Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Ôn tập văn thuyết minh - Phạm Thị Thái Linh

ppt 25 trang Hương Liên 21/07/2023 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Ôn tập văn thuyết minh - Phạm Thị Thái Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_on_tap_van_thuyet_minh_pham_thi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Ôn tập văn thuyết minh - Phạm Thị Thái Linh

  1. Người thực hiện: Phạm Thị Thái Linh Đơn vị công tác: Trường TH$THCS Đông Các Email: thailinh7882@gmail.com. Sđt: 0976417882 ID: 471-849-5510
  2. ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
  3. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH I.Ôn tập lý thuyết ? Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế 1. Vai trò, tác dụng nào trong cuộc sống ? - Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng ? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn 2. Tính chất bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
  4. ÔN TẬP VỀ VĂN THUYẾT MINH I. Ôn tập lý thuyết 1. Vai trò, tác dụng - Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng 2. Tính chất So sánh tính chất khác nhau giữa văn bản thuyết minh và các văn bản khác. Loại văn Văn bản Tự Văn bản Văn bản Văn bản Văn bản bản sự miêu tả Biểu cảm Nghị luận Thuyết minh Kể lại sự Tái hiện Biểu đạt Trình bày Trình bày Đặc điểm việc theo đặc điểm`, tình cảm, ý kiến, tri thức một trình tính chất cảm xúc luận điểm khoa học tự nhất của sự của con chính xác, định vật, sự người khách việc quan.
  5. ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH I.Ôn tập lý thuyết 1. Vai trò, tác dụng ? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính - gì? Bài văn thuyết minh phải chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện làm Nhữngnổi bật phươngđiều gì? pháp tượng thuyết minh nào thường 2. Tính chất được vận dụng trong văn Loại văn Văn bản Văn bản Văn bản Văn bản Văn bản - Chính xác, khách quan, khoa học. bản Tự thuyếtsự miêu minh? tả Biểu cảm Nghị Thuyết luận minh 3. Yêu cầu - Quan sát, tìm hiểu, nắm bắt được Kể lại Tái Biểu đạt Trình Trình đặc điểm, tính chất của đối tượng. Đặc sự việc hiện tình bày ý bày tri điểm theo đặc cảm, kiến, thức 4. Phương pháp một điểm`, cảm luận khoa trình tự tính xúc của điểm học - Định nghĩa, liệt kê, ví dụ, so sánh, nhất chất con chính đối chiếu, phân tích, phân loại, định của sự người xác, vật, sự khách dùng số liệu việc quan.
  6. TIẾTTiết 84 84 . ÔNÔn TẬP tập VỀvề VĂNvăn BẢNbản thuyếtTHUYẾT minh MINH Củng cố Hãy nêu những cách để làm tốt bài bài thuyết minh? - Nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng để tích lũy tri thức - Nắm được bản chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh. ? Kể tên những phương pháp thuyết minh mà em đã học? - Phương pháp định nghĩa, giải thích. - Phương pháp nêu ví dụ ? Phương pháp nào quan trong nhất . - Phương pháp nêu số liệu - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp liệt kê - Phương pháp phân loại, phân tích
  7. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH ? Kể tên các kiểu văn bản thuyết minh đã học? Ngoài ra còn có những dạng thuyết minh nào mà em biết? - Thuyết minh về một thứ đồ dùng. - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. - Thuyết minh về một thể loại văn học. - Thuyết minh về một giống vật nuôi. -Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) - Thuyết minh về một loài cây, loài hoa
  8. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH II. Luyện tập ? Đọc tư liệu và quan sát các bức tranh sau. Dựa vào đó và dựa 1. Bài tập 1 vào hiểu biết của em, hãy viết một đoạn văn từ 5-> 7 câu (thuộc thân bài) giới thiệu di tích lịch sử Đền Hùng? 2. Bài tập 2 Vị trí: Núi Hùng (Núi Nghĩa Lĩnh, núi Cả, núi Hy Cương-cao 175m so với mặt nước biển), có 150 loài thảo mộc. Địa chỉ: Thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì (PT). - Đền Hạ: Nơi Bác Hồ nói chuyện 1945. - Đền Trung: Vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu - Đền Thượng:Thờ 18 vị vua Hùng. Đền Thượng Đền Trung Dù ai đi ngược về xuôi Cổng Đền Đền Hạ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
  9. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH I. Ôn tập lý thuyết Đọc đoạn văn tham khảo sau 1. Vai trò, tác dụng (1) Đền Hùng là một di tích lịch sử nổi tiếng - Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính của tỉnh Phú Thọ nói riêng, của cả nước nói chất, nguyện nhân của các sự vật, hiện chung. (2) Đền Hùng là nơi thờ tự các vua tượng Hùng, những vị vua đầu tiên của đất nước ta. 2. Tính chất: Chính xác, khách quan, KH (3) Đền Hùng tọa lạc trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh 3. Yêu cầu hay còn gọi là núi Hùng, núi Cả, núi Hy - Quan sát, tìm hiểu, nắm bắt được đặc Cương, cao 175m so với mực nước biển.(4) Đầu điểm, tính chất của đối tượng. tiên, chúng ta bước đến cổng đền được xây năm 1917 với dòng chữ “Cao sơn cảnh hành”. 4. Phương pháp (5) Theo những bậc đá mòn dưới những tán - Định nghĩa, liệt kê, ví dụ, so sánh, đối cây cổ thụ xanh mát, chúng ta lên đến Đền Hạ chiếu, phân tích, phân loại rồi đến Đền Trung và cuối cùng là Đền II. Luyện tập Thượng. (6) Men theo sườn dốc, chúng ta đến với Đền Giếng gắn liền với bao huyền tích lịch 1. Bài tập 1: sử về những nàng công chúa xa xưa.(7) Đến thăm đền Hùng, du khách sẽ cảm nhận được 2. Bài tập 2: không khí trang nghiêm, u tịch và huyền bí, gợi sự thiêng liêng và lòng thành kính đối với tổ Thuyết minh về cách gói bánh trưng. tiên của chúng ta.
  10. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 10 chiếc bánh: •Lá dong để gói: 50 cái nên chọn những loại lá bánh tẻ (là loại lá không non quá, cũng không bị già quá). Kích thước của lá nên to đều nhau để khi gói bánh không bị xộc xệch. •Gạo nếp: 5 cân (nên dùng loại gạo ngon) •Đỗ xanh: 1.5 cân( chọn loại đỗ mới, bở, vàng thì bánh mới ngon) •Thịt Ba chỉ: 1 cân •Hạt tiêu, muối.
  11. Cách chọn lá dong xanh đẹp gói bánh chưng - Lá dong có hình elip, tán lá to, rộng, có màu xanh tươi rất đẹp. Người ta thường dùng lá dong gói bánh chưng để bánh có màu đẹp cũng như bắt mắt hơn dùng lá chuối. - Để có thể chọn được lá dong tươi, bạn quan sát kĩ phần bên ngoài của lá. Lá phải tươi, có độ dai tốt, không bị giòn. Chọn lá có màu sắc xanh đậm, phiến lá to vừa phải để có thể gói trọn được phần nhân bên trong. - Nên chọn loại lá bánh tẻ là lá không quá già cũng không quá non, như vậy bánh mới có được màu xanh đẹp. - Không nên chọn những lá héo, sờ vào có cảm giác khô cứng, không mềm dai như lá tươi. Chọn những lá còn nguyên vẹn, không bị tét hay rách ở bất kì phần nào. - Một chiếc bánh chưng cần khoảng 4 lá dong. Vì vậy bạn nên nhắm chừng và chọn số lượng lá phù hợp với số lượng bánh muốn làm. - Trước khi gói bánh, lá dong cần được ngâm vào trong thau nước từ 30 đến 45 phút. Sau đó, dùng khăn mềm lau rửa nhẹ nhàng hai bên mặt lá thật sạch và để ráo nước. - Dùng khăn khô, sạch lau lại lá một lần nữa để lá không còn nước
  12. + Bước 1: Gạo đem ngâm khoảng 2 tiếng cho gạo được mềm ( không ngâm gạo quá lâu sẽ khiến gạo bị chua và bở). Sau khi ngâm đủ thời gian, các bạn đem đãi gạo vài lần cho sạch, nhặt bỏ những hạt xấu. Để bánh có vị đậm đà, các bạn đem xóc gạo với 1 thìa con muối.
  13. + Bước 2: Lá dong về các bạn đem rửa thật sạch, lá sạch sẽ giúp giữ bánh được lâu, không bị nhanh hỏng. Lá sau khi rửa sạch đem lâu khô. Tiếp đó, dùng kéo cắt phần sống lá, các bạn nên chú ý cắt khéo 1 chút để không bị cắt vào phần lá, sẽ dễ bị rách. Phần sống lá sau khi cắt ra đem giữ lại sẽ còn dùng cho những bước sau.
  14. + Bước 3: Thịt thái miếng to bản, dày khoảng từ 2-4 cm, dài khoảng 6cm như hình dưới. Ướp thịt với chút muối và hạt tiêu để thịt được đậm đà và thơm ngon các bạn nhé.
  15. + Bước 4: Gói bánh: trước tiên các bạn xếp 4 lá vuông góc như hình dưới, 2 lá dong ở dưới úp mặt lá xuống, còn 2 lá dong ở trên thì đem ngửa mặt lá lên (mục đích là khi dỡ bánh, bánh sẽ không bị dính vào lá).
  16. Cho 1 bát con gạo vào giữa mặt lá như hình dưới
  17. + Bước 5: Lấy 1/2 nắm đỗ xanh, ấn nhẹ xuống cho phần đỗ xanh lõm xuống. Đặt miếng thịt ba chỉ vào phần lõm đó, úp 1/2 phần đỗ xanh còn lại lên trên, nắm lại nhẹ nhàng. Làm như thế cho đến hết lượng đỗ và thịt nhé.
  18. + Bước 6: Đặt nhân vừa vo tròn lên phần gạo. Đổ 1 bát con gạo nữa lên phía trên phần nhân. Dùng tay san đều cho gạo phủ kín phần nhân.
  19. + Bước 7: Dùng tay lần lượt gấp phần lá bên phải sang bên trái nhưng chú ý các bạn phải quấn chặt tay nhé. Phần lá dong thừa các bạn gập mép lại, gập vào bên trong để giấu lá thừa. Sau đó, gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.
  20. + Bước 8: Các bạn cần chuẩn bị 4 chiếc lạt để gói bánh. Buộc 2 chiếc lạt đầu tiên song song để giữ cho bánh chặt. Hai lạt sau vuông góc với 2 lạt trước.
  21. Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt và vuông đẹp hơn.
  22. Dàn ý thuyết minh về bánh chưng I. Phần mở bài: Nêu vài nét về bánh chưng Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về người người là nô nức sắm sửa chuẩn bị những món ăn Tết để chiêu đãi bạn bè, người thân. Trong đó bánh chưng là món ăn dân tộc không thể thiếu, bánh chưng có lịch sử lâu đời và trở thành nét ẩm thực quan trọng của người Việt. II. Phần thân bài 1. Nguồn gốc của bánh chưng - Vua Hùng thứ 6 tổ chức cúng tổ tiên, yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ngon vật lạ. - Lang Liêu được thần mách bảo tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng vua. - Từ đó đến nay đã hàng ngàn năm nhưng bánh chưng vẫn được lưu giữ và nhân dân thường nấu bánh chưng thờ cúng tổ tiên mỗi dịp Tết. 2. Hướng dẫn cách làm bánh chưng - Nguyên liệu chính: nếp, lá dong, thịt, đậu xanh + Nếp chọn những hạt chắc, tròn. + Đậu xanh nên chọn loại có màu vàng đẹp để làm nhân bánh chưng. + Lá dong cần phải tươi, gân chắc, không bị rách. Lá dong ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của bánh chưng. + Thịt: chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, thịt thường được xay nhuyễn trước khi làm nhân. - Gói bánh + Thường dùng khuôn để gói bánh chưng cho đẹp. + Khéo léo gấp 4 góc lá dong lại, bên trong gồm có nhân (đậu, thịt, nếp). + Dùng dây để gói bánh chưng lại, dây giúp nhân bên trong không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh. - Nấu bánh chưng + Tùy theo số lượng mà chuẩn bị nồi to hay nhỏ. + Đổ nước vào nồi, cho bánh chưng vào và nấu bằng củi trong thời gian từ 6 đến 10 tiếng. + Phải nấu lâu để bánh chưng chín đều và ngon hơn. - Trang trí + Bánh chưng sau khi chín nhẹ nhàng gỡ bánh. Cắt bánh cho ra đĩa. + Ăn kèm bánh chưng với nước chấm hoặc một số món khác như củ hành muối, dưa món 3. Dùng bánh chưng để làm gì? + Những chiếc bánh đẹp thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên. + Bánh chưng đãi khách đến nhà hoặc làm quà biếu. + Dùng ăn trong nhà trong những ngày Tết. - Ý nghĩa bánh chưng + Món ăn truyền thống dân tộc, tượng trưng cho sự tròn đầy và hạnh phúc trong năm mới. + Đề cao nền văn minh lúa nước và sự biết ơn đối với tổ tiên. III. Phần kết bài: Nêu vị trí của bánh chưng món ăn dân tộc trong những ngày Tết.
  23. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập về văn thuyết minh. - - Học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng, Ông đồ, Tức cảnh Pác Bó.