Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

ppt 40 trang thuongnguyen 4881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_doc_van_rung_xa_nu_nguyen_trung_tha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

  1. Sau khi hiệp định Gionevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam và thực hiện hàng loạt các chiến lược với mưu đồ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
  2. Với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) có thể nói cách mạng Việt Nam rơi vào thời kì đen tối. Ngô Đình Diệm đã “lê máy chém khắp miền Nam” công khai thảm sát cán bộ, đảng viên, đồng bào yêu nước của ta.
  3. Năm 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng xâm lược miền Bắc.
  4. Nhân dân vẫn sục sôi không khí đánh Mĩ, trong đó nhân dân Tây Nguyên là một lực lượng tiêu biểu.
  5. Truyện ngắn “Rừng xa nu” của Nguyễn Trung Thành được viết vào đúng thời điểm lịch sử đó.
  6. Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
  7. RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Biết được ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu của con người Tây Nguyên và con đường tất yếu để đi tới giải phóng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Hiểu được biện pháp nghệ thuật đậm tính sử thi và lãng mạn của truyện qua cách trần thuật, miêu tả thiên nhiên, nhân vật; qua ngôn ngữ và giọng điệu. - Vận dụng kiến thức tác phẩm nhằm hiểu thêm văn học Việt Nam giai đoạn thời chống Mĩ. Đặc biệt là tác phẩm góp phần làm rõ thêm diện mạo con người Tây Nguyên trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm văn học. Đặc biệt là tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: Tinh thần yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay.
  8. I. TÌM HIỂU CHUNG: Trình bày những hiểu biết của em về 1. Tác giả nhà thơ Nguyễn - Nguyễn Trung Thành bút danh khác là Nguyên NgọcTrung. Tên Thành?khai sinh là Nguyễn Ngọc Báu. Ông sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam. - Nguyễn Trung Thành là bút danh được dùng trong thời gian hoạt động ở chiến trường miền Nam thời chống Mĩ. - Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V. Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam. Cả hai cuộc kháng chiến chống P, M, NN đã sống, chiến đấu ở mảnh đất TN. (*) Kể tên những tác - Sáng tác của tác giả đậm chất sử thi. (*) phẩm của NTT? - Các tác phẩm chính: Đất nước đứng lên- giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974); - Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
  9. 75 tuổi vẫn miệt mài học. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình tự học của mình cứ nhẹ nhàng như không: “Tôi chỉ học đến tương đương lớp 10, lớp 11 bây giờ, sau đó đi bộ đội miết. Rồi tập kết ra Bắc. Năm 1954, về Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, gặp một tủ sách mênh mông, như vớ được vàng tôi miệt mài đọc. Không chỉ đọc văn học, tôi tìm đọc cả các sách khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Tôi cũng học được rất nhiều trong tiếp xúc với các bậc đàn anh và bạn bè trong nghề hàng ngày. Và còn một trường học lớn, bất tận: học trong dân, những ngày tháng chiến tranh và cả hôm nay. Tôi biết ơn những người thầy ngay từ bậc tiểu học và trung học đã dạy cho tôi ý chí tự học và phương pháp tự học suốt đời. Vốn ngoại ngữ có được ở trường thời ấy và cố gắng tự học thêm về sau cũng đã là một chỗ dựa vững chắc cho việc thường xuyên tự học ”. Say mê những chuyến đi, năm 2007, rồi đầu năm 2008, ông nhà văn Việt Nam 76 tuổi lại cùng Codominas - nhà dân tộc học 86 tuổi, người Pháp tìm về vùng rừng núi miền Trung mà cả hai đều vô cùng gắn bó. Giữa cái kho vô tận về văn hóa ấy, ông vừa học từ người đồng nghiệp, vừa học từ đồng bào dân tộc. Lại những tri thức mới tươi ròng sự sống, lại niềm vui lấp lánh trong mắt ông khi phát hiện ra những nét sâu sắc và thú vị trong văn hóa Tây Nguyên. “Con người mà không còn ham tìm hiểu thì sẽ chết về mặt trí tuệ, rồi tâm hồn cũng khô cằn đi” - ông bộc bạch.
  10. 2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Nêu xuất xứ và a. Xuất xứ: Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiênhoàntrên cảnhTạp ra chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965đời). củaSau tácđó được in trong phẩm. tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. (*) b. Hoàn cảnh ra đời: - Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. - Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, (*) được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung bộ. - Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời. -> RXN như một biểu tượng cho sức quật cường chiến đấu của dân làng TN nói riêng và của cả dân tộc VN nói chung.
