Bài giảng Sinh học 9 - Bài 1: Ôn tập về ADN

ppt 13 trang minh70 4770
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Bài 1: Ôn tập về ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_9_bai_1_on_tap_ve_adn.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Bài 1: Ôn tập về ADN

  1. PHÒNG HỌC TRỰC TUYẾN MÔN SINH HỌC LỚP 9A Giáo viên: Bùi Thị Xuân Anh Trường THCS Hưng Thái Nghĩa
  2. Bài 1: ÔN TẬP VỀ ADN A. Hệ thống kiến thức I: Cấu tạo và cấu trúc không gian của ADN Nêu cấu tạo hóa học của ADN ? - Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C,H, O, N, P - ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit (gồm 4 loại: A,T,G,X) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ? - ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải, mỗi vòng xoắn dài 34A0 ,đường kính 20A0 ,gồm 10 cặp nucleotit. - Các Nu giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X và ngược lại.
  3. SƠ ĐỒ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA PHÂN TỬ ADN M¹ch 1 G G ADN con. T T X T X A M¹ch 1 A A G X A G T X Mạch mới T T X G T X A G A A G X A G T X Mạch mới ADN mẹ M¹ch 2 T T X G T X A G ADN con. A A G X A G T X M¹ch 2 Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra như thế nào?
  4. II. Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN. - ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. - Phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau và trở thành 2 mạch khuôn. - Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X (và ngược lại), 2 mạch mới được tổng hợp dần dần và ngược chiều nhau. - Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
  5. - Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con? - Nếu phân tử ADN nói trên tự nhân đôi liên tiếp k lần thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con? - Phân tử ADN theo những nguyên tắc nào? -Nguyên tắc bổ sung. -Nguyên tắc bán bảo toàn.
  6. B. Câu hỏi và bài tập Chọn đáp án cho câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của ADN • a. C, H, O, Na, S b. C, H, O, N, P • c. C, H, O, P, S d. C, H, N, P, Mg Đáp án b: C, H, N, O, P. Câu 2: Bốn loại đơn phân của ADN có kí hiệu: a. A, U, G, X c. A, T, G, X b. A, D, R, T d. U, R, D, X Đáp án c: A, T, G, X.
  7. Câu 3: Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở kỳ nào trong nguyên phân? • A. Kì trung gian B. Kì đầu • C. Kì giữa D. Kì cuối Đáp án A: Kì trung gian. Câu 4: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì: • A.Cả hai mạch đều nhận từ ADN mẹ • B.Cả hai mạch đều nhận từ môi trường • C. Có một mạch nhận từ ADN mẹ Đáp án C: Có một mạch nhận từ ADN mẹ.
  8. Câu 5: Một đoạn mạch đơn có trình tự như sau: -A-G-X-X-G-T-T-A-A-A-G-X- Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với đoạn mạch này là : a. -T-G-G-G-G-T-T-A-A-A-G-G- b. -T-X-X-X-X-T-T-A-A-A-X-G- c. -T-X-X-G-X-A-A-T-T-T-X-G- d.-T-X-G-G-X-A-A-T-T-T-X-G- Đáp án đúng là: d. -T-X-G-G-X-A-A-T-T-T-X-G-
  9. C. Một số công thức để giải bài tập N: Tổng số nucleotit của ADN: N= A+T+G+X= 2A+ 2G= 2T+ 2X. •  Tính chiều dài của gen (L) 0 • Lgen = L1 mach = N/2. 3,4 A • Tính số vòng xoắn hay chu kì xoắn: (C) • C =N/ 20 =L/34 •  Tính khối lượng (M) • M = N x 300 đvc * Bài tập áp dụng Bài 1: Một gen có số nucleotit loại A= 600, G= 900. Xác định tổng số nu của gen , số chu kì xoắn của gen. Giải: Tổng số nu của gen: N= 2.A+ 2.G=2.600+ 2.900= 3000 nu. Số chu kì xoắn của gen: C= N/ 20= 3000/ 20= 150 chu kì.
  10. Bài 2: Có hai đoạn ADN : -Đoạn thứ nhất có khối lượng là 900000 đvc. - Đoạn thứ hai có 2400 nuleotit. Cho biết đoạn ADN nào dài hơn và dài hơn bao nhiêu? Giải: - Xét đoạn ADN thứ nhât: Số lượng Nu của đoạn: N= M/ 300= 900000/300= 3000( nu) Chiều dài của đoạn ADN: L= N/2 x 3,4= 5100 A0 -Xét đoạn ADN thứ hai: Chiều dài của đoạn ADN: L= N/2 x 3,4= 4080 A0 Vậy đoạn ADN thứ nhất dài hơn đoạn thứ hai: 5100- 4080= 1020 A0
  11. Bài 3: Một đoạn của phân tử ADN có khối lượng là 1440000 đvc và có số nu loại adenin là 960 a. Tính số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại nu của đoạn phân tử ADN b. Tính chiều dài của đoạn ADN. Giải: a.Tổng số Nu của đoạn ADN : N= M/ 300= 1440000/ 300= 4800(nu) Số lượng và tỉ lệ từng loại nu của đoạn ADN là: A= T= 960 ( nu) = 960/ 4800. 100%= 20% G= X = 50% - 20%= 30% = 30% . 4800= 1440 ( nu) (Hoặc: G =X = N/2 – A= 4800/2 – 960= 1440(nu) Và %X =%G = 50% - 20%= 30% ) b. Chiều dài của đoạn phân tử ADN : L= N/2 x 3,4= 4800/ 2 x 3,4= 8160 A0
  12. Bài 4. Một đoạn ADN có A = 20%N và bằng 600 nuclêôtit. a. Đoạn phân tử ADN dài bao nhiêu A 0? Biết 1cặp nu dài 3,4A0 b. Tính % và số lượng từng loại nuclêôtit còn lại của ADN? Giải: a. Tổng số Nu của phân tử ADN là: A = 20% .N = 600 => N =(600 x 100)/20 = 3000 (Nu) - Chiều dài của ADN là: L= (N/2) x 3,4 = (3000/2) x 3,4 = 5100 A0 b.Theo NTBS ta có:% A +% G = 50% N => % G = 50% - 20% = 30% N = (30 x 3000)/100 = 900( Nu). và A = T = 600 ( Nu)
  13. D. Bài tập về nhà 1. Một mạch của đoạn phân tử ADN có 2700 nucleotit. Xác định chiều dài và khối lượng của đoạn ADN nói trên. 2. Xác định số chu kỳ xoắn của gen , cho biết: a.Gen 1 dài 5100 A0 b. Gen 2 có khối lượng 360000đvc. 3. Hai phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 3 lần . Hỏi có bao nhiêu phân tử ADN tạo thành sau khi hai phân tư ADN nói trên kết thúc quá trinh nhân đôi?