Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

ppt 53 trang thuongnguyen 5221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_doc_van_vo_chong_a_phu_to_hoai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

  1. Tuổi thơ chúng ta được biết đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật là loài vật. Hôm nay, cũng tác giả ấy nhưng tác phẩm lại hứa hẹn một ấn tượng mới: nhân vật - con người - người phụ nữ. Đó là tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
  2. VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng. - Những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật,sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế, đầy chất thơ 2. Kĩ năng: Có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người.
  3. I. TÌM HIỂU CHUNG: Trình bày những hiểu biết của em về 1. Tác giả Tô Hoài? - Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920. - Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội). - Viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện cho thiếu nhi Dế mèn phiêu lưu kí. - Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
  4. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả - Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. (*) - Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.(*) - Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư. (*) - Năm 1996, được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  5. I. TÌM HIỂU CHUNG: Nêu một số 1. Tác giả tác phẩm chính của Tô - Một số tác phẩm tiêu biểu: Hoài? + Dế mèn phiêu lưu kí (1941), + O chuột (1942), + Nhà nghèo (1944), + Truyện Tây Bắc (1953), + Miền Tây (1967),
  6. 2. Tác phẩm: Nêu xuất xứ và a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: hoàn cảnh ra - Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩmđời của( tácVợ chồng A Phủ, phẩm. Mường Giơn và Cứu đất cứu mường) in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). (*) - Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. (Đây là chuyến đi thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn.) (*)
  7. 2. Tác phẩm: b. Bố cục: 2 phần Nêu bố cục của tác phẩm. - Mị và A Phủ ở Hồng Ngài (bóng tối) - M & A phủ ở Phiềng Sa (ánh sáng) -> Đoạn trích là phần đầu của truyện ngắn. Chia 3 phần: + Mị và cuộc sống bi đát của Mị ở nhà thống lí P. + Kể về A Phủ và cảnh A Phủ đánh A Sử và cuộc xử kiện ở nhà thống lí Pá Tra. + Mị cởi trói cho A Phủ, cùng trốn khỏi Hồng Ngài.
  8. 2. Tác phẩm: c. Tóm tắt nội dung: Tóm tắt - Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát văn bản vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. - Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". - Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. - A Phủ đánh A Sử nên nên đã bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí. - Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. - Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa. - Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
  9. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Mị: 1.1. Sự xuất hiện và cảnh ngộ của MịTô: Hoài miêu tả sự xuất hiện - Hình ảnh: Mở đầu tác phẩm là củahìnhMịảnhvới một cô con gái “ngồi quay sợi gai bênnhữngtảnghìnhđá trước ảnh, chi tiết cửa, cạnh tàu ngựa”. nào? -> Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác: cái quay sợi, tàu ngựa, tảng đá. - “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” -> Gợi lên vẻ nhẫn nhục và luôn u buồn. => Mị xuất hiện với việc làm và tâm trạng đối lập với gia đình nhà thống lí Pá Tra (lẻ loi của kiếp tôi đòi >< đông đúc, quyền lực). Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng để dẫn dắt người đọc vào quá trình tìm hiểu số phận nhân vật.
  10. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1.2. Cuộc đời của Mị (thân phận nô lệ) a. Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: Trước khi về làm dâu nhà - Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo: thống lí Pá Tra, + “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu Mị là người buồng Mị”, như thế nào? + “M thổi sáo giỏi, M uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay as thổi sáo. + Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” -> Nhân vật Mị được tô Hoài miêu tả như bông hoa rừng rực rỡ với những nét phẩm chất đáng quý: trẻ trung, nhan sắc, tài năng và yêu đời. Thế nhưng “bông hoa tinh khiết của núi rừng Tây Bắc” không được hưởng hạnh phúc mà bị nhấn chìm trong kiếp sống tôi đòi, khổ nhục.
  11. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1.2. Cuộc đời của Mị (thân phận nô lệ) a. Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: - Mị còn là người con hiếu thảo, tự trọng:“Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” - Bên cạnh đó, Mị là người có khát vọng tình yêu tự do: Một cô gái trẻ, đẹp, có khát khao chính đáng nhưng phải bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nên ban đầu Mị phản kháng quyết liệt.