  11. Phi ®oµn 34,t¹i Biªn Hßa, 1965 LÝnh dï 173 ë T©y Nguyªn, 1965 1965 MÜ ®æ bé vµo T©y Nguyªn 8.3.1965, ®µ n½ng
  12. 2. Tác phẩm Tóm tắt và nêu chủ đề c. Tóm tắt: của văn bản Rừng xà nu. BUỔI Rừng xà nu nằm trong tầm đại bác-Tnú được về thăm làng sau 3 năm CHIỂU đi lực lượng Giải phóng quân (Tác giả kể) ĐÊM Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cuộc đồng khởi của dân HỌP làng Xô man: LÀN + Tnú làm liên lạc cho anh Quyết G TẠI + Tnú bị bắt, bị tù 3 năm rồi vượt ngục trở về làng chuẩn bị kháng chiến. NHÀ + Tnú lấy Mai. Mai và con bị giặc tra tấn đến chết- Tnú xông ra cứu vợ con CỤ và bị giặc bắt, bị đốt cháy 10 đầu ngón tay- Cụ Mết chỉ huy dân làng giết MẾT giặc, cứu Tnú. + Tnú tham gia Giải phóng quân. SÁNG HÔM Tnú trở lại đơn vị. Cụ Mết, Dít tiễn anh trở lại đơn vị. Những đồi xà nu SAU nối tiếp chạy đến tận chân trời (Tác giả kể) d. Chủ đề: Qua hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú, tác phẩm ca ngợi phẩm chất anh hùng bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù hung bạo.
  13. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Ý nghĩa nhan đề: - Tạo ấn tượng khó quên về sự trải dài vô tận của rừng xà nu, tạo âm hưởng trầm hùng, vang vọng về mảnh đất địa linh nhân kiệt. Từ đó làm nên chất sử thi riêng cho tác phẩm. - Đồng thời, nhan đề gợi lên nên sức sống bất diệt của cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên. - Chứa đựng cảm xúc của nhà văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm. => Tiêu đề giàu sức khái quát, gợi mở nhiều tầng nghĩa, mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng. Hai tầng nghĩa này đan xen vào nhau trong suốt văn bản.
  14. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Ý nghĩa nhan đề: Rừng xà Làng nu XôMan Cây xà nu Cụ Mết lớn Cây xà nu Tnú, Mai, trưởng Dít thành Cây xà nu Heng con
  15. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu: Em hãy cho biết hình tượng xà nu a. Gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyênđược tác: giả miêu - Có mặt trong đời sống hằng ngày của dân làng Xô Mantả như thế nào và có những đặc điểm - Rừng xà nu còn tham dự vào những sự kiện trọng đạinổicủabậtdângì? làng - Thấm sâu vào suy nghĩ và cảm xúc của dân làng -> Vậy, cây xà nu trở thành máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên.
  16. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến tranh b.1. Biểu tượng của đau thương: - Rừng xà nu: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc”-> xà nu hiện ra trong tư thế của sự sống - cái chết. - "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương". -> sự đau thương của một khu rừng. - Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau: + Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ. + Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”. -> Lối quan sát, miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể; cách sử dụng từ ngữ độc đáo; nhân hoá, so sánh.
  17. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu: b.2. Biểu tượng cho sức sống bất diệt: - Nhà văn dành tình cảm đặc biệt cho cây xà nu, vì thế nó hiện lên mang vẻ đẹp thi vị: khứu giác và thị giác. - Sức sống mãnh liệt - Cây xà nu được miêu tả là loài cây ưa ánh sáng. - Cây xà nu có một sức sống, sự vươn lên diệu kì. - Xà nu bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man. - Hình ảnh cây xà nu là hình ảnh xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. => Bút pháp nghệ thuật tả và gợi.
  18. Những nét chính về nhân vật Tnú? 3. Hình tượng nhân vật Tnú: a. Cảnh ngộ: được miêu tả qua lời của cụ Mết: Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được chăm sóc nuôi dưỡng bởi bàn tay dân làng Xô Man “Đời nó khổ, nhưng bụng dạ nó sạch như nước suối làng ta ” b. Tính cách: - Tnú gan góc, dũng cảm, mưu trí + Giặc giết anh Xút, bà Nhan nhưng Tnú không sợ. + Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng. -> có phần nóng nảy nhưng gan góc, dũng cảm. + Khi đi liên lạc + Khi bị giặc bắt, nuốt lá thư bí mật vào bụng. -> Tnú là anh hùng của dân làng XM, mang vẻ đẹp gan góc, táo bạo, dũng cảm.
  19. - Tnú là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng + Tnú tuyệt đối tin: “Đảng còn, núi nước này còn” + Bị bắt, ba năm sau vượt ngục trở về làng cùng thanh niên lên núi Ngọc Linh mài vũ khí -> luôn có niềm tin vào cách mạng. + Có tính kỉ luật cao -> Kiên cường, gan góc, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
  20. - Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc. + Uống ngụm nước suối ngọt lành và lòng cũng rộn ràng khi nghe tiếng chày rộn rã của làng mình. -> Tnú là một người nặng tình với quê hương, bản làng. + Liên hệ: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều, Chày đêm nện cối đều đều xuối xa.” + Giàu tình thương đối với mọi người: với vợ con, với dân làng, với quê hương + Luôn mang trong tim ba mối thù
  21. - Tnú có cuộc đời bi tráng, đau thương Nhân vật Tnú được và là nhân vật điển hình. xây dựng qua hình - Tnú gắn liền với hình ảnh đôi bàn tay ảnh đôi bàn tay? của anh: + Bàn tay khi còn lành lặn + Bàn tay Tnú khi bị đốt:  Tnú xông vào tay không nên không cứu được vợ con mà ngược lại còn bị bắt và đốt cháy đôi bàn tay. -> bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí đồng thời cũng là bi kịch của dân làng khi chưa giác ngộ chân lí.  Lúc ấy: Tnú “không thèm kêu van”  “Tnú không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay mà nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng.” -> ngọn lửa tinh thần căm hờn.
  22. + Tnú có mối quan hệ mật thiết với rừng xà nu. => Bút pháp lí tưởng hóa, tác giả xây dựng thành công nhân vật Tnú. Tnú vừa có những nét riêng cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. Cuộc đời và con đường đấu tranh cách mạng từ tự phát đến tự giác của Tnú tiêu biểu cho con đường cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
  23. Đinh Núp sinh ngày 2 tháng 5 năm 1914 (Giáp Dần) tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai; người dân tộc Ba Na. Ông đã lãnh đạo các dân tộc Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Ông đã giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Ông có lòng căm thù quân Pháp bắt dân làng đi phu, bắt phải bỏ làng bỏ buôn. Năm 1935, trong một lần 1914 - 1999 quân Pháp về làng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình Núp ở lại dùng nỏ bắn Pháp chảy máu để chứng minh với dân làng rằng Pháp cũng là người, có thể chống lại được.
  24. 4. Các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng. a. Cụ Mết: - Là già làng, là linh hồn, là gạch nối giữa Đảng, cách mạng với buôn làng XM. + Nêu lên triết lý cho dân làng XM: “chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. + Là hiện thân cho truyền thống + Cụ tự hào về mảnh đất TN: “không có gì mạnh bằng cây XN đất ta.”
  25. 4. Các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng. a. Cụ Mết: - Ngoại hình: + Bàn tay nặng trịch, mắt sáng và xếch ngược, râu dài tới ngực và đen bóng; khi ở trần, -> là cây XN lớn. + 60t nhưng giọng nói vẫn ồ ồ, vang dội trong lồng ngực. -> khí chất khoẻ mạnh - Tính cách: Nghiêm khắc, không bao giờ khen tốt, giỏi mà khi vừa ý ông chỉ nói “được”. Giàu tình thương yêu đối với dân làng, Tnú. -> Cụ Mết là niềm tin, sức mạnh, cái đẹp truyền thống và mang vẻ đẹp anh hùng tiêu biểu cho dân tộc TN.
  26. Cụ Mết tên thật là Đinh Môn, mất năm 2000. Từ thời chiến tranh, ông nổi tiếng đến mức Pháp đã từng mời về giao chức và phong hàm thiếu tướng nhưng ông không về. Ít người biết rằng ông không biết chữ, là Trung đội trưởng tuyên truyền vũ trang khi được Pháp mời về phong hàm thiếu tướng. Sau này làm đến chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện, ông Cụ Mết chỉ biết mỗi một chữ Mết khi ký vào văn bản, còn tất cả ông chỉ truyền đạt bằng nói. Ông đã sống một cuộc đời bình dị và lặng lẽ cho đến khi Yàng gọi dù nhắc đến tên ông, gần như con dân nước Việt ai cũng phải biết bởi sự chắp cánh của nhà văn Nguyên Ngọc
  27. Anh Rươn - con trai cả cụ Mết- nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, có vợ làm cùng cơ quan là người Thái Bình cưới nhau từ hồi ngoài Bắc rồi đưa nhau về quê chồng. Anh chị sinh được ba người con, con trai cả đang là Trưởng phòng Kinh tế huyện, có vợ là Phó Hiệu trưởng Trường Dân tộc Nội trú tỉnh, con trai thứ hai đang học bác sĩ tại Huế, có vợ người Hà Tĩnh là giáo viên mầm non và con trai út là Công Con trai vaø con daâu an xã, cũng đã có vợ con.
