Bài giảng Sinh học 9 - Bài ôn tập chương I, II

ppt 25 trang minh70 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Bài ôn tập chương I, II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_9_bai_on_tap_chuong_i_ii.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Bài ôn tập chương I, II

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ TÂN TRƯỜNG THCS LONG HÒA CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
  2. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN I/ MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC: Em hãy phát biểu nội dung phương pháp “ Phân tích các thế hệ lai” của Menđen? - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
  3. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN II/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG: Em hãy phát biểu nội dung quy luật phân ly? → Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
  4. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN II/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG: Em hãy phát biểu phép lai phân tích? Cho ví dụ? Phép lai phân tích là phép lai Ví dụ: giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với P: AA(đỏ) x aa(trắng) cá thể mang tính trạng lặn. G: A a + Nếu kết quả của phép lai là F1: Aa(đỏ) đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng P: Aa(đỏ) x aa(trắng) hợp. G: A,a a + Nếu kết quả phép lai là phân F1: Aa : aa tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. 1(đỏ) 1(trắng)
  5. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN III/ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG: Em hãy phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập? → Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
  6. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN III/ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG: Em hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình ở F2? Trong đó kiểu hình nào khác với P? - Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 vàng, trơn 3 vàng, nhăn 3 xanh, trơn 1 xanh, nhăn
  7. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 1: Em hãy viết sơ đồ lai từ P đến F1? + Sơ đồ lai 1: P: AA x AA + Sơ đồ lai 2: P: AA x Aa + Sơ đồ lai 3: P: AA x aa + Sơ đồ lai 4: P: Aa x Aa + Sơ đồ lai 5: P: Aa x aa + Sơ đồ lai 6: P: aa x aa
  8. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 2: Em hãy cho biết phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 9:3:3:1? a/ P: AABB x aabb b/ P: Aabb x aaBb c/ P: AaBB x AABb d/ P: Aabb x aaBB Trả lời: Đáp án đúng là:
  9. Nội dung quy LAI MỘT luật phân ly CẶP TÍNH TRẠNG Lai phân tích BT vận dụng 1 CHƯƠNG I CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN LAI HAI MENĐEN CẶP TÍNH và DI TRẠNG TRUYỀN HỌC Nội dung quy luật phân ly độc lập Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai BT vận dụng 2
  10. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ I/ NHIỄM SẮC THỂ: Em hãy quan sát hình bên sau đó: Nêu tính đặc trưng của bộ NST? - Tính đặc trưng: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng. Cặp NST tương đồng
  11. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ I/ NHIỄM SẮC THỂ: Em hãy chọn đáp án đúng nhất về chức năng của NST? A) NST mang gen quy định các tính trạng di truyền B) Sự tự nhân đôi của từng NST cùng với sự phân ly trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp trong thụ tinh C) Là thành phần cấu tạo chủ yếu để hình thành nhân tế bào D) NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định. Biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi ở các Tính trạng di truyền. Chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST.
  12. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ II/ NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN: Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân? - Điểm giống nhau: + Đều trải qua các kỳ phân bào. Thảo luận + Có sự nhân đôi. nhóm + Hình thái NST biến đổi theo chu kỳ tế bào. + Bộ NST đều ổn định qua các thế hệ.
  13. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ - Điểm khác nhau: Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và mô -Xảy ra tại thời kỳ chín của tế bào sinh dục. tế bào sinh dục sơ khai. - Xảy ra hai lần phân bào liên tiếp. Lần phân - Trải qua một lần phân bào bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên phân. NST sau khi nhân đôi thành từng NST sau khi nhân đôi thành từng NST tương NST kép sẽ tập trung thành 1 hàng đồng kép, tập trung thành hai hàng trên mặt trên mặt phẳng xích đạo ở thời kỳ phẳng xích đạo ở kỳ giữa I theo nhiều kiểu giữa. khác nhau. Trải qua một chu kỳ biến đổi hình Trải qua hai chu kỳ biến đổi hình thái NST thái NST nhưng nhân đôi NST chỉ xảy ra 1 lần ở kỳ trung gian trước khi bước vào giảm phân I Kết quả tạo ra 2 tế bào con từ một Kết quả tạo ra 4 tế bào con đơn bội có bộ NST tế bào mẹ có bộ NST 2n giống tế giảm đi một nửa, khác nhau về nguồn gốc NST bào mẹ (do có sự trao đổi đoạn giữa các NST) Cơ chế duy trì bộ NST của loài Cơ chế duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ trong 1 đời cá thể. trong sinh sản hữu tính.
  14. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ III/ PHÁT SINH GIAO TỬ: Quan sát hình, cho biết kết quả của quá trình phát sinh giao tử đực và cái? Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái Kết quả: Từ mỗi tinh Kết quả: Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phân cho 2 thể cực và phát triển thành 4 một tế bào trứng. tinh trùng.
  15. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ IV/ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH: Nhiễm sắc thể giới tính có ở tế bào nào? A) Tế bào sinh dục B) Tế bào lưỡng bội C) Tế bào trứng và tinh trùng D) Tế bào tinh trùng Đáp án đúng là B)
  16. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ IV/ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH: Cơ chế sinh con trai, con gái ở người. P: ♀ 44(A) + XX x ♂ 44(A) + XY G: 22(A) + X 22(A) + X ; 22(A) + Y F1: 44(A) + XX : 44(A) + XY 1 (nữ) 1 (nam) Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?
  17. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ V/ DI TRUYỀN LIÊN KẾT : Thế nào là di truyền liên kết? Ý nghĩa? - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân ly trong quá trình phân bào. - Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên một NST. Nên ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt.
  18. Điểm giống Điểm khác Tính đặc trưng Nguyên phân Kết quả Nhiễm sắc thể và giảm phân phát sinh giao tử đực Chức năng Chương II Phát sinh giao NHIỄM SẮC tử Di truyền liên THỂ Kết quả kết là gì? phát sinh giao tử cái Di truyền liên NST giới tính kết Cơ chế xác định giới tính Cơ chế xác định Ý nghĩa giới tính
  19. CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN Mô hình cấu trúc một Mô hình cấu trúc một Mô hình cấu trúc bậc đoạn phân tử ADN đoạn phân tử ARN IV của phân tử Protein
  20. Đại phân tử Cấu trúc Chức năng Chuỗi xoắn kép. Lưu giữ thông tin di truyền ADN (gen) 4 loại nuclêootit: A, T, Truyền đạt thông tin di G, X truyền Chuỗi xoắn đơn Truyền đạt thông tin di truyền 4 loại nuclêôtit: A, U, ARN G, X Vận chuyển axit amin Tham gia cấu trúc ribôxôm Một hay nhiều chuỗi Cấu trúc các bộ phận của tế bào. đơn Enzim xúc tác quá trình trao đổi Protêin 20 loại axit amin chất Hoocmôn điều hòa quá trình trao đổi chất Vận chuyển, cung cấp năng lượng
  21. CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN BÀI TẬP ÁP DỤNG Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: -A-T-G-X-T-A-G-T-X- Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó ?
  22. CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN Em hãy nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau: (1) (2) (3) Gen (1 đoạn ADN) mARN Protein tính trạng. → Trình tự các Nu trong ADN quy định trình tự các Nu trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin của phân tử protein. Protein tham gia vào các hoạt động sống của tế bào → biểu hiện thành tính trạng. Hình sơ đồ mối quan hệ ADN (gen) → mARN → Prôtêin
  23. Cấu trúc Cấu trúc ADN ARN Chức năng Chức năng CHƯƠNG III ADN VÀ GEN Cấu trúc Mối quan hệ giữa PRÔTÊIN gen và tính trạng Chức năng
  24. Nội dung phương Tính đặc trưng pháp phân tích các Điểm giống Nhiễm thế hệ lai sắc thể Chức năng Nội dung quy luật Điểm khác phân ly MENĐEN và DI Nguyên phân TRUYỀN HỌC và giảm phân Kết quả phát sinh giao tử đực LAI MỘT CẶP Lai phân TÍNH TRẠNG tích CHƯƠNG I Phát sinh Kết quả phát giao tử sinh giao tử cái CÁC THÍ Chương II NHIỄM SẮC BT vận NGHIỆM THỂ NST giới tính dụng 1 CỦA MENĐEN Cơ chế xác Nội dung định giới tính quy luật Cơ chế xác định LAI HAI CẶP ÔN TẬP phân ly độc giới tính lập TÍNH TRẠNG Di truyền liên kết BT vận CHƯƠNG III là gì? Di truyền dụng 2 ADN VÀ GEN liên kết Ý nghĩa Cấu trúc Mối quan hệ giữa gen PRÔTÊIN và tính trạng ADN Cấu trúc ARN Chức năng Chức năng Cấu trúc Chức năng
  25. DẶN DÒ • Các em về học bài từ chương I, II, III, đồng thời làm những bài tập vận dụng dạng đơn giản theo nội dung kiến thức của tiết ôn tập. • Tiết sau kiểm tra 1 tiết