Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 28: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Phần 2: Trao duyên

pptx 32 trang thuongnguyen 5730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 28: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Phần 2: Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_van_mon_ngu_van_lop_10_tuan_28_doc_van_truyen_kieu_nguye.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 28: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Phần 2: Trao duyên

  1. Truyện Kiều NGUYỄN DU
  2. Phần Hai: Trao duyên (Trích “Truyện Kiều”)
  3. Sơ đồ bài học: I. Vị trí đoạn trích II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu bố cục 2. Kiều thuyết phục và trao duyên cho em 3. Kiều trao kỉ vật 4. Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng III. Tổng kết - Nội dung - Nghệ thuật * Dặn dò, luyện tập.
  4. I. Vị trí đoạn trích  Bọn sai nha gây nên vụ án oan đối với gia đình Thúy Kiều, buộc nàng phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em khỏi đòn tra khảo dã man.  Việc bán mình đã thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi trắng đêm để suy nghĩ về thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.  Đoạn trích “Trao duyên” ,từ câu 723 đến câu 756, là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân.
  5. Trước khi trao duyên: Một mình nàng ngọn đèn khuya, Áo dầm giọt lệ, tóc xe mối sầu. Phận dầu, dầu vậy cũng dầu, Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời! Công trình kể biết mấy mươi, Vì ta khăng khít cho người dở dang. Thề hoa chưa ráo chen vàng, Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa.
  6. Trời Liêu non nước bao xa Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi Biết bao duyên nợ thề bồi Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì Tái sinh chưa dứt hương thề Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai Nợ tình chưa trả cho ai Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
  7. Nỗi riêng riêng những bàng hoàng Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han: Cơ trời dâu bể đa đoan Một nhà để chị riêng oan một mình Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh? Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?
  8. Rằng: Lòng đương thổn thức đầy Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong Hở môi ra cũng thẹn thùng Để lòng thì phụ tấm lòng với ai § Thúy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất đau khổ, rất khó xử.
  9. II. Đọc hiểu văn bản 1. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BỐ CỤC - Đọc với giọng thiết tha, càng về sau càng nghẹn ngào, đau đớn. - Bố cục ba phần:
  10. 2. KIỀU THUYẾT PHỤC VÀ TRAO DUYÊN CHO EM (12 DÒNG THƠ ĐẦU) Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai Ngày xuân em hãy còn dài Xót tinh máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
  11. PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA KIỀU Ở HAI DÒNG THƠ ĐẦU? Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
  12. - HAI DÒNG ĐẦU Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Ngôn ngữ: cậy, Hành động: lạy chịu, thưa Kiều hạ mình, thiết tha, hi vọng, gửi gắm cả vào em.
  13.  Hai dòng thơ tiếp theo Kiều nói về điều gì? Anh chị có nhận xét gì về cách nói của Kiều? Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em?
  14. - HAI DÒNG TIẾP THEO Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. ü Kiều nhắc lại mối tình đầu dang dở với Kim Trọng. ü Sử dụng thành ngữ “đứt gánh tương tư” ngắn gọn nhưng rất phù hợp với hoàn cảnh bi kịch, khó xử của mình lúc này. ü Lời Kiều mang hàm ý biết ơn, ủy thác cho em. THỀ NGUYỀN VỚI KIM TRỌNG
  15.  Ở 8 dòng thơ tiếp theo, Kiều đã làm gì? Anh chị có nhận xét gì về những lời nói của Kiều? Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai Ngày xuân em hãy còn dài Xót tinh máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn THỀ NGUYỀN VỚI KIM TRỌNG Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
  16. - TÁM DÒNG THƠ TIẾP THEO:  Kiều nhắc lại những biến cố lớn vừa mới xảy ra và đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Thúy Vân. ü Biến cố 1: Kiều gặp và yêu Kim Trọng. Phép tiểu đối “khi ngày khi đêm” cho thấy một tinh yêu sâu đậm và ăm ắp kỉ niệm. ü Biến cố 2: gia đinh gặp nạn, hiếu tình Kể từ khi gặp chàng Kim không thể trọn vẹn cả hai. Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Kiều rất đau đớn, giày vò.