  28. b. Mai, Dít: - Mai: + Tượng trưng cho cây xà nu bị giặc tàn phá + Từ nhỏ vào rừng nuôi giấu cán bộ. + Yêu chồng, thương con. + Hi sinh vì cuộc chiến, kiên cường, bất khuất.
  29. b. Mai, Dít: - Dít: + Lực lượng kế thừa trong cuộc kháng chiến; + D trưởng thành trong đau thương, sớm chững chạc và gan góc. + Sau 3 năm Tnu trở về, D trở thành Bí thư, chính trị viên xã đội. D là người cán bộ nghiêm khắc, kỉ luật cao và một người con, em đầy tình cảm của dân làng XM.
  30. c. Bé Heng: là thế hệ tiếp nối đầy hứa hẹn để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng. => Họ là sự tiếp nối các thế hệ, làm nổi bật tinh thần bất khuất của dân tộc.
  31. 5. Tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu * GT: Thế nào là tính sử thi? Khái niệm, biểu hiện, - Vấn đề, những sự kiện lịch sử đánh giá - Nhân vật chính mang lí tưởng chung tính sử thi? - Lời văn trang trọng. - Hình ảnh, hình tượng chói lọi, hoành tráng. -> Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với khuynh hướng lãng mạn. * Phân tích những biểu hiện của tính sử thi trong tác phẩm: - Lđ1: Đề tài: cuộc đấu tranh anh dũng, bất khuất của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. - Lđ2: Những nhân vật trong tác phẩm, tiêu biểu như Tnú, cụ Mết. - Lđ3: Trong tác phẩm, hình tượng cây xà nu - rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. - Lđ4: Giọng điệu trang trọng, ngợi ca. * Đánh giá: Tác phẩm “RXN” của NTT đậm chất sử thi, tạo nên dấu ấn riêng cho tác giả cũng như tác phẩm.
  32. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: - Cốt truyện đan cài nhau: câu chuyện của Tnú và câu chuyện của dân làng XM. Nghệ thuật trần thuật: theo dòng hồi tưởng của cụ Mết. - Tp mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: đề tài, nhân vật, không khí trang nghiêm. - Xây dựng nhân vật sống động, có những phẩm chất của người anh hùng (Tnú.)
  33. 2. Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để gìn giữ sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. 3. Liên hệ cuối kết bài: (Quê hương - Giang Nam) “Nay yêu quê hương vì trong từng nấm đất Có một phần xương thịt của em tôi.”
  34. CâuCâu 1.1. TácTác giảgiả sửsử dụngdụng biệnbiện pháppháp tutu từtừ nàonào đểđể miêumiêu tảtả CâyCây xàxà nu?nu? A.A. NhânNhân hóa,hóa, hoánhoán dụdụ B.B. NhânNhân hóahóa vàvà liênliên tưởngtưởng C.C. NhânNhân hóahóa vàvà ẩnẩn dụdụ tượngtượng trưngtrưng D.D. NhânNhân hóahóa vàvà soso sánhsánh
  35. CÂU HỎI CỦNG CỐ Câu 1 Cánh rừng xà nu trong tác phẩm biểu tượng cho điều gì? A Vẻ đẹp sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên. B Sức sống mãnh liệt của một vùng đất xa xôi kiên cường. C Thời kỳ lịch sử đau thương mà anh dũng. D Cho nỗi đau, vẻ đẹp, sức sống bất biệt của con người.
  36. CâuCâu 1.2. TácTác giảgiả sửsử dụngdụng biệnbiện pháppháp tutu từtừ nàonào đểđể miêumiêu tảtả CâyCây xàxà nu?nu? A.A. NhânNhân hóa,hóa, hoánhoán dụdụ B.B. NhânNhân hóahóa vàvà liênliên tưởngtưởng C.C. NhânNhân hóahóa vàvà ẩnẩn dụdụ tượngtượng trưngtrưng D.D. NhânNhân hóahóa vàvà soso sánhsánh
  37. Câu 3 Nguyễn Trung Thành viết Rừng Xà Nu với mục đích gì? A Đưa người đọc phiêu diêu đến một vùng đất lạ. Thể hiện vẻ đẹp riêng của mảnh đất và con B người Tây Nguyên. Ca ngợi sức sống, tinh thần bất khuất của C nhân dân Tây Nguyên, khẳng định con đường đi của cách mạng Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ.
  38. CHÚC CÁC EM HỌC BÀI VUI VẺ!!