Bài giảng môn Ngữ văn khối 12 - Tuần 21: Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân)

pptx 15 trang thuongnguyen 3841
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn khối 12 - Tuần 21: Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_khoi_12_tuan_21_doc_van_vo_nhat_kim_la.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn khối 12 - Tuần 21: Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân)

  1. VỢ NHẶT (Kim Lân)
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ NHẶT 1. TÁC GIẢ: (Kim - Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường Lân) viết về nông dân và nông thôn. - Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu biết sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của nhà văn luôn thấp thoáng cuộc suống và con người của làng quê nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2. TÁC PHẨM: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư- được viết ngay sau Cách mạng Tháng 8 nhưng dang dở và thất lạc. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện để viết truyện ngắn này.
  3. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) -Khái niệm: Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. -Vai trò: Tình huống trực tiếp góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tình huống càng kì lạ, độc đáo bao nhiêu, tác phẩm càng có sức hấp dẫn , càng hay bấy nhiêu. a. Tình huống xuất hiện ngay từ nhan đề tác phẩm “Vợ nhặt” Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà, Trong ba việc ấy thực là khó khăn.
  4. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) b. Tình huống được tạo dựng trên cơ sở những mâu thuẫn, trớ trêu được đẩy tới tận cùng giới hạn. + Sự trớ trêu đầu tiên xuất hiện ở chủ thể của hành động nhặt vợ (Tràng). + Sự trớ trêu thứ hai đặt ra ở hoàn cảnh nhặt vợ của Tràng. ➔Tình huống éo le được tạo ra bởi sự đối đầu khốc liệt giữa sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa hi vọng và tuyệt vọng, giữa cái ấm áp của tình người với cái lạnh lẽo thê lương của chết chóc. Tình huống trớ trêu ấy gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người. Đề: Phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt.
  5. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) c. Giá trị của tình huống - Giúp nhà văn phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của làng quê Vợ nhặt, qua đó bộc lộ những nét sâu đậm nhất của tư tưởng nhân đạo. - Kim Lân còn phản ánh bề sâu của hiện thực khi sự đói khát khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng, những điều đẹp đẽ thiêng liêng của cuộc sống trở nên bi hài, chua chát đến tội nghiệp + Sự đói khát khiến cho hình hài, bộ dạng con người tiều tụy, thê thảm. + Sự đói khát đã hủy hoại cả nhân cách con người. + Sự đói khát hủy hoại những giá trị trong cuộc sống con người. - Bên cạnh phản ánh bức tranh nghèo đói, nhà văn còn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, khẳng định ngợi ca, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
  6. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN NHẶT (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) 2. Nhân vật Tràng a. Hoàn cảnh của Tràng trước khi lấy vợ - Gia cảnh Từ tất cả những yếu tố đó, người đọc đều thấy sự - Ngoại hình khốn khổ lầm lũi, đáng thương.Trước khi Hìnhlấy vợ ảnh, Tràng của Tràng mang ý nghĩa tiêu biểu, điển hình cho số - Tính cách được nhà văn miêu tả phận người nông dân Việt Namnhư trướcthế nào CMT8.? - Thân phận Cũng với tất cả các yêu tố này, Tràng gần như hội tụ đủ các nguy cơ để ế vợ. b. Việc Tràng lấy vợ Tràng gặp vợ như thế nào?
  7. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN NHẶT (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) 2. Nhân vật Tràng a. Hoàn cảnh của Tràng trước khi lấy vợ b. Việc Tràng lấy vợ Chính nhờ nạn đói Tràng đã bị đẩy vào một tình thế vừa bi lại vừa hài. + Hài là ở việc một người vốn không có bất cứ khả năng, điều kiện để lấy vợ lại nhặt được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng. + Bi là ở chỗ giữa thời buổi người đang bị vắt kiệt sức sống vì cái đói Tràng lại còn đèo bồng thêm một miệng ăn. => Việc Tràng lấy vợ, hay đúng hơn là nhặt vợ đã kết tinh giá trị hiện thực đậm đặc của tác phẩm.
  8. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN NHẶT (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) 2. Nhân vật Tràng a. Hoàn cảnh của Tràng trước khi lấy vợ b. Việc Tràng lấy vợ c. Diễn biến tâm trạng của Tràng sau khi nhặt được vợ - Sự thay đổi về tâm lí: + Cảm giác đầu tiên của Tràng khi nhặt được vợ là sựTâm ngạclí của nhiênTràng có những thay đổi như thế + Tràng lo lắng Theo em, hành động bỏ Em thấy cáchnàobiểu? lộ ra 2 hào mua dầu thắp + Vui sướng, hạnh phúc tình yêu của Tràng có gì của Tràngđặccóbiệtý nghĩa? gì?
  9. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN NHẶT (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) 2. Nhân vật Tràng a. Hoàn cảnh của Tràng trước khi lấy vợ b. Việc Tràng lấy vợ c. Diễn biến tâm trạng của Tràng sau khi nhặt được vợ Trong những cảm xúc đa dạng đó, có thể thấy ấn tượng nhất là niềm vui sướng, hạnh phúc. Đó là cảm xúc rất nhân văn, rất người, xua tan nỗi ám ảnh về cái đói, cái chết trong tác phẩm. - Sự thay đổi về tính cách: Tràng trở thành người đàn ông chững chạc, trưởng thành, chín chắn, đầy tinh thần trách nhiệm với gia đình.
  10. I. TÌM HIỂU CHUNG VỢ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN NHẶT (Kim 1. Tình huống truyện Vợ nhặt Lân) 2. Nhân vật Tràng a. Hoàn cảnh của Tràng trước khi lấy vợ b. Việc Tràng lấy vợ c. Diễn biến tâm trạng của Tràng sau khi nhặt được vợ - Sự thay đổi về tính cách: Những chi tiết nào cho 3. Nhân vật người vợ nhặt thấy sự thay đổi về tính cách của Tràng? a. Người vợ nhặt là một người phụ nữ nông dân khốn khổ, cùng đường bởi vậy có lúc trở nên liều lĩnh, táo bạo và đánh mất tự trọng.
  11. VỢ I. TÌM HIỂU CHUNG NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim Lân) 1. Tình huống truyện Vợ nhặt 2. Nhân vật Tràng 3. Nhân vật người vợ nhặt a. Người vợ nhặt là một người phụ nữ nông dân khốn khổ, cùng đường bởi vậy có lúc trở nên liều lĩnh, táo bạo và đánh mất tự trọng. b. Những thay đổi của cô vợ nhặt sau khi lấy Tràng. ➔ Bằng con mắt đầy bao dung, nhân văn, Kim LânTheo đã nhìn em, cănsâu cứvàovào tính cách và tâm hồn người vợ nhặt để cho thấy sau sự kiện đầyTừ bấtlúc ngờ,trở ngẫuthànhđâu đểnhiênvợtacủa rút là trởra nhậnthành vợ nhặt của Tràng, thị đã trở về đúng bản chất tốt đẹp của mình,Tràng là, người ngườivợ phụxétnhặt nữtrên hiền? hậu, đảm đang, biết chăm lo cho gia đình và cũng mang một niềmđã tincó nhữngmãnh liệtthay vàođổi cuộc sống. Nếu nửa đầu cuộc đời của thị là kết tinh đậm đặc giá trị hiện thựcnào thìvề tínhnhữngcách biến? đổi sau đó lại là biểu tượng rõ nhất cho chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
  12. VỢ I. TÌM HIỂU CHUNG NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim Lân) 1. Tình huống truyện Vợ nhặt 2. Nhân vật Tràng 3. Nhân vật người vợ nhặt Kim Lân giới thiệu về 4. Nhân vật bà cụ Tứ sự xuất hiện của bà cụ a. Sự xuất hiện của nhân vật Tứ như thế nào? b. Tâm trạng bà cụ Tứ Sau khi nghe Buổi sang Lần đầu Phân tích diễn biến tâm Tràng giới thiệu hôm sau lí của bà cụ Tứ theo sơ đồ sau:
  13. VỢ I. TÌM HIỂU CHUNG NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim Lân) 1. Tình huống truyện Vợ nhặt 2. Nhân vật Tràng 3. Nhân vật người vợ nhặt 4. Nhân vật bà cụ Tứ ➔ Kim Lân đã dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ đầy xúc động, nổi bật lên vẻ đẹp của tình người, tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả và niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Kim Lân đã trực tiếp khẳng định: “Đối với tôi, phần xúc động nhất khi đọc lại tác phẩm là đoạn bà cụ Tứ về nhà. Ở đó, tình người của người mẹ thật lớn. Đó là bản chất nhân đạo của người VN và cũng là chủ đề của câu chuyện.
  14. VỢ I. TÌM HIỂU CHUNG NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim Lân) 1. Tình huống truyện Vợ nhặt 2. Nhân vật Tràng 3. Nhân vật người vợ nhặt 4. Nhân vật bà cụ Tứ 5. Giá trị hiện thực, nhân đạo a. Giá trị hiện thực - Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít nhật đã gây ra nạn đói năm 1945. - Còn có một hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng của người dân khi đến với cách mạng.
  15. VỢ I. TÌM HIỂU CHUNG NHẶT II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Kim Lân) 1. Tình huống truyện Vợ nhặt 2. Nhân vật Tràng 3. Nhân vật người vợ nhặt 4. Nhân vật bà cụ Tứ 5. Giá trị hiện thực, nhân đạo a. Giá trị hiện thực a. Giá trị nhân đạo - Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ. - Lên án tội ác của thực dân, phát xít. - Trân trọng tấm lòng nhân đạo, niềm khao khát hạnh phúc bình dị của những người dân nghèo. - Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng