Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 13: Tác phẩm: Sóng (Xuân Quỳnh)

pptx 18 trang thuongnguyen 9222
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 13: Tác phẩm: Sóng (Xuân Quỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_13_tac_pham_song_xuan_quynh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 13: Tác phẩm: Sóng (Xuân Quỳnh)

  1. (Nguyễn Thị Xuân Quỳnh) sinh ngày 6-10-1942 tại Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội). Mất ngày 29-8-1958 tại Phú Lương, thành phố Hải Dương trong một vụ tai nạn giao thông. Xuất thân từ một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ gia đình, Xuân Quỳnh ở với bà nội.
  2. Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa Đoàn Văn công nhân dân Trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. 30-3-2017, bà được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: Thơ XQ giàu cảm xúc với nhiều cung bật khác nhau , nhưng bài thơ khi say đắm - hạnh phúc , lúc đau khổ . Thơ của bà luôn thể hiện sự gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa là vợ , là mẹ.
  3. a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: - Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền (29/02/1967). - In trong tập Hoa dọc chiến hào. b. Bố cục (4 phần): - Phần 1 (khổ 1+2) : Sóng - Khát vọng tình yêu của người con gái. - Phần 2 (khổ 3+4) : Ngọn nguồn của sóng - Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu. - Phần 3 (khổ 5+6+7) : Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu. - Phần 4 (Khổ 8+9) : Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu. c. Cảm xúc chủ đạo: Là một nỗi niềm yêu thương tha thiết, là những đợt sóng tình cảm xôn xao, trào dâng mãnh liệt, khát khao bước đến vạch đích của tình yêu.
  4. Sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu + Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. → Bản tính của phụ nữ khi yêu + Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp → Khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ + Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la. + Trái tim của tuổi trẻ cũng như những con sóng, luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng
  5. "Dữ dội và dịu êm “Ôi con sóng nhớ bờ Ồn ào và lặng lẽ” Ngày đêm không ngủ được “Con sóng dưới lòng sâu Lòng em nhớ đến anh Con sóng trên mặt nước ” Cả trong mơ còn thức ” “Sóng bắt đầu từ gió “Dẫu xuôi về phương bắc Gió bắt đầu từ đâu? Dẫu ngược về phương nam Em cũng không biết nữa Nơi nào em cũng nghĩ Khi nào ta yêu nhau?” Hướng về anh - một phương” “Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể ”
  6. Cứ như thế, sóng và em xoắn xuýt, sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hoà tan với nhau ở khổ thơ kết thúc: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.” Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng sóng của Xuân Quỳnh.
  7. Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu + “Từ nơi nào sóng lên”: Tìm kiếm nguồn cội của sóng, thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu?” ➔Tác giả tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “Sóng bắt đầu từ gió ” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải. + Lời thú nhận hồn nhiên nhưng sâu sắc: “Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau.”
  8. Sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu - Khổ 5: Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. + Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian, thời gian + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”. → Nỗi nhớ khiến người ta cồn cào không yên. -Khổ 7: + Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.
  9. Khát vọng tuyệt đỉnh tình yêu - Tình yêu hiện tại “không hiểu nỗi mình” → Sóng tìm ra tận bể “Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” → Niềm khao khát tột cùng trong tim của người con gái, mong muốn một tình yêu vĩnh hằng. Chất hiện đại, sự đột phá trong tình cảm đôi lứa. Nét táo bạo, chủ động trong tình yêu. Người con gái chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực của lòng mình. Không còn sự thụ động, cam chịu, yên phận của người phụ nữ truyền thống. Dứt khoát từ bỏ những thứ nhỏ bé, kém cỏi, đi tìm một tình yêu cao đẹp, bao la
  10. Nỗi nhớ người yêu – hướng về người yêu “Con sóng dưới dòng sâu → Dù bất cứ đâu, nơi nào Con sóng trên mặt nước” “Ôi con sóng nhớ bờ” Phép ẩn dụ (Sóng = em, bờ = anh) “Lòng em nhớ đến anh Nỗi nhớ hiện hữu trong mỗi suy nghĩ, Cả trong mơ còn thức” hành động. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nỗi nhớ của người con gái như sóng nhớ bờ, bao trùm lên toàn bộ không gian, thời gian. “ xuôi bắc Điệp cấu trúc → nỗi niềm không bao giờ thay đổi ngược nam Nơi nào em cũng nghĩ Không sử dụng ẩn dụ, bộc lộ cảm xúc trực Nhớ về anh - một phương” tiếp, thể hiện một tình cảm chân thành.
  11. Sau đó, tác giả lại đưa ra một quy luật “Con nào chẳng tới bờ Dù thế nào đi chăng nữa, sóng gió, cách trở, thì Dù muôn ngàn cách trở” những con sóng vẫn hướng về bờ và đi về nó. → Tình yêu của người con gái luôn hướng về người yêu của mình. Kiên quyết đến với tình yêu dù có “muôn ngàn cách trở”. Nỗi nhớ người yêu luôn thường trực trong tâm trí cô gái, lúc nào cũng nhớ người yêu, lúc nào cũng hướng về người yêu. Nỗi nhớ và hướng đến tình yêu lý tưởng tuân theo một quy luật hết sức hiển nhiên.
  12. “Làm sao được tan ra → Khát vọng được cho đi và dâng hiến Thành trăm con sóng nhỏ” bởi có một nghịch lí trong tình yêu “Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt” Christopher Hoare “Giữa biển lớn tình yêu → Khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, Để ngàn năm còn vỗ” bất tử hóa tình yêu. Mong muốn được tình yêu trường tồn vã mãi mãi với thời gian. Ước nguyện của người con gái giống như những con sóng được tan ra thành những con sóng nhỏ để được yêu thương và thể hiện tình cảm của mình nhiều hơn.
  13. - Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng. - Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật: Đối lặp, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, nhân hóa, điệp cấu trúc. - Thể thơ năm chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, nhịp nhàng. - Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi rở lại với nhiều cung bậc → cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu.
  14. Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” Giáo sư Hà Minh Đức Chất truyền thống Vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông: Hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, thủy chung Chất hiện đại Đột phá trong tình yêu, chủ động hơn, khát khao đạt được tuyệt đỉnh tình yêu.
  15. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, bài thơ là tiếng lòng khát khao tình yêu mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian, thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
  16. Trong quan niệm của Xuân Quỳnh và Nguyễn Khoa Điềm ta thấy được một tư tưởng nhân văn : “tình yêu và sự hiến dâng” .Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng. “Làm sao được tan ra “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Thành trăm con sóng nhỏ Phải biết gắn bó và san sẻ Giữa biển lớn tình yêu Phải biết hóa thân cho dáng hình sứ xở Để ngàn năm còn vỗ” Làm nên đất nước muôn đời ” Sóng là vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi. Đất nước là vẻ đẹp tình cảm cá nhân của con người đối với tổ quốc. Sóng được diễn tả bằng thể Đất nước được diễn tả bằng thơ ngũ ngôn. thể thơ tự do.