đau thương, khổ nhục của đất nước. - Tố cáo tội ác giặc ngoại xâm gây tham̉ hoạ cho nhân dân Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. b/ Lòng yêu nước thương dân: - Bày tỏ thái độ kiên trung, bất khuất của những con người thất thế mà vẫn hiên ngang. - Biểu dương, ca ngợi những anh hùng, nghĩa sĩ chiến đấu và hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Đạo lý làm người của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ đạo Nho nhưng lại mang đậm tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
  6. 4. Nghệ Thuật Thơ Văn: - But́ phaṕ trữ tinh̀ xuât́ phat́ từ coĩ tâm trong sang,́ nhiêṭ thanh̀ đầy tinh̀ yêu thương con ngườiViệt bằng chữ Nôm. - Đậm đà sắc thái Nam Bộ: + Ngôn ngữ: mộc mạc bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ. + Nhân vật: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đầm thắm ân tình. +Lôí thơ thiên vê ̀ kê ̉ chuyêṇ mang maù săć diêñ xướng trong văn hoc̣ dân gian Nam bô.̣
  7. Câu hỏi: Trong tựa bài, tại sao lại không là “chiến sĩ”, “nghĩa quân”, “quân sĩ”, mà là “nghĩa sĩ”?  Trả lời: Nhấn mạnh tính “nghĩa khí”, “nghĩa tình”, mà lại là “sĩ” chứ không phải “quân”, “quân” là có tập hợp, có tổ chức, như kiểu quân đội, còn “nghĩa sĩ” ở đây là Nguyễn Đình Chiểu muốn nhấn mạnh đến một tính chất lâu đời của con người Nam bộ, nghĩa khí, có tình có nghĩa, hành xử kiểu “giữa đàng thấy chuyện bất bằng chẳng tha” của Lục Vân Tiên chứ không hẳn là phải có tổ chức.
  8. II. Tác Phẩm: 1. Hoàn cảnh sáng tác: Để tế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc vào đêm 16/12/1861. 2. Thể loại: Văn Tế. 3. Bố cục: + Phần1 : Lung khởi ( 2 câu đầu), Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử vì nghĩa lớn. +Phần 2 : Thích thực ( câu 3->15), Tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. +Phần 3 : Ai điếu ( câu 16->câu 28) +Phần 4 : Ai vãn (2 câu cuối).
  9. 4.Nội Dung: a.Phần Lung Khởi :Hoàn cảnh hy sinh của nghĩa quân: Câu 1: Súng giặc đất rền - lòng dân trời tỏ Nghệ thuật đối lập Ý chí nghị lực Sự hiện diện của nhân dân của những kẻ quyết tâm đánh xâm lược tàn giặc bạo Câu thơ đã khái quát được bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại: Một cuộc đụng độ giữa giặc xâm lược tàn bạo và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.sự hiện diện của các thế lực vật chất xâm lược bạo tàn và ý chí , nghị lực của lòng dân quyết tâm đánh giặc, cứu nước.
  10. Câu 2:  Mười năm vỡ ruộng /chưa ắt còn nổi danh như phao. Một trận nghĩa đánh Tây /tuy là mất tiếng vang như mõ.  Dễ hiểu được ý nghĩa của câu thơ: 10 năm làm ruộng, chưa chắc đã được ai biết đến tên tuổi; 1 trận nghĩa đánh Tây, tuy hy sinh nhưng tiếng thơm còn mãi.  câu thơ thể hiện quan niệm sống cao cả của nhân ta đó là chết vinh còn hơn sống nhục qua các vế câu biền ngẫu. TÚM LẠI: Hai câu văn đã tạo nên một cái “nền” hoành tráng để tác giả đi sâu khắc hoạ vẻ đẹp của bức chân dung người nghĩa binh Cần Giuộc
  11. b. Phần Thích Thực:  Trước khi có giặc (từ câu 3 đến câu 5):  Từ láy “cui cút” -> Gợi một cuộc sống lam lũ, khổ cực.  “chưa” > Họ chỉ quen công việc nhà nông và cả đời chỉ xung quanh làng xã.  Điệp từ “việc”, “tập” -> Nhấn mạnh việc trước đó họ chưa hề biết đến việc binh đao, trận mạc.  Bằng nghệ thuật liệt kê (kể ra một loạt những việc người nông dân quen làm và những việc họ chưa hề biết đến), đoạn văn đã giới thiệu một cách cụ thể về nguồn gốc của nghĩa sĩ: Họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, cần cù nhưng lại mang cuộc đời đầy tủi cực, lầm than “chân lấm tay bùn”, Họ hoàn toàn xa lạ với việc binh đao, tham gia trận mạc.  Tạo thế đối lập trong hình tượng. Đề cao tầm vóc người anh hung nghĩa sĩ phần tiếp theo.
  12. Khi giặc tới:  Tâm trạng:  Từ láy “phập phồng” -> Lo sợ.  “trông tin quan” -> Mong ngóng chờ đợi.  “Ghét như .ghét cỏ” -> Sự căm thù (cảm tính).  Hình ảnh so sánh: kiểu căm ghét rất nông dân tự nhiên, cụ thể. (Muốn .cắn cổ, ăn gan => ăn tươi nuốt sống).  ->3 động từ mạnh+danh từ: sự căm thù lên đến tột đỉnh, muốn hành động một cách dứt khoát.  “Há để”, “Nào đợi”, “chẳng thèm” -> Sự căm thù (lí tính)  Về nhận thức : + Họ nhận thức đúng đắn về sự thống nhất về lãnh thổ đất là “mối xa thư đồ sộ”, không thể bị kẻ thù chia cắt.  Xác định trách nhiệm của bản thân với đất nước (há để ai chém rắn đuổi hươu/treo dê bán chó)
  13. Điều kiện chiến đấu Nhân Dân Thực Dân Pháp không quân trang, quân phục đầy đủ quân trang quân phục không được rèn luyện võ nghệ là lính chuyên nghiệp vũ khí là những vật dụng hằng ngày: dao phay, vũ khí không thiếu bất cứ cái gì: đạn to, đạn nhỏ; rơm tàu thiếc, tàu đồng Sự chênh lêch về sức mạnh của hai bên
  14.  Tinh thần: “Vốn chẳng .chẳng qua nào đợi không chờ .” -> Tự nguyện, xem thường khó khăn, gian khổ.  Lực lượng: “Mười tám ban võ nghệ” Chiến lược: “Chín chục trận binh thư”  Kết hợp “nào đợi” và “không chờ”. => Tinh thần bất khuất của người nghĩa sĩ áo vải.  Vẻ đẹp của đội quân áo vải khi xung trận: Trang bị: Sử dụng bút pháp hiện thực “manh áo vải” > Thô sơ, đơn giản. -> Đó là những vật dụng gắn bó, không thể tách rời trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân thuở ấy. => Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém phần anh hùng bởi lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn và tinh thần luôn sẵn sàng chống giặc.
  15. Chiến đấu:  Tinh thần: theo tình cảm tự nhiên, không tính toán, qủa cảm, khí thế vũ bão  Hành động: “đạp ướt”, “xô đâm”, “đánh”, “chém”, “rớt”, “lao”, -> Động từ liên hoàn, sức mạnh tung hoành, tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm. Nhịp câu ngắn -> tạo nên không khí khẩn trương, sôi nổi, đầy hào hứng của trận đánh. Bức tranh chiến trận mô tả rõ tinh thần bão táp, hào hung của nghĩa sĩ và sự thất điên bát đảo của quân thù. Bức tranh ngất trời tráng khí: những âm thanh vang động, động tác quyết liệt, tốc độ thần tốc qua.
  16. Nghệ thuật  Nghệ thuật: tương phản -> chỉ ra cơ sở của khí thế, hành động, động là long mến nghĩa, tinh thần tự nguyện chiến đấu.  Phủ định là để khẳng đinh: không chờ, nào đợi, chẳng them, vốn chẳng là, chẳng qua là . Túm lại: tương đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ về hình ảnh người nông dân cần giuộc nói riêng, người nông dân vô tiền thoáng hậu nói chung.
  17.  Lần đầu tiên người dân thường được bước vào “văn tế”. từ đó nhấn mạnh đến sự vượt thoát và tầm vóc của Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời nhất quán với tư tưởng “thương dân” tức là “yêu nước” của ông (khác với “trung quân ái quốc” trước kia). Nhấn mạnh tính tự giác, tự ý thức về nguy cơ xâm lược của người nông dân khiến họ cầm tất cả những gì mình có trong tay chống lại giặc Pháp trong một tương quan rất rõ mạnh-yếu, biết mình thua mà vẫn đánh, đó mới là quyết liệt. Đánh trong tâm thế không còn gì để mất, không suy nghĩ được-thua, đánh vì chân lý của một đất nước nhỏ yếu bị xâm lược.