Bài giảng Sinh học 9 - Bài 30: Di truyền học với con người

pptx 32 trang minh70 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Bài 30: Di truyền học với con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_9_bai_30_di_truyen_hoc_voi_con_nguoi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Bài 30: Di truyền học với con người

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? 1./ Nguyên nhân Do các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên Do ô nhiễm môi trường Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? 1./ Các biện pháp hạn chế - Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học - Hạn chế ô nhiễm môi trường - Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh - Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây ra các tật, bệnh di truyền - Khi đã mang gen gây ra các tật, bệnh di truyền thì không nên sinh con
  3. Tuần 16 tiết 31 BÀI 30 DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
  4. I./ Di truyền y học tư vấn. II./ Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. 1. Di truyền học với hôn nhân. 2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình. III./ Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
  5. I./ Di truyền y học tư vấn *Bài tập: Nghiên cứu trường hợp sau: + Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai - Đây là bệnh di truyền gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Đây là loại bệnh gì? - Bệnh do gen lặn quy định +Bệnh do gen trội hay gen lặn vì có người trong gia đình quy định? đã mắc bệnh + Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh - Không nên sinh con tại thì họ có nên tiếp tục sinh con vì ở họ có gen gây bệnh nữa không? Tại sao?
  6. - Các em đã tư vấn cho đôi trai gái đó, như vậy là các em đã làm nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn. Vậy thế nào là di truyền y học tư vấn ?  Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp với các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ Di truyền y học tư vấn có chức năng gì?  Chức năng: Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên
  7. Di truyền y học tư vấn Xét nghiệm + Chẩn đoán hiện đại + Nghiên cứu phả hệ
  8. II./ Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình 1. Di truyền học với hôn nhân Tình huống: Ông nội của Tuấn và ông nội của Hoa là hai anh em ruột, Tuấn và Hoa yêu nhau. Khi 2 bên gia đình biết họ cấm không cho Tuấn và Hoa kết hôn với nhau, theo em gia đình của đôi trai gái đó làm như vậy là đúng hay sai ? Tại sao? - Gia đình của đôi trai gái đó làm như vậy là đúng vì theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.
  9. ▼ Xem thông tin sách giáo khoa thảo luận trả lời các câu hỏi sau: THẢO LUẬN 2 PHÚT ? Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ? - Kết hôn gần làm đột biến gen lặn có hại biểu hiện  dị tật bẩm sinh tăng. ? Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi thì Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau ? - Vì từ đời thứ 5  có sự sai khác về mặt di truyền ( về kiểu gen).
  10. Bảng 30.1. Sự thay đổi tỷ lệ nam/nữ theo độ tuổi Độ tuổi Nam giới Nữ giới Sơ sinh 105 100 Từ 1 – 5 tuổi 102 100 Từ 5 – 14 tuổi 101 100 Từ 18 – 35 tuổi 100 100 Từ 35 – 45 tuổi 95 100 Từ 45 – 55 tuổi 94 100 Từ 55 – 80 tuổi 55 100 Từ 80 tuổi trở lên Cơ sở sinh học: Ở từ 18 – 35 tỷ lệ nam: nữ là 1: 1
  11. II./ Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình: 1. Di truyền học với hôn nhân Vì sao nên cấm chẩn  Di truyền học đã giải thích đoán giới tính thai nhi? được cơ sở khoa học của các ? Vậy di truyền học - Không chẩn đoán giới tính quy định: đã giải thích được thai nhi sớm  hạn chế việc - Hôn nhân 1 vợ - 1 chồng. những quy định mất cân đối tỷ lệ nam/nữ. - Những người có quan hệ nào trong luật Hôn Làm thai nhi chậm phát huyết thống trong vòng 4 đời nhân và gia đình? không được kết hôn. triển
