Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 6: Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

ppt 8 trang thuongnguyen 4910
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 6: Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_6_doc_van_van_te_nghia_si_can.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 6: Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

  1. Nhóm 2 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1/71822-3/7/1888)
  2. PHẦN MỘT : TÁC GIẢ I/ CUỘC ĐỜI *Quê quán, xuất thân - Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre. - Quê quán làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là TPHCM ) - Xuất thân trong 1 gia đình nhà nho.
  3. *Tên Tự - tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai *tiểu sử -Thân sinh của Nguyển Đình Chiểu là Nguyễn Đình Huy tự Dương Minh Phủ quê ở Thừa Thiên vào Gia Định khoảng năm 1822 làm Thư Lại trong dinh Tổng Trấn Gia Định thành của Tả Quân Lê Văn Duyệt , vào Gia Đinh, Nguyễn Đình Huy cưới người vợ thứ là bà Trương Thi Thiệt làng Tân Thới, huyện Bình Dương, sinh được bảy người con, Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu lòng. -Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong thời kì chế độ phong kiến mục nát bộc lộ những mâu thuẫn xa hội gay gắt và đang đi vào con đường bế tắc. Nông dân ngày càng bần cùng hóa. Ruộng đất hàu hết đều nằm trong tay triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến. Nông dân nhiều nơi không có một tấc đất cắm dùi. Tô thuế, sưu, dịch hết sức nặng nề. Nạn đói và bệnh dịch hoành hành nhiều nơi.
  4. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học. Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái cho. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục. Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.
  5. *Cuộc đời - Là người chịu nhiều bất hạnh, mất mát - Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về: + Nghị lực phi thường vượt lên số phận. + Lòng yêu nước thương dân. + Tinh thần bất khuất trước kẻ thù. NĐC là 1 nhà nho tiết tháo, là lá cờ đầu của thơ ca yêu nước và chống Pháp của Nam bộ
  6. *Quan điểm văn chương Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo" của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.
  7. Mộ Nguyễn Đình Chiểu và vợ
  8. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm em