Bài giảng Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở Trường Tiểu học - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học &THCS Hồng Thái

pptx 27 trang Minh Phúc 16/04/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở Trường Tiểu học - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học &THCS Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoat_tonhom_chuyen_mon_o_truong_tieu_hoc_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở Trường Tiểu học - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học &THCS Hồng Thái

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG TH&THCS HỒNG THÁI SINH HOẠT TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Hồng Thái , ngày 22 tháng 05 năm 2020
  2. I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý 1. Sinh hoạt chuyên môn (SHCM) được tổ chức theo đơn vị tổ hoặc khối chuyên môn, theo đơn vị trường hoặc cụm trường, hay toàn quận. - Đối với GV dạy các môn chuyên biệt, tự chọn, tuỳ thuộc vào số lượng GV từng môn của các trường trong quận, Phòng GD&ĐT sẽ quy định hình thức SHCM của GV từng môn này (theo trường, cụm trường hay toàn quận); nếu trường có từ 03 GV/môn có thể tổ chức SHCM nhóm hoặc cấp trường.
  3. I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý 2. Thời lượng và nội dung: 2.1. Số lần SHCM của tổ, khối tại trường có thể từ 02 đến 04 lần/tháng; cấp cụm trường hay toàn quận do Phòng GD&ĐT quy định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. 2.2. Nội dung: - SHCM thường xuyên - SHCM theo chủ đề - SHCM theo hướng nghiên cứu bài học (dựa trên phân tích hoạt động học tập của HS).
  4. I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý 3. Với Hoạt động trải nghiệm: - Loại hình Sinh hoạt lớp và Hoạt động giáo dục theo chủ đề: SHCM GV cùng khối lớp. - Loại hình Sinh hoạt dưới cờ: SHCM GV chủ nhiệm toàn trường và GV TPT Đội. - Với các nội dung, chủ đề tuỳ thuộc sự liên quan có thể mời PHHS, các lực lượng tham gia trải nghiệm với HS cùng tham gia SHCM.
  5. II. NỘI DUNG 1. SHCM thường xuyên: - Được tổ chức định kì ít nhất 2 lần/tháng theo Điều lệ hoặc Quy chế của nhà trường, nội dung phải cụ thể, thiết thực, do chính GV, CBQL nhà trường đề xuất, thống nhất thực hiện. - Nội dung: + Thảo luận các bài học trong SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học/giáo dục; thống nhất những nội dung cần điều chỉnh; trao đổi về kinh nghiệm, phương pháp tổ chức các HĐ dạy học/giáo dục, đánh giá HS.. + Các hoạt động hành chính, sự vụ khác trong hoạt động của tổ chuyên môn.
  6. II. NỘI DUNG 2. SHCM theo chủ đề: 2.1. Được tổ chức theo kế hoạch của tháng, học kỳ hoặc cả năm, bao gồm các nội dung: - Thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học: căn cứ vào chương trình và SGK, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; hoặc những vấn đề mới, khó trong chương trình của từng môn học. VD: Chuyên đề về giải Toán chuyển động (Toán 5) Chuyên đề về dạy học tích hợp các kiến thức trong một bài học Chuyên đề về PP, kĩ thuật DH tích cực
  7. 2. SHCM theo chủ đề: - Xây dựng và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích và đánh giá bài dạy của GV theo hướng phân tích hoạt động học tập của HS. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra và đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS; xây dựng các ma trận, các đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhận thức. - Thảo luận trao đổi về sáng kiến của CBQL, GV. - Tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế dạy học tại các trường điển hình trong quận, thành phố, cả nước
  8. 2. SHCM theo chủ đề: 2.2. Quy trình * Bước 1: Chuẩn bị - Dự kiến về: nội dung công việc; tiến trình hoạt động; phương tiện cần cho hoạt động; giao nhiệm vụ cho ai, thời gian hoàn thành; việc thảo luận, kết nối thông tin như thế nào - Tổ/khối trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong tổ/khối.
  9. 2. SHCM theo chủ đề: * * Bước 2: Điều hành buổi SHCM - Triển khai mục tiêu buổi SHCM, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận, nguyên tắc làm việc. - Các thành viên được phân công báo cáo nội dung chuẩn bị. - Tổ/khối trưởng tổ chức cho các thành viên thảo luận; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu; dẫn dắt hợp lý. * Bước 3: Kết thúc buổi SHCM - Đưa ra các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy/giáo dục HS.
  10. 3. SHCM theo hướng nghiên cứu bài học (dựa trên phân tích hoạt động học tập của HS) 3.1. Mục đích: - Qua dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của HS, phát hiện những khó khăn mà HS gặp phải, GV dạy minh họa và người dự giờ cùng tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của HS, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với đối tượng HS. - Quan tâm tới tất cả HS trong lớp, đặc biệt chú ý tới những HS còn yếu hoặc ít tham gia vào các hoạt động học tập, không bỏ rơi bất cứ HS nào - Tạo cơ hội để GV phát triển năng lực chuyên môn, phát huy tính sáng tạo. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa, mỗi GV tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình. - Dự giờ không đánh giá xếp loại giờ dạy của GV theo tiêu chí quy định.