  12. Luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 được gọi là Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Điều 1:Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững. Điều 7 :Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây : a) Đang có vợ hoặc có chồng b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ; c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi bốn đời ; d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. Từ năm 2006, trong Nghị định số 104/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số đã nghiêm cấm mọi hành vi phổ biến các biện pháp tạo giới tính, chẩn đoán giới tính thai nhi
  13. 2. Di truyền học với kế hoạch hoá gia đình HS nghiên cứu thông tin SGK : ? Cho biết các tiêu chí của kế hoạch hóa gia đình? Không sinh con quá sớm hoặc quá muộn, các lần sinh con không nên quá gần nhau, 1 cặp vợ chồng chỉ dừng lại ở 1-2 con. Quan sát hình ảnh
  14. Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35? - Sinh con ở tuổi ngoài 35 con sinh ra dễ mắc bệnh Đao. Bảng: Sự tăng tỷ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ. Tuổi của các bà mẹ Tỷ lệ (%0) trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao 20 – 24 2 – 4 25 – 29 4 – 8 30 – 34 11 – 13 35 – 39 33 – 42 40 và cao hơn 80 – 188
  15. Quan sát một số hình ảnh sau: Chửa ngoài dạ con Sinh con sớm Sinh con ở tuổi vị thành niên (12 tuổi) Dị dạng Chết non
  16. 2. Di truyền học với kế hoạch hoá gia đình Vậy phụ nữ sinh con ở độ tuổi nào là hợp lí? Mỗi cặp vợ chồng có thể sinh bao nhiêu con?  Phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ 25 - 34 là hợp lý.  Mỗi cặp vợ chồng: 1 – 2 con.
  17. III./ Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường Quan sát các hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
  18. (Vụ nổ trong vũ trụ) (Một vụ thử vũ khí hạt nhân) - Chất phóng xạ có trong lòng đất và các vật dụng quanh ta thường xuyên phân rã xâm nhập vào cơ thể động vật, thực vật rồi qua rau, thịt, sữa đi vào cơ thể người. - Chất phóng xạ có nguồn gốc từ vụ nổ trong vũ trụ, vụ thử vũ khí hạt nhân, một số chất đồng vị phóng
  19. Quan sát hình ảnh -Trong chiến tranh Mĩ đã sử dụng chất độc điôxin. Xâm nhập vào cơ thể qua da, hô hấp, thức ăn.
  20. Quan sát hình ảnh (Các loại vỏ thuốc trừ sâu) (Phun thuốc trừ sâu) - Sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh có nhược điểm: Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, gây độc đối với người, giết chết sinh vật khác ở ruộng. - Khi sử dụng cần lưu ý: Sử dụng đúng qui cách, liều lượng, khi sử dụng phải đeo băng khẩu,đi găng tay, giầy ủng, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài
  21. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường Khí thải nhà máy Khí thải xe Nước thải Nhà máy điện nguyên tử Vỏ chai thuốc trừ sâu Tràn dầu
  22. Quan sát hình ảnh
  23. Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền và gây hậu quả gì đối với con người ?  Các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ người mắc bệnh, tật di truyền, bệnh ung thư.
  24. Học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường?
  25. Biên pháp bảo vệ môi trường (Tuyên truyền bảo vệ môi trường) (Thu gom rác thải )
  26. Bài tập củng cố
  27. Câu Câu 33 :: ÔÔ nhiễmnhiễm môimôi trườngtrường dẫndẫn đếnđến hậuhậu quảquả nàonào sausau đây:đây: a. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ. b. Sự suy giảm sức khoẻ và mức soáng của con người c. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất. d. Cả a; b; c đều đúng
  28. Về nhà Học sinh cần: - Nắm vững các kiến thức về bệnh và tật di truyền, di truyền học với con người, tham gia tuyên truyền và thực hiện bảo vệ môi trường ở gia đình, khu dân cư, trường học nơi em đang sống bằng các hành động cụ thể, thiết thực. - Học bài, trả lời câu hỏi SGK.