Bài giảng Sinh học lớp 9 - Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

pptx 15 trang minh70 3451
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học lớp 9 - Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_9_thuc_hanh_tim_hieu_thanh_tuu_chon_g.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học lớp 9 - Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

  1. TRƯỜNG: TH&THCS TRUNG GIANG THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Lớp: 9B
  2. HọHọ vàvà têntên thànhthành viên:viên: 1. Lê Thị Kim Ngân (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Thị Như Quỳnh 3. Phan Thanh Giảng 4. Phạm Thị Hường 5. Mai Thị Trâm 6. Nguyễn Duy Huy 7. Nguyễn Thái Vương 8. Trần Đình Vũ 9. Nguyễn Văn Thương
  3. SƠ LƯỢC CÁC LOẠI CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI SẼ ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG BÀI:
  4. I, Vật nuôi:
  5. 1, Giống bò: • Hướng sử dụng: Sản xuất sữa khoảng 10kg/con/ngày • Tính trạng nổi bật: Sản lượng sữa cao, dáng thanh, hình nêm, vú phát triển, sinh sản tốt, tính hiền lành Bò sữa Hà Lan (Ảnh sưu tầm) (Bò sữa Hà Lan có nguồn gốc từ Hà Lan-miền ôn đới, nhưng đã được lai tạo thành những dòng nuôi được ở miền nhiệt đới)
  6. 2, Giống lợn: • Hướng sử dụng: Lấy thịt và làm giống • Tính trạng nổi bật: Chịu nóng chịu ẩm tốt, dễ nuôi, ăn tạp, khả năng kháng bệnh và khả năng sinh sản cao, chữa đẻ sớm Lợn Ỉ Móng Cái (Ảnh sưu tầm) *Một số đặc điểm của lợn Ỉ Móng Cái: Ø Nguồn gốc ở Quảng Ninh Ø Khoang đen hình yên ngựa Ø Lúc 7-8 tháng có thể phối giống Ø Đẻ từ 10-14 con/lứa Ø Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35-38%
  7. 3, Giống gà: • Hướng sử dụng: Lấy thịt, lấy trứng • Tính trạng nổi bật: Thể chất khỏe, xương to, thịt rất thơm ngon, khả năng kháng bệnh cao, sinh sản ít, gà con chậm lớn Gà Hồ Đông Cảo (Ảnh sưu tầm) (Gà Hồ Đông Cảo có nguồn gốc từ làng Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam))
  8. 4, Giống vịt: • Hướng sử dụng: Làm giống lai, lấy thịt và lấy trứng • Tính trạng nổi bật: Sản lượng trứng cao, có khả năng kháng bệnh chịu bênh tốt, thích hợp chăn thả Vịt cỏ (Ảnh sưu tầm) (Một số thông tin về vịt cỏ: là giống vịt nhà có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là một trong những giống vịt được nuôi phổ biến rộng rãi ở vùng nông thôn Việt Nam. Chúng có nguồn gốc từ vịt trời, qua quá tình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống vịt có thích nghi với đời sống chăn thả. Thông thường, vịt đực trưởng thành nặng 1,6kg; vịt cái 1,5kg, đẻ từ 150-250 quả/năm).
  9. 5, Giống cá: • Hướng sử dụng: Nuôi để lấy thịt • Tính trạng nổi bật: Khả năng sinh sản tốt, đẻ nhiều-nhanh, ăn tạp (chủ yếu là rong), thịt có vị thơm ngon nhưng vẫn có lẫn xương, khả năng chống đỡ bệnh tật cao hơn. Cá chép Hungary (Ảnh sưu tầm)
  10. II, Cây trồng:
  11. 1, Dâu: • Hướng sử dụng: Cung cấp quả • Tính trạng nổi bật: Chiều cao trung bình 2.2-2.4m, lá to dày, giữu nước tốt, năng suất cao hơn so với các giống cũ, thuận lợi cho bảo quản vận chuyển. Dâu tam bội (Ảnh sưu tầm)
  12. 2, Dưa: • Hướng sử dụng: Cung cấp quả bán ra thị trường • Tính trạng nổi bật: Màu sắc vỏ xanh tươi, có gai ở thân đem lại cảm giác tươi mới, ngon ngọt, khả năng leo giàn tốt, quả nặng, hoa cái nhiều. Dưa Cuc 71 (Ảnh sưu tầm)
  13. 3, Đậu tương: • Hướng sử dụng: Làm giống, cung cấp sản phẩm cho thị trường • Tính trạng nổi bật: Năng suất cao, có khả năng chống chịu khá bện gỉ sắt, đốm nâu, và đặc biệt là tự phục hồi khi bị dòi đục thân, hạt có hàm lượng protein cao Đậu tương ĐT 26 (Ảnh sưu tầm)
  14. 4, Dưa hấu: • Hướng sử dụng: Cung cấp sản phẩm (quả) ra thị trường • Tính trạng nổi bật: Vỏ dày, cứng, không có hạt, quả to, nặng; năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt Dưa hấu tam bội (Ảnh sưu tầm)
  15. 5, Lúa: • Hướng sử dụng: Cung cấp lương thực, thực phẩm, làm giống • Tính trạng nổi bật: có độ đồng đều rất cao, chịu khô hạn tốt, năng suất trung bình đạt 45-50 tạ/ha, độ thuần khá cao. Giống lúa DR2 (Ảnh sưu tầm)