Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 9: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)

ppt 14 trang thuongnguyen 6882
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 9: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_9_doc_van_viet_bac_to_huu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 9: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)

  1. Tác giả Tố Hữu ( Phần tác phẩm).
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Việt Bắc là căn cứ địa của CMVN trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được kí kết. Tháng 10 – 1954, các cơ quan của Đảng và chính phủ rời chiến khu VB về thủ đô Hà Nội. - Trong không khí chia tay đầy lưu luyến, nhân sự kiện có tính chất thời sự đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc in trong tập thơ cùng tên. 2. Bố cục: 2 phần. - Phần đầu: Tái hiện kỉ niệm CM và kháng chiến. - Phần sau: Niềm tin vào tương lai tươi sáng, biết ơn Đảng và Bác. * Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm.
  3. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1.Tám câu đầu: Cuộc chia tay đầy lưu luyến. - Sử dụng hình thức đối đáp: Mình – ta ➔ Giọng thơ ngọt ngào, da diết, âm hưởng ca dao làm cho lời thơ thêm truyền cảm. - Người Việt Bắc: + Mình về mình có nhớ ta: Câu hỏi thiết tha. + Mười lăm năm ấy : Nhắc nhở thời gian gắn bó. + Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn: Ẩn dụ, nhắn nhủ người về xuôi ghi nhớ nghĩa tình của nhân dân.
  4. - Người về xuôi: + Tiếng ai tha thiết : Người VB nói thiết tha, người về xuôi nghe tha thiết ➔ Sự hô ứng về tình cảm cho thấy mối gắn bó máu thịt giữa nhân dân với CM. + Bâng khuâng, bồn chồn: Từ láy diễn tả cảm xúc lưu luyến. + Áo chàm: Hoán dụ. Thể hiện hình ảnh thân thương của người VB. + Cầm tay: Cử chỉ giản dị, chân thành Sự gắn bó, niềm lưu luyến được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị mà giàu cảm xúc.
  5. 2. Mười hai câu tiếp: Lời người Việt Bắc. - Điệp ngữ: Mình đi có nhớ, mình về có nhớ ➔ nhắc nhở người đi những kỉ niệm không thể nào quên. - Những kỉ niệm: + Mưa nguồn suối lũ : Gian khổ vì thiên nhiên khắc nghiệt. + Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai. Gian khổ về vật chất / Trách nhiệm lớn lao
  6. + Trám bùi để rụng / măng mai để già. ➔ Nhắc những sản vật núi rừng. Rừng núi như hoang vắng hơn khi vắng bóng ngưới thương. + Hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son ➔ Tương phản: Tấm lòng Việt Bắc son sắt tỏa sáng trên nền lau xám nghèo khổ.  Với biên pháp tiểu đối, liệt kê, hoán dụ, tương phản đậm đà tính dân tộc, nhà thơ nhập vai người VB để thể hiện những kỉ niệm của một thời gian khổ, hi sinh nhưng ngời sáng tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
  7. 3. Nỗi nhớ cảnh, nhớ người Việt Bắc: - Nỗi nhớ: Nhớ gì như nhớ người yêu ➔ So sánh để đặc tả nỗi nhớ cồn cào, da diết nhất. - Thiên nhiên: Trăng nắng chiều từng bản khói cùng sương, rừng nứa, bờ tre, Ngòi Thia, sông Đáy ➔ Nghệ thuật liệt kê những nơi chốn thân quen, bút pháp chấm phá tái hiện bức tranh thiên nhiên VB thơ mộng, cùng bóng dáng những con người thương mến sớm hôm đi về. - - Nhớ người mẹ Việt Bắc: “ Nắng cháy lưng” ➔ Hình ảnh thân thương, xúc động về người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó.
  8. - Nhớ những ngày công tác: + Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng: Tiểu đối, nhắc nhở nghĩa tình sâu nặng của nhân dân. + Lớp học i tờ: Người CM giúp nhân dân học chữ. + Đồng khuya đuốc sáng ca vang : Không khí rộn rã vui tươi, lạc quan. + Tiếng mõ, tiếng chày: Âm thanh thân thuộc, gợi không gian VB yên ả, nên thơ.  Cuộc sống của người CM chan hòa trong cuộc sống của nhân dân, gắn bó thắm thiết không rời.
  9. - Bức tranh tứ bình VB: + Mùa đông: Màu sắc đối lập xanh- đỏ, hình ảnh tỏa sáng “nắng ánh dao gài thắt lưng” ➔ Mùa đông ấm áp, rực rỡ sắc màu, người VB trong tư thế làm chủ núi rừng, tầm vóc kỳ vĩ. + Mùa xuân: Màu trắng thanh khiết của hoa mơ gợi cảm giác thư thái nhẹ nhàng, mùa xuân êm đềm, thanh khiết, đầy chất thơ, người VB lặng thầm lao động “đan nón chuốt từng sợi giang” ➔ Hiền hòa, tỉ mỉ, tài hoa. + Mùa hạ: Bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tả âm thanh độc đáo, tiếng ve như bát màu vàng sóng sánh lan tỏa khắp khu rừng phách, từ “đổ” thể hiện tinh tế sự chuyển biến của sắc màu. Và cô gái VB hái măng chăm chỉ dù một mình. ➔ Thiên nhiên sống động, con người dễ thương dễ mến. + Mùa thu: Gợi tả bức tranh rừng thu thơ mộng trong ánh trăng hòa bình và tiếng hát ngợi ca ân tình thủy chung của người VB với CM. ➔ Đề cao đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
  10.  Bức tranh tứ bình về bốn mùa đạt đến độ hài hòa cân xứng, quấn quít giữa một câu tả cảnh với một câu tả người, làm cho thiên nhiên ấm áp, dồi dào sức sống, mang vẻ đẹp đẫm sắc thái phương đông.  Tình yêu tha thiết của nhà thơ với cảnh, với người VB.
  11. 4. Nhớ Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến: a. Buổi đầu gian khổ: - Núi giăng thành lũy sắt dày. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. ➔ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ “rừng” rải kín câu thơ tạo ra thế trận của trường thành lũy thép vây bọc quân thù. - Đất trời ta một lòng: Tinh thần đoàn kết vượt qua gian khổ trong giai đoạn đầu. - Nhớ bao trận chiến vang dội: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, Phố Ràng, Cao – Lạng
  12. b. Giai đoạn chiến thắng: Đẹp nhất là hình ảnh toàn dân kháng chiến: Những đường Việt Bắc của ta. Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. + Láy, điệp âm: đêm đêm, rầm rập, rung, điệp điệp, trùng trùng + Hình ảnh thơ đẹp: Ánh sao đầu súng, mũ nan, đỏ đuốc + Thậm xưng: Bước chân nát đá + Ẩn dụ giàu ý nghĩa: Nghìn đêm, đèn pha ngày mai lên ➔ Hình thức thơ tráng ca, mang dáng dấp sử thi, tiết tấu thơ mạnh mẽ, hình ảnh kì vĩ, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh. Tất cả tạo nên một bức tranh hoành tráng, thể hiện sức mạnh của toàn quân và toàn dân, niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của đất nước.
  13. c. Việt Bắc – Biểu tượng của niềm tin CM: + Công tác kháng chiến: điều quân, giữ đê, phòng hạn ➔ Giọng thơ tươi vui, rộn rã. + Ở đâu Trông về : Điệp khúc, câu hỏi tu từ, lời đối đáp tinh tế.  Việt Bắc trở thành biểu tượng của niềm tin CM, tượng trưng cho sức mạnh kháng chiến, sức mạnh của toàn dân tộc.
  14. III. GHI NHỚ ◼ SGK ( Học thuộc) IV. LUYỆN TẬP: