Bài giảng Sinh học 9 - Bài học 30: Di truyền học với con người

pptx 21 trang minh70 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Bài học 30: Di truyền học với con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_9_bai_hoc_30_di_truyen_hoc_voi_con_nguoi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Bài học 30: Di truyền học với con người

  1. Nhóm 4
  2. Chủ đề: Di truyền học và sức khỏe con người
  3. Bài 30: Di truyền học với con người Di truyền y học tư vấn Di truyền học với hôn nhân Di truyền học Di truyền học với con người với hôn nhân và kế hoạch Di truyền học hóa gia đình và kế hoạch hóa gia đình Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường
  4. * Khái niệm di truyền học: + Di truyền học là một bộ môn sinh học, nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. + Di truyền học loài người là nghiên cứu về sự thừa kế sinh học xảy ra ở con người. + Di truyền y học là 1 bộ phận của Di truyền học người chuyên nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền ở người và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người.
  5. I.DI TRUYỀN Y HỌC TƯ VẤN: *Bài tập(SGK-T86) Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ 2 gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. -Trả lời các câu hỏi sau: +Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì? Bệnh di truyền +Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao? Gen lặn vì ở đời trước cả 2 gia đình này đã có người mắc bệnh +Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Vì sao? Không nên vì họ đã mang gen lặn gây bệnh
  6. I.DI TRUYỀN Y HỌC TƯ VẤN: *Khái niệm: - Di truyền y học tư vấn là lĩnh vực chuẩn đoán di truyền y học được hình thành trên cơ sở những thành tựu về Di truyền người và Di truyền y học. *Chức năng: - Chuẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc Di truyền y các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình học tư vấn đã có bệnh này. Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau. *Cơ sở khoa học: sử dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền người để xác minh xem có bệnh di truyền hay không, đặc điểm di truyền bệnh như thế nào(gen quy định, là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính, tần suất biểu hiện bệnh trong quần thể là bao nhiêu?)
  7. II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình: 1.Di truyền học với hôn nhân: *Bài tập( SGK-T86) - Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống? Kết hôn gần tạo cơ hội cho các gen lặn gây bệnh dễ gặp nhau ở thể đồng hợp dẫn đến suy thoái giống nòi. - Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ tư trở đi thì được Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau? Những người từ đời thứ tư trở đi có sự sai khác về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn khó gặp nhau hơn nên được cho phép kết hôn.
  8. Độ tuổi Nam giới Nữ giới Sơ sinh 105 100 Từ 1 – 5 tuổi 102 100 Từ 5 – 14 tuổi 101 100 Từ 18 – 35 tuổi 100 100 Từ 35 – 45 tuổi 95 100 Từ 45 – 55 tuổi 94 100 Từ 55 – 80 tuổi 55 100 Từ 80 trở lên < 40 100 Bảng 30.1. Sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi Tỉ lệ nam nữ có sự thay đổi theo độ tuổi.
  9. II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình: 1.Di truyền học với hôn nhân: Vì sao luật hôn nhân và gia đình đưa ra qui đinh: "Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng"? - Ở độ tuổi từ 18 - 35 có tỉ lệ là 1/1 là cơ sở để luật hôn nhân và gia đình quy định: "Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng“ - Ngoài ra, việc đặt ra quy định về chế độ một vợ một chồng nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ giữa vợ chồng trong cuộc hôn nhân, giúp cuộc sống hôn nhân bền vững, hạnh phúc.
  10. II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình: 1.Di truyền học với hôn nhân: Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi? - Hạn chế chuẩn đoán giới tính thai nhi vì con người Việt Nam hầu như đều có tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” như thế sẽ làm mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở độ tuổi trưởng thành.
  11. II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình: 1.Di truyền học với hôn nhân: - Di truyền học là cơ sở khoa học cho các quy định trong luật hôn nhân và gia đình: + Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau, việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại biểu hiện ở cơ thể đồng hợp,20 – 30% số con của những cặp vợ chồng kết hôn gần bị chết hoặc mang các tật di truyền bẩm sinh. + Hôn nhân một vợ một chồng để cân bằng tỉ lệ nam nữ. + Không chẩn đoán giới tính thai của thai nhi để đảm bảo cân bằng tỷ lệ giới tính theo độ tuổi.
  12. II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình: 2.Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình: - Để đảm bảo cho xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) được xem như là quốc sách.
  13. Bảng: Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ 0 Tuổi của các bà mẹ Tỉ lệ /0 trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao 20 - 24 2 - 4 25 - 29 4 - 8 30 - 34 11 - 13 35 - 39 33 - 42 40 và cao hơn 80 - 188 Qua số liệu trên, ta thấy: + Phụ nữ sinh con ở độ tuổi 25-34 là hợp lí + Từ độ tuổi 35 trở lên không nên sinh con vì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ rệt.
  14. II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình: 2.Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình: Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi 17-18 hoặc quá 35? Vì: + Tuổi 17-18: chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất và tâm sinh lí để sinh và nuôi dạy con ngoan khỏe. + Trên 35 tuổi: tế bào bắt đầu não hóa, quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào có thể bị rối loạn phân li không bình thường dễ gây chết, teo não, điếc, mất trí, ở trẻ
  15. II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình: 2.Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình: - Một số tiêu chí của kế hoạch hóa gia đình: + Độ tuổi thích hợp để sinh con là 24 – 34, vì lúc này cơ thể đang hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản ổn định nhất → con sinh ra khỏe mạnh. + Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 – 2 con, các lần sinh con không nên quá gần nhau: nên cách nhau tầm 5 năm → đảm bảo cuộc sống gia đình và sự chăm sóc cho trẻ được đầy đủ nhất.
  16. III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường: 1.Nguyên nhân ô nhiễm môi trường: - Do tự nhiên: + Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn, làm giảm chất lượng của nước. + Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống. + Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp.
  17. III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường: 1. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường: - Do con người: + Chiến tranh + Từ sinh hoạt hàng ngày, nước từ các hoạt động này thường không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông, + Chai lọ, bao, bao bì sau khi sử dụng hay được người dùng vất lung tung, thậm chí vất trực tiếp xuống nước. + Do chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp + Các loại thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dư thừa do người dân sử dụng không hết vứt lung tung, bừa bãi Ý thức của người dân chưa cao
  18. Nước chưa qua xử lí đã bị thải xuống sông hồ Vứt rác bừa bãi Khí thải từ các nhà máy Máy bay Mĩ rải chất độc màu da cam ở Việt Nam
  19. III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường: 2. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền: - Các tác nhân vật lí, tác nhân hóa học ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đột biến gen, đột biến NST Các bệnh và tật di truyền.
  20. III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường: *Kết luận: Các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường.