Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

docx 7 trang Hương Liên 25/07/2023 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH THUẬN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2019– 2020 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1. " Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó." 2. “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.” 3. “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đạo mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ tôi vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ” 4. “ Thực tế đã thay cho mộng tưởng; chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quàn áo ấm áp vội và đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghéo khổ của em bé bán diêm ” 5 “ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh thẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ ” 6. “ Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu Chị Dậu nghiếng hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chõng quèo trên mặt đất, miện vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu ”
  2. 7. “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” 8. “ Phía sau làng là dãi thảo nguyên hoang du mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sơi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? ” 9. “ Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói: - Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay nhè nhẹ vuốt mái tóc tôi ” 10. “ Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở, mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi ! Mợ đã về với con rồi mà ” Lưu ý: Phần này là phần thi trắc nghiệm nên giáo viên ôn cho các em, các kiến thức về phần Văn bản; tiếng Việt đã học trong chương trình học kì I. Nội dung thi sẽ nằm 1 trong 10 đoạn văn trên kể cả phần Văn bản; tiếng Việt. II . TẠO LẬP VĂN BẢN: Đề 1: Em hãy kể về một lỗi lầm của bản thân mình mà em hối hận nhất. Qua đó em rút ra bài học gì cho bản thân. Đề 2: Kể về một kỉ niệm mà em ấn tượng nhất. Đề 3 : Em hãy kể lại buổi tựu trường của năm học mới. (đầu năm học lớp 8)
  3. Đề 4: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người. Đề 5 : Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em. Đề 6: Giới thiệu về một loại cây mà em cho là đặc trưng của quê hương mình. GỢI Ý ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Ví dụ mẫu) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Mỗi ý đúng 0.25 điểm “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Em hãy điền chữa thích hợp vào dấu ( ) trong câu sau: Đoạn văn trên được trích trong văn bản của nhà văn Câu 2: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: 2.1. Trong đoạn văn trên tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, miêu tả. C. Biểu cảm, tự sự. B. Miêu tả, biểu cảm. D. Tự sự, biểu cảm. 2.1. Nội dung của đoạn văn trên thể hiện: A. Tâm trạng đau khổ của lão Hạc. C. Hình ảnh của lão Hạc. B. Tâm trạng hối hận của lão Hạc D. Câu A và B là đúng. Câu 3. Chọn phương án bằng cách điền chữ Đ và S cho các câu sau: Câu Nội dung Đ S 1 Câu văn “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.” là câu ghép. 2 Đoạn văn trên được trình bày theo cách diễn dịch. 3 Đọan văn trên có sự dụng trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người. 4 Từ “móm mém” và “hu hu” trong đoạn văn là từ tượng hình. II . TẠO LẬP VĂN BẢN: Đề 1: Em hãy kể về một lỗi lầm của bản thân mình mà em hối hận nhất. Qua đó em rút ra bài học gì cho bản thân. YÊU CẦU:
  4. - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và cảm nghĩ. - Trình bày nội dung mạch lạc, thể hiện được cảm xúc của bản thân. - Rút ra bài học qua câu chuyện của bản thân để khắc phục, sửa chữa. DÀN Ý: * Mở bài: - Đặt tình huống vào câu chuyện. - Giới thiệu được lỗi lầm mà bản thân thấy hối hận nhất. * Thân bài: - Kể lại thời gian sảy ra lỗi lầm. - Kể lại diễn biến sự việc: nguyên nhân, diễn biến, kết quả (kết hợp yếu tố miêu tả) - Kể thái độ của mọi người có liên quan khi sự việc sảy ra hoặc là thái độ của chính bản thân người kể nếu sự việc đó chỉ có một mình người kể tự nhận thấy có lỗi. (kết hợp yếu tố biểu cảm). - Kể kết quả của lỗi lầm.(kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm) * Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của bản thân qua lỗi lầm của mình. - Bài học muốn gửi đến mọi người hoặc là lời tự hứa với bản thân qua lỗi lầm vừa kể. Đề 2: Kể về một kỉ niệm mà em ấn tượng nhất. YÊU CẦU: - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và cảm nghĩ. - Trình bày nội dung mạch lạc, thể hiện được cảm xúc của bản thân. * Mở bài: - Giới thiệu về kỉ niệm (khơi nguồn kỉ niệm) - Ấn tượng chung về kỉ niệm. * Thân bài: - Kể lại thời gian xuất việc sự việc? Vào lúc nào? Ở đâu? Với ai? - Kể lại diễn biến câu chuyện: không gian, hành động, suy nghĩ của bản thân và mọi người (kết hợp yếu tổ tả và biểu cảm) - Chú ý kể một ấn tượng nào đó trong câu chuyện xảy ra để lưu dấu kĩ niệm khó quên.
  5. * Kết bài: - Cảm nghĩ của bản thân về kỉ niệm. - Gửi đến người đọc thông điệp phải biết trân trọng kỉ niệm vì đó là kí ức đẹp của mọi người (hoặc là một bài học đáng nhớ) Đề 3: Em hãy kể lại buổi tựu trường của năm học mới (đầu năm học lớp 8) YÊU CẦU: - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và cảm nghĩ. - Trình bày nội dung mạch lạc, thể hiện được cảm xúc của bản thân. - Tái hiện lại được không khí của buổi tưu trường đầu năn học mới. * Mở bài: - Mở ra khung cảnh về không gian, thời gian. - Giới thiệu vài nét về tâm trạng của bản thân ở buổi tựu trường năm học mới sau bao ngày nghỉ hè. (các em có thể so sánh với buổi tựu trường của năm học lớp 7) * Thân bài: - Kể tâm trạng háo hức trước ngày tựu trường. (Kết hợp yếu tố biểu cảm) - Kể lại việc chuẩn bị của bản thân cho buổi tựu trường (kết hợp yếu tố tả) - Kể lại quang cảnh, không khí sân trường ở buổi tựu trường: khung cảnh, thầy cô, các bạn - Kể lại tâm trạng của bản thân trong buổi tựu trường. (Kết hợp yếu tố biểu cảm) - Kể lại lời dặn dò của thầy cô về việc chuẩn bị cho năm học mới. * Kết bài: - Cảm nghỉ của bản thân về buổi tựu trường. - Bộc lộ lời tự hứa với bản thân trước thềm năm học mới. Đề 4: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người. YÊU CẦU: - Văn thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả. - Trình bày nội dung bài văn rõ ràng, thể hiện được dẫn chứng, giải thích mang tính thuyết phục. - Lựa chọn phương pháp phù hợp để viết bài. * Mở bài: - Giới thiệu về các loài vật.
  6. - Khẳng định một loài vật mà bản thân cho là có ích đối với con người. * Thân bài: - Nguồn gốc của con vật được thuyết minh. - Đặc điểm, hình dáng của con vật (kết hợp yếu tố tả) - Thuyết minh về công dụng của con vật có ích cho con người: trong đời sống hàng ngày, giá trị về kinh tế (dẫn chứng phù hợp, giải thích thuyết phục). * Kết bài: - Khẳng định lại tầm quan trọng của con vật mà mình thuyết minh. - Thể hiện tình cảm của con người với loài vật. Đề 5: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em. YÊU CẦU: - Văn thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm - Trình bày nội dung bài văn rõ ràng, thể hiện được dẫn chứng, giải thích mang tính thuyết phục. - Lựa chọn phương pháp phù hợp để viết bài. * Mở bài: - Giới thiệu về ngôi trường của em. - Thể hiện nhận định của em về ngôi trường. * Thân bài: - Giới bao quát về ngôi trường. - Giới thiệu chi tiết về ngôi trường (kết hợp yếu tố tả khi cần thiết) + Lịch sử ra đời của trường, vị trí của trường. + Đặc điểm, kiến trúc của trường. + Quang cảnh quanh trường. + Quá trình phát triển của ngôi trường. - Những kỉ niệm của em với ngôi trường. (kết hợp yếu tố biểu cảm) * Kết bài: - Thái độ của em đối với ngôi trường. - Thông điệp nhắn gửi người đọc qua bài văn (nếu có) Đề 6: Giới thiệu về một loại cây mà em cho là đặc trưng của quê hương mình.
  7. YÊU CẦU: (Đây là đề văn mở, các em tự chọn loại cây theo riêng mình có thật ở địa phương đang sống) - Văn thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm - Trình bày nội dung bài văn rõ ràng, thể hiện được dẫn chứng, giải thích mang tính thuyết phục. Cung cấp cho người đọc kiến thức về loại cây mà em chọn. - Lựa chọn phương pháp phù hợp để viết bài. * Mở bài: - Giới thiệu vài loại cây đặc trưng của quê hương mình. - Nêu một loại cây mà bản thân cảm thấy có ích và gần gũi nhất. * Thân bài: - Giới thiệu sơ lược về: hình dáng, đặc trưng, nơi sống, điều kiện sống của loài cây mà em chọn. (kết hợp yếu tố tả) - Giới thiệu về công dụng: trong đời sống hàng ngày, giá trị kinh tế - Liên quan đến lịch sử (nếu có) - Giá trị tinh thần của cây đối với người dân quê mình. (kết hợp với biểu cảm) * Kết bài: - Khẳng định lại tầm quan trọng của cây đối với người dân quê. - Tình cảm của em về cây và quê hương. LƯU Ý: Những dàn ý trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trong quá trình ôn, giáo viên cần chi tiết hơn để giúp các em có được một dàn ý chi tiết nhất.