Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 28: Đọc văn: Phần 1: Tác giả Nguyễn Du (Truyện Kiều)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 28: Đọc văn: Phần 1: Tác giả Nguyễn Du (Truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_van_mon_ngu_van_lop_10_tuan_28_doc_van_phan_1_tac_gia_ng.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 28: Đọc văn: Phần 1: Tác giả Nguyễn Du (Truyện Kiều)
- Truyện Kiều I. Cuộc đời II. Sự nghiệp văn học III. Tổng kết
- I. CUỘC ĐỜI - Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- I. CUỘC ĐỜI - Xuất thân: Trong gia đình đại quý tộc ở kinh thành Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm, quê ở xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), mẹ là Trần Thị Tần quê ở Bắc Ninh. Vợ ông là con gái của Đoàn Nguyễn Thục, quê trấn Sơn Nam (nay thuộc Thái Bình). => Nguyễn Du được thừa hưởng nền giáo dục rất chu đáo, lại tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê nên có điều kiện nuôi dưỡng tâm hồn, tài năng nghệ thuật.
- I. CUỘC ĐỜI * Các sự kiện, biến cố trong cuộc đời Nguyễn Du: - Cha mất năm 10 tuổi, mẹ mất năm 13 tuổi, phải sống cùng anh là Nguyễn Khản. Trong thời gian này Nguyễn Du có nhiều điều kiện: + Dùi mài kinh sử. + Hiểu biết về cuộc sống xa hoa của giới quý tộc. → Những điều đó đã để lại những dấu ấn trong những sáng tác của ông: hình tượng người ca nhi, kĩ nữ với tiếng đàn hát và thân phận đau khổ của họ là những gì ông chứng kiến trong gia đình người anh.
- I. CUỘC ĐỜI * Các sự kiện, biến cố trong cuộc đời Nguyễn Du: - Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tú tài và được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. - Khi Lê Trịnh sụp đổ, Tây Sơn lên thay, từ năm 1789, Nguyễn Du phải lưu lạc 10 năm nơi đất bắc. -> Chính 10 năm khổ cực, chật vật ở các vùng nông thôn khác nhau đã khiến Nguyễn Du có được sự thấu hiểu và cảm thông đối với người nông dân, và ông cũng học hỏi, nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian.
- I. CUỘC ĐỜI * Các sự kiện, biến cố trong cuộc đời Nguyễn Du: - Năm 1802, Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Du đã ra làm quan cho nhà Nguyễn. - Năm 1813, ông được thăng làm Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc, điều này tạo cơ hội cho ông: + Được tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa lâu đời, góp phần nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng xã hội và thân phận con người trong sáng tác. + Chuyến đi sứ để lại nhiều ấn tượng sâu đậm, Nguyễn Du có hẳn một tập thơ viết trong thời gian này: Bắc hành tạp lục.
- I. CUỘC ĐỜI * Các sự kiện, biến cố trong cuộc đời Nguyễn Du: - Năm 1820, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc lần hai, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông bệnh và mất tại Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18 – 9 – 1820). - Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.
- II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. Các sáng tác chính a) Sáng tác chữ Hán: - Gồm 249 bài, 3 tập thơ cơ bản: • Thanh Hiên thi tập • Nam trung tạp ngâm • Bắc hành tạp lục
- a) Sáng tác chữ Hán: * Nội dung chung các bài thơ chữ Hán: - Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm: Nỗi buồn đau day dứt, nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. - Bắc hành tạp lục: + Ca ngợi, đồng cảm nhân cách cao thượng, phê phán nhân vật phản diện. + Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. + Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội.
- b) Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
- b) Sáng tác chữ Nôm: * Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều). - Có 3254 câu lục bát. - Cơ sở cốt truyện: “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). - Tuy nhiên, bằng tài năng và tâm huyết của mình, ông đã sáng tạo một tác phẩm mới với màu sắc riêng, với cảm hứng mới, nhận thức lí giải nhân vật theo cách riêng của ông. => Truyện Kiều là đỉnh cao của tư tưởng nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
- b) Sáng tác chữ Nôm: * Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) - Thể thơ: Song thất lục bát. - Nội dung: Lời chiêu sinh, tịnh độ cho những linh hồn bơ vơ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. => Do giá trị nhân đạo sâu sắc nên Văn chiêu hồn đã được phổ biến rộng rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa.
- 2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật a) Đặc điểm nội dung Thơ văn Nguyễn Du mang giá trị nhân đạo sâu sắc: - Lên án, tố cáo bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp lên quyền sống con người. - Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa.
- a) Đặc điểm nội dung - Bộc lộ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, nhất là những người phụ nữ. - Ông đã đề cập đến một vấn đề rất mới nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong VH: xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần do đó cần phải trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. => Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong VH cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
- b) Đặc điểm nghệ thuật - Thể thơ: Ông nắm vững nhiều thể thơ, cả thể thơ của Trung Quốc: Ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành (nhạc phủ) với nhiều bài thơ chữ Hán nổi tiếng, xuất chúng. Thể thơ thuần dân tộc có song thất lục bát, lục bát với Truyện Kiều, văn chiêu hồn, - Ngôn ngữ điêu luyện. Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ bình dân và bác học.
- III. TỔNG KẾT 1. Cuộc đời. Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào dân tộc, nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu, danh nhân văn hóa thế giới. 2. Sự nghiệp văn học. Sự nghiệp văn học đồ sộ, với độ khái quát sâu rộng về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật, in đậm dấu ấn con người, cuộc đời cũng như tấm lòng và tài năng của ông.