Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 22: Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

pptx 17 trang thuongnguyen 4070
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 22: Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_22_doc_them_bat_sau_rung_u_min.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 22: Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

  1. Bài hát Đất phương Nam
  2. Đọc thêm: BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ Sơn Nam
  3. TÌM HIỂU • Sơn Nam ( bút danh khác là Phạm Anh Tài) CHUNG. • Tên khai sinh là Phạm Minh Tài. 1. Tác giả • Quê quán: Đông Thới – An Biên – Kiên Giang. • Được người đọc yêu mến mệnh danh là : (1926 – ông già Nam Bộ, nhà Nam Bộ học, pho từ điển 2008) sống về miền Nam.
  4. Tác giả Sơn Nam
  5. 2. Tập truyện Hương rừng Cà Mau - Gồm 18 truyện - Nội dung: Viết về vùng rừng U Minh với những người dân lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa, đầy tài ba, trí dung, gan góc, can trường. - Nghệ thuật: cách dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
  6. • U Minh là một vùng đất rộng mênh mông, kênh rạch chằng chịt, có diện tích gần 2.000 km2, tựa lưng vào miền Tây Nam bộ, mặt hướng ra vịnh Thái Lan. Rừng U Minh trải dài từ sông Ông Đốc tỉnh Cà Mau cho đến sông Cái Lớn tỉnh Kiên Giang. Con sông Trèm Trẹm và sông Cái Tàu chia U Minh thành hai phần xấp xỉ Vài nét về nhau đó là U Minh Thượng ở phía Bắc và U Minh Hạ ở phía Nam. Thiên nhiên ở đây hoang vùng đất sơ và hùng vĩ. Ngay hai tiếng U Minh cũng gợi U Minh lên cái gì mênh mông, xa xăm, thăm thẳm. Theo nhà văn Sơn Nam trong “Văn minh miệt vườn”, đã giải thích U Minh như sau: “Trước năm 1945, gọi là U Minh, còn chữ “rừng” mới chỉ dùng sau này. U Minh có nghĩa là tối và mờ, u u minh minh, có lẽ ở đây cây cỏ quá dày và rậm rạp nước ngập lênh láng, đất lại thấp nên thuở xưa còn gọi là Láng Biển, Láng U Minh”.
  7. Rừng U Minh
  8. Cá sấu ở rừng U Minh
  9. 3.Truyện ngắn • Xuất xứ: rút từ tập truyện Hương rừng Cà Mau Bắt sấu rừng • Tóm tắt truyện: U Minh Hạ
  10. II. Đọc hiểu văn bản
  11. Hãy chọn đáp án đúng Câu 1: Truyện kể về tài bắt cá sấu của nhân vật nào? A. Tư Hoạch B. Năm Hên C. Năm Hên và Tư Hoạch D. Ông thầy pháp Câu 2: Điều gì đã trực tiếp thôi thúc ông Năm Hên quyết chí tôi luyện thành một người bắt sấu nổi tiếng ở vùng U Minh Hạ? A. Niềm khao khát phú quý, vinh hoa B. Niềm khao khát thành người nổi tiếng C. Mong muốn trả thù cho người anh xấu số D. Niềm mong muốn mang lại cuộc sống an lành cho mọi người Câu 3: Cái mẹo bắt sấu tay không của ông Năm Hên , chủ yếu là mẹo gì? A. Dùng tay không ấn vào huyệt làm cho tê liệt thần kinh B. Lựa thế võ, dùng sức quật mạnh vào đầu C. Dùng mùi nhang và giọng hát để thôi miên D. Nhử sấu lên cạn, dùng mốp khóa miệng, dùng dao cắt gân đuôi
  12. Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nỗi niềm tâm sự gửi trong bài hát của ông Năm Hên? A. Niềm thương tiếc những người thân đã chết vì mở cõi, mưu sinh B. Niềm hãnh diện của người có sức mạnh phi phàm C. Niềm yêu quý tự hào về sự bao la, giàu có của dải đất U Minh D. Niềm mong mỏi cho những cuộc đời oan ức được giải oan Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu không đúng ý nghĩa của việc láy lại chi tiết ông Năm Hên hát, cúng giải oan ở đầu và cuối truyện ngắn? A. Tạo cái lạ, kích thích sự hiếu kì ở người đọc B. Tái hiện thói quen và quan niệm mê tín ở người bình dân C. Tạo không khí, tình huống giàu ấn tượng để khắc họa nhân vật D. Thể hiện nét tâm linh, vẻ li kì trong hành vi, tính cách nhân vật Câu 6: Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong tác phẩm là gì? A. Ngôn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh B. Ngôn ngữ trau chuốt C. Ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ D. Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh
  13. 1. Thiên nhiên và con người vùng U Minh. a. Thiên nhiên: hoang sơ, trù phú nhưng cũng nguy hiểm, nhiều bất trắc. + Nhiều kênh rạch, sông nước mênh mông, rừng tràm trải rộng khắp nơi. + Nhiều thú dữ như cọp, heo rừng, cá sấu + Cá sấu thường đi ngược sông vào giữa rừng tràm sinh sống, “nhiều như trái mù u chin rụng”. b. Con người: + Có sức sống mãnh liệt: bám trụ và gắn bó lâu đời với mảnh đất nhiều nguy hiểm, thử thách như rừng U Minh Hạ. + Giàu tình cảm, ân tình ân nghĩa: ông Năm Hên vì anh bị sấu bắt mà quyết trả thù sau thành rành nghề bắt sấu; chi tiết các cụ già sụt sùi nhớ đến tổ tiên, bạn bè từng bỏ mạng chốn rừng sâu nước độc vì miếng cơm manh áo + Trí dũng, gan góc, can trường: “xóm này, thiếu gì trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, săn heo rừng”; ông Năm Hên bắt sấu
  14. 2. Nhân vật ông Năm Hên * Tính cách và tài nghệ của ông Năm Hên: + Tính cách: đơn giản, mộc mạc (thuyền ba lá vỏn vẹn chỉ có môt lọn nhang trần vầ một hũ rượu); khiêm tốn (tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít); có tấm lòng nghĩa hiệp, ân tình (bân đầu bắt sấu trả thù cho anh, sau đó bắt sấu để người mình không phải bỏ mạng chứ không vì tiền bạc “nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt vì tôi không mang thứ phú quới đó”); bản lĩnh, thông minh, tài ba (bắt một lúc hơn bốn mươi con sấu ở rạch Cái tàu). + Tài nghệ bắt sấu phi phàm: • Cách bắt sấu thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về. • Tài nghệ bắt sấu của ông được dân làng ghi nhận, khâm phục và ca ngợi hết lời: Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi nuôi ổng cho tới già, ở xóm này.
  15. *Bài hát của ông Năm Hên gợi nhiều ý nghĩa và suy nghĩ sâu xa: + Bài hát trước hết bày tỏ sự thương tiếc, cảm thông, giải oan cho những linh hồn bỏ mạng nơi rừng xanh nước đỏ vì “manh áo chén cơm”. + Bài hát gợi ra những hi sinh, mất mát của nhân dân lao động để bám trụ, gắn bó và khai khẩn vùng rừng U Minh Hạ hoang sơ, bất trắc.
  16. + Lối kể chuyện tự nhiên, lôi 3. Nghệ thuật cuốn, tạo ra không khí huyền đặc sắc thoại. + Ngôn ngữ sống động, mang của truyện: đậm hơi thở và màu sắc địa phương Nam Bộ.
  17. Qua câu chuyện ông Năm Hên bắt sấu, tác gỉa đã khắc họa sống động chân dung người dân nam 4. Ý nghĩa Bộ dũng cảm, ngay thẳng, văn bản đồng thời ca ngợi tài trí của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên.