Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 75: Truyền Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du - Năm học 2006-2007

ppt 43 trang thuongnguyen 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 75: Truyền Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_van_mon_ngu_van_lop_10_tiet_75_truyen_kieu_phan_1_tac_gi.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 75: Truyền Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du - Năm học 2006-2007

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10A7
  2. Tiết :75 Truyện Kiều Phần I: Tác giả Nguyễn Du
  3. NGUYỄN DU I. CUỘC ĐỜI *Hãy*Hãy trìnhtrình bàybày nhữngnhững hiểuhiểu biếtbiết củacủa emem vềvề cuộccuộc đờiđời táctác giảgiả NguyễnNguyễn Du?Du? -Quê-Quê hươnghương GGiaia đìnhđình -Thời-Thời đạiđại
  4. NGUYỄN DU 1765 - 1820 TÊN CHỮ TỐ NHƯ HIỆU THANH HIÊN
  5. 1.QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH
  6. -Quê cha:Làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - là vùng quê địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá, văn nghệ.
  7. -Quê mẹ Bắc Ninh- Cái nôi cuả dân ca quan họ ngọt ngào,say đắm lòng người.
  8. -Sinh ra và lớn lên: tại Thăng Long trong một gia đình quý tộc quyền quý, có truyền thống văn chương, nhiều người đỗ đạt làm quan.
  9. “Bao giờ ngàn hống hết cây, Sông Rum hết nước họ này hết quan.”
  10. -Sống phiêu bạt nhiều năm ở quê vợ: đồng lúa Thái Bình.
  11. Nguyễn Du được tiếp nhận tinh hoa truyền thống của nhiều vùng văn hóa -Đó là tiền đề cho sự phát triển tài năng nghệ thuật của ông.
  12. 2.THỜI ĐẠI Thời đại có những biến cố lịch sử dữ dội, nhiều phen thay đổi sơn hà
  13. Sống trong thời đại có nhiều biến cố phức tạp: - Sự suy tàn của nhà Lê và sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. - Chiến tranh phong kiến liên miên, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn. - Vận mệnh ngắn ngủi của triều đại Quang Trung và công cuộc trùng hưng của nhà Nguyễn.
  14. Nguyễn Du có điều kiện trải nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời và con người , hiểu và cảm thông sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động.
  15. VUA QUANG TRUNG
  16. 3.Bản thân
  17. -Thời niên thiếu sống trong gia đình quý tộc. -10 năm gió bụi với cuộc sống nghè khó,bần hàn từ Thái Bình vào đến Hà Tĩnh. -Con đường làm quan khá thuận lợi-Chuyến đi sứ sang TQ đã in dấu đậm nét trong sáng tác của ông. “Trãi qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” =>Con người bất đắc chí, cuộc đời gió bụi, phiêu bạt loạn lạc, một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài.
  18. Tiếng thơ ai động đất trời, Nghe như non nước vọng lời ngàn thu. Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. (Tố Hữu) Mộ Nguyễn Du tại Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
  19. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC -Sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Du có gì đáng chú ý?
  20. 1.CÁC SÁNG TÁC CHÍNH a.Chữ Hán -Thanh Hiên thi tập(78 bài- viết trong khoảng thời gian trước khi ra làm quan nhà Nguyễn.) -Nam trung tạp ngâm (40 bài -viết trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình.) -Bắc hành tạp luc(131 bài -viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc. )
  21. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình. Đọc thơ ông người đọc cảm nhận được một cõi lòng đau thương tê tái, sâu kín.
  22. b.Chữ Nôm:
  23. Truyện Kiều: *Nguồn gốc: Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác văn chương bất hủ - Truyện Kiều.
  24. * Sự sáng tạo của Nguyễn Du: -Nội dung: nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những cảm xúc về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”. -Nghệ thuật: lược bỏ một số tình tiết, bằng thể lục bát và ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác tác giả tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
  25. * Sự sáng tạo của Nguyễn Du: Thanh Tâm Tài Nhân chuyển sang nói về Kim Trọng theo lối thông báo trực tiếp: “Nói về Kim Trọng, sau khi tạm biệt chị em Thuý Kiều thì ngày đêm tơ tưởng, có tìm cách để mong lại được giáp mặt hai Kiều ” thì Nguyễn Du khéo léo dùng hai câu thơ: “ Cho hay là giống hữu tình, Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong. Chàng Kim từ lại thư song, Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.”
  26. * Sự sáng tạo của Nguyễn Du: Trong Kim Vân Kiều truyện, khi biết thuyền mình đi trên sông Tiền Đường, Thuý Kiều làm bài thơ: “Sớm nay mới đến Tiền Đường . Trăm năm bóng câu chớp nhoáng. Một đời giấc mộng hoàng lương. Tiếng sóng giục người đi khuất. Thênh thang trút nợ đoạn trường.”
  27. * Sự sáng tạo của Nguyễn Du: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chuyển thành độc thoại nội tâm nhân vật: ‘Triều đâu nổi sóng đùng đùng Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường Nhớ lời thần mộng rõ ràng Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây Đạm Tiên nàng nhé có hay Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta’
  28. • Văn chiêu hồn(Văn tế thập loại chúng sinh):Là một bài văn tế được viết dưới hình thức thơ song thất lục bát, thể hiện một cách cảm động, thấm thía tình thương của Nguyễn Du với những con người không nơi nương tựa-nhất là phụ nữ và trẻ em.
  29. 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT a.Đặc điểm nội dung -Theo em, bao trùm toàn bộ thơ văn của Nguyễn Du, người ta có thể dùng chữ nào?Chỉ ra những biểu hiện cụ thể?
  30. 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT a.Đặc điểm nội dung: -Thơ văn của Nguyễn Du đề cao chữ Tình,biểu hiện:
  31. -Tình cảm chân thành, đồng cảm và đề cao, ca ngợi con người -Giàu triết lý về cuộc đời, về con người +Triết lý về số phận đàn bà: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. +Triết lý về thuyết nhân quả: Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. -Tố cáo bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến. “Trong tay có sẵn đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” =>Thể hiện giá trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc.
  32. b.Đặc điểm nghệ thuật: -Trình bày những đặc điểm chính về giá trị nghệ thuật trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
  33. b.Đặc điểm nghệ thuật: -Thể thơ +Thể thơ TQ:Ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành với nhiều bài thơ chữ Hán nổi tiếng. +Thể thơ dân tộc:Song thất lục bát, lục bát với Truyện Kiều, văn chiêu hồn, -Ngôn ngữ:Điêu luyện -Bậc thầy miêu tả ,phân tích tâm lí nhân vật. -Vận dụng thành công các chất liệu trong VHDG.
  34. III.Tổng kết Qua việc tìm hiểu trên,em hãy tổng kết lại cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Du?
  35. III. Tổng kết. 1. Cuộc đời. Cuộc đời bi kịch, thiệt thòi và thiếu thốn tình cảm ngay từ nhỏ, lớn lên lại sống trong nghèo đói, bệnh tật, cô đơn làm nên một Nguyễn Du với tấm lòng yêu đời, yêu người, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Đau khổ là số phận chung của loài người trong con mắt Nguyễn Du. 2. Sự nghiệp văn học. Sự nghiệp văn học đồ sộ, kết tinh ở cả chữ Hán và chữ Nôm, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều làm nên một Nguyễn Du thiên tài.
  36. Với độ khái quát sâu rộng về nội dung, tư tưởng, tài năng bậc thầy về nghệ thuật, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
  37. TiếngTiếng thơthơ aiai độngđộng đấtđất trờitrời NgheNghe nhưnhư nonnon nướcnước vọngvọng lờilời ngànngàn thuthu NghìnNghìn nămnăm sausau nhớnhớ NguyễnNguyễn DuDu TiếngTiếng thơthơ nhưnhư tiếngtiếng mẹmẹ ruru nhữngnhững ngàyngày