  17. - TÁM DÒNG THƠ TIẾP THEO:  Kiều đưa ra những lí lẽ thuyết phục Vân: ü Lí lẽ 1: Em còn trẻ (ngày xuân còn dài), chị như đã hết tuổi xuân. ü Lí lẽ 2: Tình máu mủ, chị em xót xa đồng cảm. Kể từ khi gặp chàng Kim ü Lí lẽ 3: Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
  18. Lí lẽ 3: Kiều viện tới cái chết (Chị dù thịt nát xương mòn/ ngậm cười chín suối) như một lí lẽ để thuyết phục. Cái ơn của em Kiều sẽ khắc ghi đến chết. Kiều cũng đau đớn coi như mình đã chết. Và đặc biệt, lời hứa trước cái chết bao giờ cũng thiêng liêng, là danh dự và trách nhiệm thêm sức nặng cho sự thuyết phục.
  19. Nhận xét: ü Kiều đã rất khéo léo trong thuyết phục em. ü Kiều đã hành động theo đúng đạo lí (đạo hiếu) nhưng không hết đau đớn, giây vò vì tinh yêu dang dở, không trọn tình nghĩa.
  20. 3. KIỀU TRAO KỈ VẬT CHO EM Chiếc thoa với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung Dù em nên vợ nên chồng Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Dạ đài cách mặt khuất lời Rưới xin giọt nước cho người thác oan
  21. 3. KIỀU TRAO KỈ VẬT CHO EM Kiều đã trao những gì cho em và tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật như thế nào? - Kiều trao: chiếc vành (vòng), bức tờ mây (thư/ giấy ghi lời thề nguyền), đàn, hương. - Các kỉ vật đều gắn liền với kỉ niệm tinh yêu đầu, với lời thề nguyền, đinh ước khi xưa.
  22. Vừng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai mặt một lời song song Tóc tơ căn vặn tấc lòng Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
  23. 3. KIỀU TRAO KỈ VẬT CHO EM - Tâm trạng Kiều: ü Sự không rõ ràng trong cách nói kết hợp nhịp điệu ở câu: Duyên này/thì giữ/ vật này/ của chung (duyên này là duyên nào/ của chung là của ai?/ nhịp đứt đoạn) thể hiện một tâm trạng đau đớn, vật vã. ü Kiều coi mình là người mệnh bạc và nói nhiều đến cái chết.
  24. 3. KIỀU TRAO KỈ VẬT CHO EM - Tâm trạng Kiều: ü Kiều coi mình là người mệnh bạc và nói nhiều đến cái chết. • Đoạn thơ dày đặc những từ ngữ và hình ảnh nói về cõi âm, linh hồn người chết: hiu hiu, hồn, thân bồ liễu, dạ đài, thác oan • Kiều coi như mình đã chết, một cái chết oan ức của người bạc mệnh.
  25. Nhận xét: - Trao kỉ vật cho em coi như Kiều đã không còn lại gì của tình yêu. - Kiều đau đớn tột cùng khi tự mình phải xóa bỏ những kí ức tươi đẹp. - Kiều tự vẽ ra trước mắt mình một tương lai mù mịt, một cái chết không thể tránh khỏi.
  26. 4. Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng NHỮNG LỜI CỦA KIỀU Ở TÁM CÂU CUỐI HƯỚNG TỚI AI? TẠI SAO LÚC NÀY KIỀU LẠI HƯỚNG TỚI NGƯỜI NÀY?
  27. 4. Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng  Lời nói của Kiều hướng về Kim Trọng.  Dù tình đã không còn nhưng còn muôn vàn ái ân, kỉ niệm.  Kiều thấy có lỗi rất lớn với Kim trọng vì không giữ được lời thề.  Đoạn thơ có rất nhiều câu cảm thán tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng.
  28. * Đánh giá về Kiều qua đoạn trích:  Một người có thân phận bất hạnh, gặp phải bi kịch tình yêu khi còn rất trẻ.  Nhân cách cao đẹp.
  29. III. TỔNG KẾT Nội dung: bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Kiều Nghệ thuật: tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của nguyễn du
  30. * Dặn dò, luyện tập - Học thuộc đoạn trích - Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của bản thân về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích.