Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 15, 16: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Thị Đoan

pptx 23 trang Hương Liên 15/07/2023 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 15, 16: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Thị Đoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_15_16_chuyen_nguoi_con_gai_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 15, 16: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Thị Đoan

  1. (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
  2. Em hãy giới thiệu đôi I.Tìm hiểu chung: nét về tác giả và tác 1.Tác giả, tác phẩm: phẩm ? - Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI - Ông là người học rộng tài cao, sống ẩn dật. Văn bản được trích từ “ Truyền kỳ mạn lục”, tập truyện gồm 20 câu chuyện kỳ lạ xảy ra trong dân gian viết bằng chữ Hán.
  3. Đền thờ bà Vũ bên sông Hoàng Giang(Hà Nam)
  4. Đền bà Vũ bên sông Hoàng Giang(Hà Nam)
  5. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả, tác phẩm: 2. Bố cục: > 3 phần II. Văn bản: 1. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương:
  6. Em hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương qua từng thời điểm ?
  7. - Trước khi lấy chồng: Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết. - Khi lấy chồng: Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, giữ cho gia đình đầm ấm hạnh phúc. - Khi tiễn chồng đi lính: Nàng không màng danh lợi mà chỉ, mong ngày về được hai chữ bình yên. - Khi xa chồng: Nàng là người phụ nữ đảm đang, người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo. - Khi bị chồng nghi oan: Nàng dùng lời lẽ để phân giải, sau đó tự tìm đến cái chết để minh oan cho tấm lòng trong sạch, chung thủy của mình.
  8. Qua đó em có nhận xét gì về phẩm chất của Vũ Nương?
  9. Vũ nương là người phụ nữ hiền thục đảm đang hiếu thảo. Nàng hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa.
  10. TRAO ĐỔI CÙNG BẠN -Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? - Em có suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ ở xã hội phong kiến?
  11. 2. Bi kịch của Vũ Nương: * Nguyên nhân: - Do lời nói của con thơ (Đây là tình huống bất ngờ) - Do tính cách của Trương Sinh đa nghi, hồ đồ, ghen tuông độc đoán, vũ phu. - Do cuộc hôn nhân bất bình đẳng (Nguyên nhân gián tiếp)
  12. * Ý nghĩa của bi kịch: - Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Lên án tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, phân biệt giàu nghèo.
  13. Tìm yếu tố kì ảo có trong truyện? Đưa những yếu tố đó vào truyện nhằm thể hiện điều gì?
  14. * Yếu tố kì ảo: + Phan Lang nằm mộng, thả rùa xanh + Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được Linh Phi cứu sống, đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương + Vũ Nương chết - sống dưới thủy cung - xuất hiện khi Trương Sinh lập đàn giải oan.
  15. Khi nghe Phan Lang nói: Nhà cửa tiên nhân của nương tử cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt  Qua chi tiết Vũ Nương ứa nước mắt cho thấy nàng vẫn lo lắng, đau lòng khi nghe nhắc đến hoàn cảnh hiện tại của Trương Sinh- người dẫn đến cái chết oan nghiệt cho nàng Nàng là người bao dung, giàu lòng vị tha.
  16. * Ý nghĩa: - Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình. - Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm: nỗi oan được giải. - Thể hiện ước mơ của nhân dân về lẽ công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng vẫn được minh oan.
  17. IV. Tổng kết: Truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. - Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. - Học thuộc nội dung trong vở ghi
  18. V. Chuẩn bị: Soạn bài, xưng hô trong hội thoại.
  19. Chúc các em học tốt!