Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 7: Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng) - Trường THPT Nguyễn Công Trứ

pptx 18 trang thuongnguyen 5063
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 7: Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng) - Trường THPT Nguyễn Công Trứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_7_doc_van_tay_tien_quang_dung.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 7: Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng) - Trường THPT Nguyễn Công Trứ

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Tổ 2: Minh Anh Nam Hải Ngọc Lan Thanh Hải Tiến Phúc Trung Hiếu Thành Đạt Quốc Dũng Quỳnh Hương Tuấn Anh Trúc Hậu Tiến Dũng
  2. 4 câu đầu: Kỉ niệm về đêm liên hoan với tình quân dân thắm thiết: “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu , nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
  3. B – Đọc hiểu văn bản II. PHÂN TÍCH (TT) Đoạn 2 : Cảnh đêm liên hoan Ánh sáng + Màu sắc + Âm thanh Thế giới ánh sáng , vũ điệu âm thanh, rất thực, rất mộng Ánh lửa đuốc Xiêm áo Tiếng khèn và rất ảo lộng lẫy Hai chữ “kìa em” diễn tả tâm trạng vừa xung sướng , vừa say mê ,vừa ngạc nhiên Cô gái hiện ra trong điệu múa ,vừa e thẹn ,vừa tình tứ ,hồn thơ lãng mạn của QD như được chấp cánh bởi vẻ đẹp của con người và cảnh vật nơi đây Kỷ niệm kháng chiến + tình quân dân .Vẻ đẹp thơ mộng đầy sức lôi cuốn , thiên nhiên và con người được nhìn bằng đôi mắt lãng mạn
  4. Từ “bừng lên” kết hợp với hình ảnh đẹp “ đuốc hoa” miêu tả không khí sôi nổi , cả doanh trại bừng sáng , lung linh ánh lửa đuốc khi đêm văn nghệ bắt đầu.
  5. Khèn là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc còn “man điệu” là một điệu nhạc “lạ” đặc trưng văn hoá của những con người nơi đây. Hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy là điệu múa Lam vông quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ”, làm đắm say tâm hồn các chàng lính trẻ.
  6. Tiếng reo “kìa em xiêm áo tự bao giờ” thể hiện sự ngỡ ngàng , ngạc nhiên , say mê của các anh lính Tây Tiến trước vẻ lộng lẫy bất ngờ của những thiếu nữ Mường, những thiếu nữ Thái, những cô phù xao Lào xinh đẹp, duyên dáng “e ấp” trong bộ xiêm áo rực rỡ
  7. 4 câu tiếp theo: thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình: “ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa .”
  8. B – Đọc hiểu văn bản II. PHÂN TÍCH (TT) Đoạn 2 : Cảnh sông nước Không gian dòng sông vào buổi chiều Mênh mang mờ ảo ,lặng Chiều sương + dòng sông + hồn lau lờ hoang dại – đậm sắc màu cổ tích Vẻ đẹp của thiên nhiên Hồn lau Phần thiêng liêng cảnh vật Ẩn chứa linh hồn sâu nặng Hoa đong đưa Tình tứ làm duyên làm dáng , hoa như có linh hồn Đoạn thơ được viết bằng cảm hứng lãng mạn ,tất cả tạo ra vẻ đẹp lung linh huyền ảo như một bức tranh lụa tinh tế tài hoa
  9. “Hồn lau” – những cây lau không còn vô tri vô giác mà có linh hồn. Phải là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ấy. “Ngàn lau cười trong nắng Hồn của mùa thu về Hồn của mùa thu đi Ngàn lau xao xác trắng” (Chế Lan Viên)
  10. Thiên nhiên Tây Bắc vốn nổi tiếng với con sông Mã, một dòng sông đã chứa trong nó biết bao dữ dội. Nhưng ở đây, dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kỳ lạ.
  11. * Cảnh sông nước miền Tây - Điệp từ “có thấy, có nhớ” diễn tả tinh tế tâm hồn của nhà thơ gửi vào cỏ cây sông nước =>Nét vẽ thi trung hữu hoạ - "Hoa đong đưa" là hình ảnh ẩn dụ gợi tả các cô gái miền Tây xinh đẹp lái thuyền độc mộc duyên dáng, uyển chuyển như những bông hoa rừng đang "đong đưa" trên sông suối. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc trào dâng của nhà thơ về những kỉ niệm đẹp với thiên nhiên và con người miền Tây.
  12. Sử dụng bút pháp gợi tả Kết hợp hài hòa giữa chất nhạc và chất thơ. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị
  13. Tóm lại, tám câu thơ của khổ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên , con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ , thơ mộng , trữ tình . Chất nhạc , chất hoạ , chất mơ mộng hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp .Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại , tinh tế , uyển chuyển . Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa , lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ .