Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 21: Đọc hiểu văn bản: Vợ nhặt (Kim Lân)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 21: Đọc hiểu văn bản: Vợ nhặt (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_21_doc_hieu_van_ban_vo_nhat_ki.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 21: Đọc hiểu văn bản: Vợ nhặt (Kim Lân)
- A. Giới thiệu chung: I. Truyện ngắn hiện thực Việt Nam sau CM Th8 II. Một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu B. Đọc hiểu văn bản 1. Xuất xứ I. Giới thiệu chung 2. Hoàn cảnh sáng tác 3.1. TómHình tắctượngtácnhânphẩmvật– Bố cục II. Nội dung 2. Giá trị hiện thực 3. Giá trị nhân đạo 1. Giá trị nội dung III. Tổng kết 2. Giá trị nghệ thuật
- Cách mạng tháng Tám. Bối Cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ. cảnh Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Văn họcPhản Việtánh hiệnNamthực thờixã kỳhội .này đi những Chủ Thể hiện hình ảnh người dân lao động. đềbước đầu tiên để chuyển sang một giai đoạn Ca ngợi đất nước, niềm tin cách mạng. mới với xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa Văn xuôi: Đôi mắt – Nam Cao; Truyện Tây Bắc –Tố Hữu Thành Kịch: Một Đảng viên – Học Phi; Ngọn lửa – Nguyễn Vũ Tựu Thơ: Gió lộng – Tố Hữu; Ánh sáng và phù sa – Chế Lan Viên
- Kim Lân (1920 – 2007) quê ở làng Phù Lưu, Tỉnh Bắc Ninh - Trước CMTT: Ông chủ yếu viết về nông thôn, đề tài người nông dân. - Sau CMTT: Làm báo, viết văn. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962) - Phong cách sáng tác: Cây bút chuyên viết truyện ngắn, chủ yếu viết về đề tài nông thôn, người nông dân.
- “Vợ nhặt” viết năm 1955, in trong tập truyện ngắn “con chó xấu xí” (1962). Tiền thân là tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư” viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là “Vợ nhặt”.
- Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945.
- Phần 1: Tràng đưa vợ về nhà Phần 2: Kể lại chuyện hai người gặp nhau Phần 3: Tình thương của Người mẹ Phần 4: Niềm tin vào tương lai tươi sáng
- Nghề: kéo xe bò Tràng Nuôi mẹ già xấu xí, thô kệch nhưng tốt bụng Tràng “nhặt” Tràng ghẹo một cô gái Trong một lần được vợ Trong lần gặp ở chợ kéo xe Cả xóm xôn xao Mẹ vui mừng nhưng đầy lo âu Tràng đắn đo → mặc kệ Bữa ăn đầu tiên Tiếng trống dồn dập cắt Thấy sự khác lạ ngang bữa ăn Gia đình Tràng Ý thức được trách nhiệm Người dân đi phá kho thóc Lá cờ cách mạng bay phấp phới
- ➢ Tràng là người dân lao động nghèo, “nhặt” được vợ trong thời buổi đói khát: Hoàn cảnh xuất thân: – Là dân ngụ cư, ăn nhờ, ở đậu. – Sống với mẹ già trong một căn nhà xiêu vẹo trên bãi đất hoang mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. → Khó lấy được vợ. – Tuy nhiên, giữa cái khung cảnh đói khát, nghèo nàn, Tràng bỗng nhiên “nhặt” được vợ. Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người đàn bà không tên diễn ra thât nhanh chóng qua hai lần gặp ở “đầu đường, xó chợ”.
- + Lần gặp đầu tiên: Trên đường kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng hò chơi cho đỡ mệt “Muốn .”. Không ngờ, thị ra đẩy xe cho anh và còn liếc mắt cười tít. + Lần gặp thứ hai: ở quán nước ngoài chợ. Ban đầu, Tràng không nhận ra vì thị khác quá. Khi nhận ra rồi, Tràng sẵn sàng đãi thị bốn bát bánh đúc. Tràng nói đùa “Này rồi cùng về”, nhưng thị đã theo Tràng về thật. Khi quyết định “đèo bòng” Tràng cảm thấy “chợn” nhưng “chậc kệ”
- ➢ Diễn biến tâm trạng của Tràng khi “nhặt” được vợ: – Tràng khi đưa vợ về qua xóm ngụ cư : Phớn phở, cười tủm tỉm, hai con mắt thì sáng lên lấp lánh. Hãnh diện, đắc ý, mặt cứ vênh lên như thể chứng tỏ với mọi người: “Tràng đã có vợ!!”. – Tràng khi đưa vợ về đến nhà: Sốt ruột mong ngóng mẹ về để ra mắt cô vợ nhặt. Khi mẹ về, sau lời giới thiệu, Tràng cũng hồi hộp, lo lắng đợi chờ câu trả lời của mẹ. Khii người mẹ nói “Các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng” Tràng mới thở phào nhẹ nhõm.
- ➢ Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau : - Tràng thấy mình như bước ra từ một giấc mơ, trong người “êm ái lửng lơ”. - Trước mặt anh mọi thứ đều thay đổi → Rõ ràng những cảnh tượng rất đỗi bình thường ấy cũng đã làm cho anh cảm động, hạnh phúc với anh thật giản dị. - Tràng thấy mình nên người, nghĩ đến tương lai, sự sinh sôi nảy nở của hạnh phúc → Vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng. Nguồn vui ấy như tia nắng, như ánh bình minh đem sinh khí đến cho cuộc sống vốn đang ngập tràn sự chết chóc của cái đói nghèo.
- ➢ Những suy nghĩ của Tràng trong bữa cơm đầu tiên: Hình ảnh khép lại tác phẩm trong óc Tràng là hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đói đi trên đê Sộp. Việt Minh, Cách mạng tháng Tám. Sự vùng dậy của những người dân khốn khổ, đập tan xiềng xích, giành lại độc lập tự do. Vì thế, kết thúc của tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt, gieo một hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, gia đình anh và tất cả bạn đọc chúng ta.
- ➢ Thị không tên, không tuổi, không cha mẹ, không gia đình – Khi chưa chồng + Lần gặp thứ nhất: Có vẻ táo tợn, ăn nói mạnh mẽ Cùng Tràng đẩy xe + Lần gặp thứ hai: Chân dung của thị khiến Tràng không nhận ra. Lời nói cong cớn, hành động vô duyên. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những lời nói và hành động ấy là khát vọng về hạnh phúc và sự sống.
- – Sau khi có chồng + Thị bước sau Tràng chừng 3-4 bước, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che đi nửa mặt, mặt cúi xuống, chân nọ bước díu cả vào chân kia. → Thị đã ý thức được về bản thân. + Về đến nhà, trông nếp nhà của Tràng, thị nén tiếng thở dài chấp nhận bước vào cuộc đời của Tràng. + Trước mặt bà cụ Tứ, thị khép nép, tay vân vê tà áo. → Thị đã không còn là thị ngày xưa nữa. Hạnh phúc Cong cớn, Hiền hậu vô duyên Mái ấm gia đình chuẩn mực
- – Khi người mẹ lật đật theo con từ ngõ vào nhà. → Ngạc nhiên và bất ngờ + Chân bước theo con nhưng lòng đang phấp phỏng. + Rồi “đứng sững lại” khi bà nhìn thấy một người phụ nữ. → Bà không thể tin rằng con mình lại có vợ và bà lại nhận dâu trong một tình cảnh trớ trêu đến thế. → Không còn tin vào cảm giác của mình. – Bà lão cúi đầu nín lặng. Khi nghe Tràng nói, bà đã hiểu ra mọi sự tình. Xót thương cho số kiếp con mình. Tủi thân, tủi phận mình. So sánh người ta Chua chát, Bà lão với con mình tự trách thân mình. đã khóc
- – Hạnh phúc mới của con làm bà cụ Tứ vui lây, bà động viên an ủi các con, nghĩ về một tương lai tươi sáng phía trước: + Khuôn mặt bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh, xăm xắn quét dọn, giẫy cỏ dại Với sự thấu hiểu, đồng cảm, Kim Lân vườn, thu dọn nhà cửa. +Đã Trongdựngbữalênănhìnhđầuảnhtiênbà, mâmcụ Tứcơm- thảm hại nhưngngườikhôngmẹ thươngkhí giacon,đình nhânthậthậuấm, baoáp. dung. → Động lực giúp họ tăng thêm sức mạnh, vượtTrongquacảnh thựcđóitạinghèo. , bà vẫn dang rộng cánh tay đón nhận người con dâu mặc + Bà cụ Tứ toàn nói chuyện của tương lai, toàndù trongchuyệnlòngvuicòn, chuyệnnhiều xótsungxa sướng, tủi cựcvề. sau. →Gieo lạc vàoquanlòng, niềmcáctincon và ngọnhi vọnglửa. sống trong– Miếnghoàncháocảnhcámtốiđắngtăm củachátxãvàhộitiếnglúctrốngbấy giờthúc. thuế dồn dập đưa bà trở về thực tại với tiếng nói xen lẫn hơi thở dài trong lo lắng → Bà lại khóc.
- - Tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm ấy đã trở thành một thời kì đen tối trong lịch sử của dân tộc ta bởi hơn 2 triệu đồng bào đã bị cướp đi sinh mạng. - Đó là hệ quả của những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật. - Tuy nhiên, còn một hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng của người dân khi đến với cách mạng.
- - Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người dân lao động. - Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật. - Trân trọng tấm lòng nhân hậu, ca ngợi sức sống mãnh liệt, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. - Cách mạng chính là con đường đưa họ thoát khỏi cuộc sống khốn cùng này mà đến gần hơn với hi vọng, cuộc sống tốt đẹp với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện.
- Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945 mà còn thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- – Xây dựng tình huống truyện độc đáo. – Lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật. – Tạo không khí và dựng thoại rất hấp dẫn, ấn tượng. – Nhân vật được khắc hoạ sinh động đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế. – Ngôn ngữ: Bình dị, đời thường nhưng có chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi và đậm chất Bắc Bộ.
- Khắc họa tình cảnh thê thảm của người nông dân trước cách mạng. Qua đó lên án tội ác dã man của bọn thực dân – phong kiến. Cuối tác phẩm là hình ảnh lá cờ đỏ Cuối tác phẩm là hình ảnh cái lò sao vàng và đoàn người đói. gạch cũ. → Cách mạng, một cánh cửa mới → là hình ảnh mở đầu tác phẩm mở ra, giải thoát nông dân. → hiện thực luẩn quẩn, bế tắc → Niềm tin vào cách mạng, vào của người nông dân lao động một tương lai tươi sáng.