Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 29: Đoạn trích: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

ppt 22 trang thuongnguyen 5070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 29: Đoạn trích: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_van_ngu_van_lop_10_tuan_29_doan_trich_trao_duyen_trich_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 29: Đoạn trích: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

  1. TRAO DUYÊN I. Giới thiệu chung 1. Hoàn cảnh dẫn đến việc trao duyên -Gia đình gặp cảnh tai họa, Kiều buộc phải bán mình để cứu cha và em. - Sau khi việc bán mình đã thu xếp, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu, rồi nhờ Thúy Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng. -Là đoạn thơ mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thuý Kiều. 2. Vị trí đoạn trích : Từ câu 723 dến câu 756 3. Bố cục: 3 phần - 12 câu dầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân - 14 câu sau: kiều trao kỉ vật và dặn em - 8 câu cuối: Kiều trở về với thực tại đau khổ và tâm sự với Kim Trọng
  2. TRAO DUYÊN II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều trao duyên cho em. “ Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư Kẻ loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
  3. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều trao duyên cho em. a) Lời khẩn cầu thiết tha, khẩn khoản • Nguyễn Du thật tài tình, khéo léo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, độc đáo tinh tế. “ Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa • + Ngôn ngữ: “cậy” “ chịu” → Lời nhờ vừa khẩn khoản thiết tha, vừa tin tưởng gửi gắm, vừa cầu khẩn, vừa bắt buộc. + Hành động: “lạy” “thưa” → Hành động khác thường chị lạy em thái độ kính cẩn -> Thúy Vân là ân nhân của Thúy Kiều. Ø Kiều trao duyên trong không khí trang nghiêm, chân thành. Thúy Kiều dùng lễ đối xử em -> đưa Thúy Vân vào tình huống khó lòng mà từ chối được.
  4. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều trao duyên cho em. • b) Kiều muốn trao duyên cho em. • Giữa đường đứt gánh tương tư • Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. – ”Đứt gánh tương tư”: Ẩn dụ -> tình yêu tan vỡ, dở dang. – ”Keo loan“: Ẩn dụ -> thứ keo chế bằng huyết chim loan để “chắp mối tơ thừa” này. –“Mặc em”: phó mặc, ủy thác cho em -> Vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời. Ø Tình yêu dở dang tan vở, nhờ em thay chị nối duyên với chàng Kim.
  5. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều trao duyên cho em. c) Kiều kể lại mối tình giữa nàng với chàng Kim • Kể từ khi gặp chàng Kim, • Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. •“Chén thề”: chén rượu hai người cùng uống dưới đêm trăng tình tự thề nguyền • “Quạt ước”: chiếc quạt mà Thuý Kiều đã tặng cho Kim Trọng • Đó là mối tình thề nguyền thủy chung và đẹp. Lời tâm sự chân thật của T Kiều kể về mối tình đẹp đẽ của mình. Nhưng thực tế tàn nhẫn, phũ phàng đưa TK vào thế lựa chọn giữa tình và hiếu.
  6. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều trao duyên cho em. • d) Tình thế của Kiều lúc bây giờ. • Sự đâu sóng gió bất kì, • Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. • Sóng gió: biến cố gia đình TK • Hiếu tình: hoàn cảnh bắt buộc TK phải lựa chọn giữa tình và hiếu. Ø Gia đình gặp biến cố cha và em bị bắt TK phải gánh vác việc gia đình. Kiều tự nguyện bán mình lấy tiền cứu cha và em khỏi vòng tù tội. Chữ hiếu nàng đã đền đáp còn chữ tình vẫn còn canh cách bên lòng như một món nợ.
  7. c n. •Thúy Kiều ra sức thuyết phục Thúy Vân. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1.Thúy Kiều trao duyên cho em. • e) Thúy Kiều ra sức thuyết phục Thúy Vân. “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non.” - Ngày xuân: em có tuổi trẻ, tương lai của em còn dài. - “lời nước non”: lời thề non hẹn biển. - “thay lời nước non”: thay chị, em lấy chàng Kim trả nghĩa cho chàng Kim  Kiều phải trao duyên cho em bởi lẽ em là “tình máu mủ” của nàng, hơn nữa cuộc đời Vân còn trẻ còn chứa chan hạnh phúc mà bằng lòng kết duyên với chàng Kim
  8. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1. Thúy Kiều trao duyên cho em. e) Thúy Kiều ra sức thuyết phục Thúy Vân. • Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. - Thịt nát xương mòn/ngậm cười chín suối : Thành ngữ chỉ người đã chết. - Ngậm cười, thơm lây: chị dù chết cũng thanh thản, thỏa nguyện.  Bằng cách sử dụng thành ngữ :tình máu mủ, lời non nước,thịt nát xương tan, ngậm cười chín suối lời cầu khẩn, lời nguyện ước cuối cùng của Kiều thật là thiết tha, da diết
  9. TRAO DUYÊN Thúy Kiều là người khôn khéo: đặt vấn đề một cách trang trọng, kể sự việc, bày tỏ lòng biết ơn vừa đánh vào lí lẽ, vừa khơi gợi tình cảm. vừa thuyết phục song cũng hết sức thấu hiểu cho Thúy Vân
  10. 2. Đọc hiểu văn bản:
  11. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 2/Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em và dặn dò em a) Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em. “Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung” – “bức tờ mây”: tờ giấy có trang trí hình mây, ghi lời thề thủy chung của 2 người – “chiếc vành”: đồ trang sức của người con gái, KT trao cho TK để làm tin. Đó là kỉ vật – Một tiếng “giữ” không có nghĩa là “trao” hẳn mà chỉ để cho em giữ – Câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều Sự nuối tiếc và là tiếng lòng chân thành của Kiều. Đây là ngôn ngữ của lí trí và tình cảm.Kiều trao duyên nhưng không trao tình
  12. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 2/Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em và dặn dò em a/Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em : - Nguyễn Du quả thật tài tình và sâu sắc trong ý thơ của mình: “Dù em nên vợ nên chồn Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
  13. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 2/Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em và dặn dò em a/Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em Ở đây ta bắt gặp được 2 tâm trạng đau đớn đối lập với 2 tình cảnh: Nên vợ nên chồng Người mệnh bạc (Hạnh phúc của Thúy Vân) (Bất hạnh của bản thân) Nỗi thương tâm, đau xót của Kiều “Chiếc thoa - bức tờ mây”, vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa “Phím đàn - mảnh hương nguyền” tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. => Chi tiết này chứng minh tình yêu sâu sắc, vô bờ mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Tình yêu càng da diết, nỗi khổ tâm dằn vặt trong nàng càng lớn, càng dày vò nàng.
  14. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 2/Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em và dặn dò em b /Thúy Kiều dặn dò em. “Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Dạ đài cách mặt khuất lời Rước xin giọt nước cho người thác oan.” => Thúy Kiều mong em không quên mình.
  15. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 2/Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho em và dặn dò em b. /Thúy Kiều dặn dò em. Những từ ngữ và hình ảnh: Cách mặt khuất lời _Kiều đã dự cảm về tương Dạ đài lai bất hạnh của mình. Người thác oan _Tâm trạng đau đớn, Hồn, nát tuyệt vọng đến tột cùng. Thân bồ liễu _Nàng tự khóc cho mình Hiu hiu gió là hay chị về Đó là tiếng khóc cho Đốt lò hương thân phận mình
  16. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 3. /Thúy Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng: “ Bao giờ trâm gãy gương tan Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lại tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi! - Trâm gãy, gương tan >< muôn vàn ái ân Tâm trạng nghẹn ngào, cay đắng, đau xót, xót xa. _ Câu “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi! ”: Tiếng thốt tự đáy lòng của nàng sao mà thấm đượm vị chua chát, cay đắng của sự chia ly lứa đôi. _ “Tình quân”: Cách gọi thân thuộc bộc lộ tình cảm tha thiết của Kiều với Kim Trọng.
  17. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 3/ Kiều hướng về tình yêu vào Kim Trọng : “Phận sao phận bạc như vôi! Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng! ” • “Phận bạc như vôi”  lời than oán số phận cay đắng, tuyệt vọng •“Nước chảy hoa trôi”: cảnh xuân đã hết, tuyết tan  tuổi thanh xuân đẹp đẽ của Kiều chấm dứt từ đây. “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” _ “Kim Lang”: cách gọi thân mật, bộc lộ tình cảm tha thiết của Kiều. _ “Ôi”, “hỡi”: từ cảm thán, tiếng khóc nghẹn ngào, thống thiết của một con người đang trong tâm trạng đau khổ tột cùng.
  18. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 3/ Kiều hướng về tình yêu vào Kim Trọng: - Từ đau khổ lời thơ đã chuyển thành tiếng khóc. Nỗi đau cứ tăng lên mãi : - Đau cho“tơ duyên ngắn ngủi” đau cho“phận bạc” đau cho một đời “hoa trôi lỡ làng” và cuối cùng tiếng khóc ấy nức nở tự cho mình là người phụ nữ phụ bạc người mình yêu. - Câu thơ và tiếng kêu thảng thốt, là tiếng nấc nghẹn ngào của người con gái đã hoàn toàn tuyệt vọng.  Thể hiện tâm trạng đau xót cực độ của Thúy Kiều khi phải đứt ruột trao mối duyên tình. Ở Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
  19. 1. Nội dung: _ Đoạn thơ là bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm của Kiều càng lúc càng căng thẳng, cuối cùng dẫn đến bế tắc, bi đát. _ Nguyễn Du đồng cảm sâu sắc và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Kiều. _ Ca ngợi phẩm chất cao quý của Thúy Kiều. _ Vang lên lời tố cáo tội ác của xã hội phong kiến bất nhân đã chồng chất đau khổ lên mọi kiếp người.
  20. 2. Nghệ thuật : _ Miêu tả, phân tích tâm lý, ngôn ngữ linh hoạt. _ Đoạn thơ đậm chất trữ tình, chất bi kịch trong việc xây dựng và giải quyết mâu thuẫn. _ Ngôn ngữ trau chuốt, trong sáng, dân gian trong sự phối hợp với điển tích, thành ngữ, từ ngữ dân gian.