  12. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Nguyên nhân b. Khi về làm dâu nhà thống lí: nào Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra? - Nguyên nhân: Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ. -> Mị không được làm chủ số phận, đó là thân phận: “Thân em như tấm lụa đào./Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (ca dao). Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâu nên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời.
  13. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Khi về làm dâu nhà b. Khi về làm dâu nhà thống lí: thống lí Pá Tra, Mị - Mị trẻ, đẹp, có khát khao chính đángcónên phảnban khángđầu Mị phản kháng quyết liệt: không? Vì sao? + “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” + Với nắm là ngón trên tay, về nhà để tìm sự giải thoát. + Vì lòng hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, quay trở lại nhà thống lí.
  14. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Khi về làm dâu - Nỗi cực nhọc về thể xác: nhà thống lí Pá + Khi làm dâu nhà Pá Tra, Mị dường như bị Tra, Mị chịu nỗi cực nhọc nào? vắt kiệt sức lao động. Mị làm việc bất kể Minh họa? không gian, thời gian, làm việc không ngưng nghỉ: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa mùa thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi”. + Và rồi, tác giả còn so sánh việc làm của Mị với con vật để thấy sự vất vả của Mị là cùng cực: “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” -> Vậy, Mị bị biến thành một thứ công cụ lao động, một nô lệ trong gia đình nhà chồng.
  15. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Nỗi đau khổ về tinh thần: + Không những chịu những nỗi nhọc nhằn về thể xác mà Mị còn phải chịu sự dằn vặt về tinh thần. Ngoài thời gian đi làm, Mị bị giam cầm trong căn phòng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. -> Căn phòng ấy là ẩn dụ về một nhà tù rùng rợn. Nó giam lỏng cuộc đời, tuổi thanh xuân của Mị. Mị sống một cuộc sống đen tối, bế tắc, ngột ngạt, không lối thoát.
  16. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Tác giả cắt nghĩa: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa ( ) ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”-> Bằng cách nói so sánh và thủ pháp vật hoá, tác giả gợi lên cho người đọc về cuộc sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ. Mị tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận. => Những chi tiết trên mang giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc. Là tiếng nói tố cáo tội ác của thống lí Pá Tra, qua đó tố cáo chế mạnh mẽ chế độ phong kiến miền núi của nhà văn Tô Hoài.
  17. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: c. Sự trổi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc trong đêm tình Mùa Xuân: Những yếu tố - Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mịnào: tác động đến sự hồi + Cảnh vật: sinh của Mị?  “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. (xúc giác ảnh hưởng)  Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”. (thị giác ảnh hưởng) “Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà ” (thính giác ảnh hưởng)
  18. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + Rượu: (vị giác ảnh hưởng) Rượu là chất xúc tác trực tiếp làm tâm hồn yêu đời, khao khát sống của Mị trỗi dậy:“Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát” -> Mị uống rượu như đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa.
  19. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Lần thứ nhất: Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi: “Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu”  Lần 2: “Tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”.  Lần 3: “Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”: “Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi”.  Lần 4: Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo.  Lần 5: Khi bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa mình đi theo các cuộc chơi, đám chơi: “Em không yêu, quả pao rơi rồi; em yêu người nào, em bắt pha nào, ”
  20. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Trong các yếu tố tác động, yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao? -> Trong các yếu tố trên, tiếng sáo là yếu tố quan trọng nhất. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do. Nó đánh thức sức sống tiềm tàng khuất lấp bấy lâu trong Mị. Tiếng sáo ấy choáng hết tâm trí Mị, nâng hồn Mị lên và du dương bay theo nó. Mị được trở lại thành con người, nhận thức được quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.
  21. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tìnhTâmmùa trạng Mị lúc nghe xuân: Tiếng sáo gọi bạn đã đưa Mị về với kítiếngức đẹp sáo. gọi bạn đêm + Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứtình: thổi mùa xuân? sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” + “ Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước Mị muốn đi chơi ” + Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực:“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra” -> Quả đúng như nhận định: Khi người ta muốn chết nghĩa là người ta muốn sống thực sự. M đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. M thà chết như một con người chứ quyết không sống như một con vật.
  22. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động:  “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” -> Mị muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ là bóng tối, thắp ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.  “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” -> Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử.
  23. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Diễn biến tâm trạng Mị khi bị A Sử trói? - Khi bị A Sử trói đứng: Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt nhưng gặp phải hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt: + A Sử lấy dây thắt lưng trói 2 tay Mị, (quyền lực của người chồng); xách cả 1 thúng sợi đay trói Mị vào cột (tượng trưng cho lao động khổ nhục) quấn tóc Mị vào cột (cái đẹp), +“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi ” -> Quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai. + “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được ”-> Khát vọng đi chơi xuân đã bị chặn đứng. + “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi ( ). Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ ( ). Mị lúc mê lúc tỉnh ”
  24. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Qua diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài muốn thể hiện điều gì? => Từ 1 cô gái vô hồn, vô cảm, Mị đã trỗi dậy. Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân thật ngổn ngang. Tâm trạng ấy đã thể hiện tư tưởng nhân văn của nhà văn: Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng lên.
  25. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm đông? Khát vọng sống trong Mị như hòn than âm ỉ, chỉ chờ có ngọn gió nhẹ qua là sẽ bùng lên mạnh mẽ. Thực vậy, trong những hoàn cảnh đặc biệt nó bừng dậy và chuyển hóa thành sức phản kháng táo bạo. - Sau đêm MX, Mị trở về kiếp sống ngựa trâu. Chính vì thế: Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”-> Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.
  26. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: Nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành động cắt dây trói cho A Phủ? - Khi nhìn thấy“một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ” của A Phủ - đó là “giọt nước làm tràn ly”, làm Mị thức tỉnh dần: + “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”-> Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình. + Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bị trói đến chết. -> Thương mình, thương người.
  27. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: + Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác ” + Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét” -> Vậy, tâm trạng Mị có sự chuyển biến: Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác. + Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”-> Nỗi sợ tiếp thêm sức mạnh cho Mị hành động.
  28. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: - Mị liều lĩnh hành động: + Cắt dây mây cứu A Phủ: “Mị rón rén bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây ”-> Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người. Trong hoàn cảnh ấy: “Tình thương là thước đo giá trị, nhân cách của con người”! Mị sống trong cái ác, sống trong bạo lực, cường quyền của gia đình thống lí nhưng Mị vẫn giữ được vẻ đẹp: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
  29. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Vì sao Mị chạy theo A Phủ? + “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra” -> Bước chân của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền, bước chân tìm hạnh phúc. Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình. Và nhân vật của TH đã bước qua được cái ranh giới của chính mình, như nhà văn Nguyễn Khải nói: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.”
  30. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: => Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động. => Giá trị nhân đạo sâu sắc: (Đêm Đông thắng lợi) - Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt. - Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình.
  31. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Lai lịch, 2. Nhân vật A Phủ: hoàn cảnh, a. Số phận đặc biệt của A Phủ: của A Phủ? - Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch. 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, sau đó trốn thóat và lưu lạc đến Hồng Ngài. - Làm thuê, làm mướn, nghèo đến nỗi không thể lấy được vợ vì tục lệ cưới xin. - Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh:“chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”.
  32. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Nhân vật A Phủ: a. Số phận đặc biệt của A Phủ: - Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. - Nhưng A Phủ vẫn rất nghèo, không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo. -> Có một cuộc đời bất hạnh; là hình ảnh điển hình của người dân miền núi. Tô Hoài thể hiện cái nhìn cảm thông chân thành với số phận khổ đau, bất hạnh của họ.
  33. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Tính cách đặc biệt của A Phủ: Nhân vật A Phủ có những tính cách đặc biệt nào? - Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi lạc đến Hồng Ngài”. - Lớn lên: dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ ác: “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử ( ). Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. -> Hàng loạt các động từ cho thấy sức mạnh và tính cách của A Phủ, không quan tâm đến hậu quả sẽ xảy ra.
  34. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Tính cách đặc biệt của A Phủ: - Khi trở thành người làm công gạt nợ: + A Phủ vẫn là con người tự do: “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”, làm tất cả mọi thứ như trước đây. + Không sợ cường quyền, kẻ ác: Để mất bò, điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về và nói chuyện đi bắt hổ một cách thản nhiên, điềm nhiên cãi lại thống lí Pá Tra. Lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói đứng mình. -> Không sợ cái uy của bất cứ ai, không sợ cả cái chết.
  35. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát. -> Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ Cách mạng nhanh chóng sau này. TH đã nói lên tiếng nói tố cáo bọn thống trị và tiếng nói thương cảm cho người dân nghèo.
  36. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Nhận xét về nghệ thuật thể hiện nhân vật A Phủ của Tô Hoài? => Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đặc trưng: - Nét khác nhau giữa hai nhân vật: + Mị: được khắc họa với sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn. + A Phủ: được nhìn từ bên ngoài, tính cách được bộc lộ ở hành động, vẻ đẹp hiện lên qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ. - Nét giống nhau: + Tính cách của những người dân lao động miền núi ✓Mị: Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong luôn sôi nổi, ham sống, khao khát tự do và hạnh phúc. ✓ A Phủ: Táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin. + Cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt.
  37. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Giá trị hiện thực của 3. Giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm tác phẩm? * GT khái niệm - GTNĐ: là một trong những giá trị cơ bản của TPVH - thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tg với nhân vật trong TP. - GTHT: phản ánh, ghi nhận sự kiện quan trọng, có thực trong cuộc sống. * Biểu hiện: a. Giá trị hiện thực - Truyện miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi - Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi (dẫn chứng cha con thống lí Pá Tra: Bản chất tham lam (cướp ruộng đất, cho vay nặng lãi ); Sự độc ác, tàn bạo, phi nhân tính (tước đoạt sức lao động, hủy hoại về tinh thần, xử kiện, phạt vạ, trói người đến chết ) Tục cưới hỏi nặng nề (đẩy cha mẹ Mị vào cảnh nợ nần); Tục cướp dâu (biến Mị trở thành nô lệ); Tục trình ma (đầu độc bằng thần quyền làm tê liệt ý chí và tinh thần phản kháng) - Truyện đã tái hiện một cách sống động vẻ đẹp của bức tranh TN và phong tục, tập quán của người dân miền núi TB (cảnh mùa xuân, cảnh xử kiện A Phủ)
  38. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Giá trị nhân đạo của b. Giá trị nhân đạo. tác phẩm? - Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi (dẫn chứng nhân vật Mị, A Phủ) + Đồng cảm với nỗi khổ của Mị:  Mị là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo; yêu đời.  Mị còn là người con hiếu thảo, tự trọng  Bên cạnh đó, Mị là người có khát vọng tình yêu tự do.  Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.  Không những chịu những nỗi nhọc nhằn về thể xác mà Mị còn phải chịu sự dằn vặt về tinh thần. -> Mị là nhân vật điển hình của người phụ nữ vùng TB xa xôi. + Đồng cảm với A. Phủ:  Mồ côi cha mẹ, không họ hàng thân thích.  Vì dám trừ hại cho dân mà bị bắt làm nô lệ.  Vì để hổ bắt mất bò, bị phạt trói đứng gần chết.
  39. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Giá trị nhân đạo. - Phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người (cường quyền và thần quyền). + Cha con nhà thống lý: cho vay nặng lãi, bóc lột sức lao động của CN. Cách xử kiện lạ lùng, hành hạ, coi thường mạng sống CN: trói người PN cho đến chết, trói Mị, trói A.P. + Phê phán tục cướp dâu, trình ma, chính nó đã trói buộc cuộc đời Mị, A. Phủ. - Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc (Dẫn chứng nhân vật Mị - trong đêm tình mùa xuân, cởi trói A Phủ) + Mị: Sức sống tiềm tàng luôn có trong Mị dù bị hành hạ về thể xác và tinh thần. + A. Phủ: Dám trừng trị kẻ ác mà không sợ cường quyền. Khi được cởi trói, A. Phủ khuỵu xuống, kiệt sức nhưng nghị lực sống trỗi dậy, anh đã tìm được tự do cho mình. - Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình. + TP phản ánh ước mơ thay đổi cuộc sống của người dân miền núi TB. + Nhà văn tái hiện quá trình đến với CM của 2 nv chính: từ tự phát đến tự giác. Họ đã tự cứu láy nhau. * Đánh giá: TP mang giá trị HT và NĐ cao cả.
  40. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: - Khắc họa nhân vật: sống động và chân thực. - Miêu tả tâm lí nhân vật: sinh động, đặc sắc (diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đem Mị cắt dây trói cho A Phủ). - Quan sát, tìm tòi: Có những phát hiện mới lạ trong phong tục, tập quán (tục cưới vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết ). - Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển, linh hoạt, mang phong cách truyền thống nhưng đầy sáng tạo (kể theo trình tự thời gian nhưng có đan xen hồi ức, vận dụng kĩ thuật đồng hiện của điện ảnh .). - Ngôn ngữ: giản dị, phong phú, đầy sáng tạo, mang bản sắc riêng. - Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn người đọc.
  41. 2. Ý nghĩa văn bản: “Vợ chồng A Phủ” là một trong những truyện ngắn thành công của Tô Hoài. Tp đã tố cáo tội ác của bọn TDPK, thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; p/a con đường g/p và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tiềm tàng, mãnh liệt của họ. 3. Liên hệ cuối kết bài 3.1. Tình thương: Tố Hữu “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” 3.2. Thân phận bị rẻ rúng của những người phụ nữ - “Tiễn dặn người yêu”: Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ người/ Bằng con chẫu chuộc thôi!” 3.3. Nguyễn Khải nhận xét: “Trên đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.” Mị có sức sống ấy. 3.4. Vẻ đẹp của con người - Mị như hoa sen trong bùn: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
  42. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài được rút từ tập truyện nào sau đây? A Đồng bạc trắng hoa xòe B Truyện Tây Bắc C Miền Tây GIỎI D Rẻo cao QUÁ!
  43. Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là? A Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong B nhà thống lí Pá Tra. C Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc. D Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.
  44. Khi đuổi kịp A Phủ, Mị có nói với A Phủ hai câu liên tiếp là gì? A A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì khổ lắm. B A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì chết mất. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì chết mất. C GIỎI D A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì khổ lắm. QUÁ!
  45. Đoạn trích Vợ chồng A Phủ kể chuyện: A Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. B Mị ở Phiềng Sa. C Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. D Mị ở Hồng Ngài.
  46. Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được nhắc lại nhiều lần và có tác động đặc biệt tới Mị, đó là: A Tiếng hát. B Tiếng khèn. C Tiếng chiêng. D Tiếng sáo.
  47. CâuCâu 66 ChiChi tiếttiết nàonào sausau đâyđây khôngkhông chínhchính xácxác khikhi giớigiới thiệuthiệu vềvề nhânnhân vậtvậtAA PhủPhủ trongtrong táctác phẩmphẩm VợVợ chồngchồng AA PhủPhủ củacủa TôTô Hoài?Hoài? AA PhủPhủ khôngkhông cócó chacha mẹ,mẹ, khôngkhông cócó ruộng,ruộng, khôngkhông cócó bạc,bạc, khôngkhông thểthể lấylấy nổinổi vợvợ BB AA PhủPhủ làlà thanhthanh niênniên khoẻkhoẻ mạnh,mạnh, chạychạy nhanhnhanh nhưnhư ngựangựa CC AA PhủPhủ làlà ngườingười yêuyêu trướctrước kiakia củacủa MịMị DD AA PhủPhủ càycày giỏigiỏi vàvà điđi sănsăn bòbò tóttót rấtrất bạobạo Câu 7. Đặc điểm phong cách nào dưới đây không phải là nét nổi bật của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ? A. Ngôn ngữ và lời văn giàu chất tạo hình. B. Thể hiện trong trang viết những tư liệu quý giá cùng những nhận xét, đánh giá sắc sảo về con người. C. Có nhiều trang viết thấm đượm chất thơ, chất trữ tình. D. Thể hiện được màu sắc dân tộc theo (bao hàm cả các dân tộc thiểu số) đậm đà.
  48. Câu 8. "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi", Mị như đã trở thành người vô cảm. Nhưng cũng có lúc Mị đã bừng tỉnh và có khát vọng sống, đó là khi: A. Mị thấy A Phủ bị trói chờ chết. B. Mị ngồi một mình trong căn buồng kín mít của mình. C. Tết đến và "những đêm tình mùa xuân đã tới". D. Mị bị A Sử trói không cho đi chơi Tết. CâuCâu 99 ChiChi tiếttiết nàonào sausau đâyđây khôngkhông cócó trongtrong hồihồi tưởngtưởng củacủa MịMị vềvề hìnhhình ảnhảnh đẹpđẹp trongtrong cuộccuộc sốngsống quáquá khứ?khứ? AA MịMị thổithổi sáo,sáo, thổithổi (kèn)(kèn) lálá rấtrất hayhay BB MùaMùa xuân,xuân, MịMị uốnguống rượurượu bênbên bếpbếp vàvà thổithổi sáosáo CC MịMị cócó giọnggiọng háthát rấtrất hay,hay, đượcđược nhiềunhiều ngườingười mêmê thíchthích DD CóCó biếtbiết baobao chàngchàng traitrai saysay mê,mê, ngàyngày đêmđêm thổithổi sáosáo điđi theotheo MịMị
  49. Câu 10. Dòng nào sau đây không phải là phẩm chất của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)? A. Chăm chỉ. B. Hiếu thảo. C. Thổi sáo giỏi. D. Hát hay. Câu 11. Sự kiện nào dưới đây không có trong cốt truyện Vợ chồng A Phủ? A. Cha mẹ Mị phải vay nặng lãi của nhà thống lí Pá Tra để làm đám cưới. B. Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài. C. Vì món nợ, Mị đã phải khước từ lời cầu hôn của A Phủ. D. Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, được giác ngộ cách mạng, trở thành du kích và thành vợ thành chồng.
  50. Câu 12. Ý kiến nào sau đây là chính xác khi nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài? A. Mị là con người chỉ nghĩ đến bản thân mình. B. Mị là con người ủy mị, yếu đuối. C. Mị là con người tiềm ẩn sức sống mãnh liệt. D. Mị là con người luôn cam chịu, nhẫn nhục. CâuCâu 13 GiáGiá trị nổi bật của truyệntruyện ““Vợ chồng AA PhủPhủ”” là: AA. Giá trịtrị hiện thực. BB. Giá trị nhân đạo. CC. Giá trị yêu nước. DD. Điểm a,a, b.
  51. Câu 14. Cảnh nào sau đây được miêu tả trong Vợ chồng A Phủ chứng tỏ sự am hiểu của Tô Hoài đối với con người và cuộc sống Tây Bắc. A. Cảnh rừng núi mùa xuân. B. Cảnh sinh hoạt ngày tết, những đêm tình mùa xuân. C. Cảnh xử kiện. D. Tất cả các cảnh trên. Câu 15. Mị là nhân vật thành công của Tô Hoài và của văn xuôi thời kháng chiến chống Pháp. Nghệ thuật đặc sắc nhất của Tô Hoài khi xây dựng nhân vật Mị là: A. Miêu tả ngoại hình. B. Kể hành động. C. Miêu tả, phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế. D. Cả 3 ý trên. Câu 16. Đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho bản thân em về vấn đề gì? Giải thích?
  52. TIẾT HỌC KẾT THÚC CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC EM