Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 12 trang Hương Liên 25/07/2023 1310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH THUẬN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 I. VĂN BẢN: (08 câu) Câu 1: Nội dung và nghê thuật của 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”? Trả lời: Cảnh vật hiện lên được phác họa qua các hình ảnh khác nhau, nhưng đều thấm đượm nỗi buồn, mỗi biểu hiện về cảnh vật là ẩn dụ về tâm trạng, cản ngộ của con ngnười, mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Thúy Kiều những nỗi niềm khác nhau. - Nghệ thuật: Điệp từ, từ láy và các hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 2: Em có nhận xét gì về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu? Trả lời:- Hình ảnh người lính là những người nông dân mặc áo lính, vừa giả từ quê hương, xóm làng để tham gia vào cuộc kháng chiến cứu nước Tuy họ ở những phương trời khác nhau nhưng họ lại cùng nhau chiến đấu, cùng chung hàng ngũ, chia sẻ những gian khổ-> tạo nên ở họ một tình cảm cao đẹp-> tình đồng chí Câu 3: Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Trả lời: - Giá trị nội dung bài thơ thể hiện một hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, gian khổ, khốc liệt nhưng vẫn hồn nhiên, yêu đời, tất cả vì MN thân yêu. Tư thế hiên ngang tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm
  2. -Nghệ thuật: Những hình ảnh thơ độc đáo, ngôn ngữ thơ gần với đời thường, đậm chất văn xuôi, sử dung các biện pháp tu từ nghệ thuật khắc họa rõ nét sống động về người lính lái xe. Câu 4: Nêu 4 câu thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Trả lời: Nội dung chính của khổ đầu bài thơ: Cảnh mặt trời xuống biển lúc hoàng hôn thật rực rỡ và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn. Câu 5: Qua bài thơ Ánh trăng em hãy cho biết hình ảnh ánh trăng trong bài mang những ý nghĩa nào? Trả lời: Hình ảnh ánh trăng mang nhiều ý nghĩa:Là hình ảnh thiên nhiên,là người bạn tri kỉ.Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Câu 6: Từ bếp lửa của bà, nhà thơ đã thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!” Em hiểu như thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng? Trả lời: Điều kì lạ và thiêng liêng: -Bếp lửa của bà “kì lạ”vì không gì có thể dập tắt được, cháy lên trong mọi cảnh ngộ. - Bếp lửa của bà thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình bà cháu trong cuộc đời mỗi con người yêu gia đình, yêu quê hương. Câu 7: Em có suy nghĩ gì về ciệc tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”? Trả lời: Mỗi nhân vật trong tác phẩm được gọi tên theo nghề nghiệp riêng của mình, nói lên ý nghĩa khái quát của các nhân vật: Không chỉ một cá nhân nào mà khắp trên mảnh đất SaPa, khắp đất nước ta có rất nhiều con người vô danh, bình dị, lặng thầm cống hiến cho quê hương đất nước. Những con người ấy đều
  3. tìm thấy niềm vui trong công việc của mình, không thấy đó là công việc nhỏ bé, tẻ nhạt Câu 8: Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy nêu tình huống truyện và cho biết tác dụng của tình huống đó. - Nêu được tình huống truyện: + 2 cha con gặp nhau sau 8 năm, bé Thu nhận ra ông Sáu là cha khi Thu nhận ra thì cũng chính là lúc ông phải lên đường đi tập kết -> Tình cảm mãnh liệt của Thu với cha + Ở nơi căn cứ ông Sáu dồn hết tâm sức vào làm cho con chiếc lược ngà, nhưng chưa kịp chao cho con ông đã hi sinh phải nhờ nguời bạn chao lại cho bé Thu - Nêu được tác dụng của tình huống truyện: Làm bộc lộ sâu sắc, thắm thiết tình cha con của anh Sáu với bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. II. TIẾNG VIỆT: (08 câu) Câu 1: Em hãy cho biết các thành ngữ sau liên quan đến PCHT nào “Nói có đầu có đũa, Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược; Ăn ngay nói thật; nói như dùi đục chấm mấm cáy ; Nói có sách mách có chứng; Ông nói gà bà nói vịt; Một tấc lên trời. Trả lời: GV dựa vào nội dung lý thuyết các PCHT hướng dẫn các em Câu 2: Có những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại? Em cho biết trong đoạn hội thoại sau tuân thủ PCHT nào, vi phạm phương châm hội thoại nào? An: Bạn có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào không? Ba: Đâu khoảng đầu thế kỉ XX. Trả lời: (dựa vào tình huống phân tích) Câu 3: Em hiểu như thế nào là “ Xưng khiêm hô tôn”? Trả lời: Khiêm tốn và tôn trọng đối tượng giao tiếp
  4. Câu 4: Có bao nhiêu phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ? Lấy ví dụ cho từng phương thức cụ thể? Trả lời: Có hai phương thức chuyển nghĩa: Theo phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. VD: HS tự lấy. Câu 5: Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp? Trả lời:(Ghi nhớ trang 54) Câu 6: Đọc đoạn trích sau: “Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa! ( Tố Hữu, chào xuân 67) Trong đoạn thơ trên từ “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lí không? Vì sao? Trả lời: HS dựa vào khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ để phân tích. Câu 7: Thế nào là trau dồi vốn từ? Em lấy ví dụ chứng minh một từ nhưng có thể diễn đạt nhiều ý khác nhau Trả lời: (ghi nhớ trang 100) VD( HS tự lấy) Câu 8: Vận dụng kiến thức về phép tu từ từ vựng, em hãy xác định và phân tích phép tu từ trong khổ thơ sau: “Mắt trời xuống biển như hòn lửa
  5. Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) III. TẬP LÀM VĂN: (06 đề) Đề 1: Giới thiệu về cây hoa mai ở quê em. DÀN Ý 1. Mở bài - Giới thiệu về cây hoa mai: loài cây khoe sắc thắm vào dịp tết - Cây mai có nguồn gốc từ đâu,có những đặc điểm gì? Có tác dụng gì? 2. Thân bài - Nguồn gốc: là loài cây dại mọc trong rừng, thân gỗ chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ màu xanh lục. Tán tròn xòe rộng. Ở nước ta mai có nhiều ở miền Nam, cây mai vàng dễ sống, ưa đất pha cát, hoặc đất bãi ven sông. - Cấu tạo, đặc điểm của cây mai: Thân cây cao nhất gần chục mét , thân mai có nhiều cành, những cành mai lớn lại tỏa ra những cành nhỏ hơn + Trên cành mai, từng chùm, nụ hoa căng tròn ẩn bên trong chiếc đài hoa màu ngọc bích, chờ ngày nở ung khoe những cành mai vàng tươi thắm. + Vào ngày 15 tháng 12 al thì người trồng phải tuốt là cho mai và chăm sóc + Hoa mai cũng có 5 cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn, cánh hoa mai mỏng và mịn màng. + Khi một làn gió nhẹ thổi qua, những cành mai lại nhẹ nhàng phủ một vùng gốc.
  6. - Tác dụng của cây mai: + Tô thêm vẻ đẹp cho ngày tết cổ truyền của dân tộc. + Hoa mai là đề tài sáng tác cho nghệ thuật, nhiều nhà thơ lấy mai làm đề tài sáng tác. + Mai vàng là một trong những gỉai thưởng của nước ta dành cho những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho nghệ thuật nước nhà. 3. Kết bài Khẳng định lại hoa mai là loài hoa thanh khiết, ngoài biểu tượng cho mùa xuân, hoa mai còn iểu tượng cho nhân cách thanh cao, tao nhã Cây mai luôn được mọi người ưa thích, chọn trưng bày trong nhà vào dịp lễ tết. Đề 2:Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài “Ánh trăng” kể lại câu chuyện ấy? Dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu tình huống kể chuyện: Tôi-một cậu bé hồi ấy giờ đây đã trưởng thành , sau bao nhiêu sóng gió và tân mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt. - Lúc này tôi được sống trong cảnh đất nước thanh bình kể lại kĩ niệm của mình theo dòng hồi tưởng. b. Thân bài - Kể về những kỉ niệm - hồi nhỏ – gắn liền với những kỉ niệm thật đẹp. Tuổi thơ tôi gắn liền với dòng sông , vơi biển lớn - Thời gian chiến tranh phải sống ở rừng. Và một thứ không thể thiếu là vầng trăng trên trời cao, luôn soi rọi và dẫn tôi đi trong đêm tối của những ngày gian
  7. khổ. Những ngày đó, ánh trăng là người bạn, người che chở chia sẽ với tôi những vui buồn =>Ánh trăng, người bạn gắn liền với tuổi thơ thật đẹp của tôi -Chiến tranh kết thúc, là lúc tôi trưởng thành. Học cách tự lập và sống với cuộc sống hiện tại tôi đang có đầy đủ tiện nghi hiện đại. Tôi thích cuộc sống hiện tại bởi nó đem lại sự bình yên và hạnh phúc với mái ấm gia đình. - Kể lại lí do gặp người bạn năm xưa khi thành phố cúp điện: Căn phòng tôi đang được thắp sáng với đèn buyn-đinh, Chợt căn phòng tối om vì mất điện. Như một bản năng vốn có của con người: “Tôi”vội bật tung cánh cửa sổ để hướng tới ánh sáng ngoài thiên nhiên bao la kia. Tôi chợt nhìn thây một vật quen thuộc , không phải nói là quá đỗi thân quen. Không phải thứ gì khác là ánh trăng. nó đang soi rọi tâm hồn vào cả trái tim tôi. Nó len lỏi vào cả tâm trí tôi nữa. Tôi chợt nhớ ra và nhận ra những giá trị trong cuộc sống. Những chiêm nghiệm qua thực tế mình trải qua . Tôi thấy cuộc sống này lag một thực tại sống động, muôn màu muôn vẻ Nhắc nhở các bạn trẻ về thái độ sống. c. Kết bài - Khẳng định vấn đề, thể hiện nỗi niềm của bản thân về sự vô tình quên đi quá khứ. - Đưa ra lời khuyên cho mọi người về đạo lí sống “ ân nghĩa thủy chung, có trước có sau ” Đề 3: Đóng vai người cháu trong bài thơ “ bếp lửa” của Bằng Việt, kể lại những kí ức đẹp của mình với người bà kính yêu. DÀN Ý: 1. Mở bài:
  8. + Giới thiệu khái quát về bản thân: Là người cháu đã trưởng thành, đang du học nước ngoài. + Buổi sáng mùa đông của nước Nga, tâm trạng “ tôi” bồi hồi khi nhớ về những kĩ niệm với bà. 2. Thân bài: - Hình ảnh bếp lửa đã hiện lên trong tâm trí tôi như một thước phim quay chậm: Tuổi thơ sống bên bà, với những gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn. Nạn đói năm 1945 xóm làng điêu tàn, Khi nhớ lại nước mắt ứa ra -Tuổi thơ của tôi sống trong bom đạn dữ dội: Bố mẹ cong tác, tôi sống với bà, bà bảo ban che chở - Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng hạnh phúc, khi sống bên bà: Nghe âm thanh tiếng chim tu hú, muốn ở mãi bên bà, lòng luôn mang những hoài niệm xa xưa, nhớ mong khắc khoải - Nhớ về bà, tôi lại nhớ về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa của bà, tình cảm của bà, sưởi ấm cho tôi trong mọi hoàn cảnh, vì thế bà không chỉ la người nhóm lửa, mà con là người giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sự sống cho tôi - Giờ đây dù đã đi học xa nhà, có niềm vui mới, bến bờ, có nhiều tình cảm, nhưng tôi vẫn không nguôi nhớ về bà, bếp lửa của bà nhen lên mỗi sớm mai. 3. Kết bài: Tôi ao ước một ngày gần nhất được trở về bên bà, ôm chầm lấy bà để thỏa lòng mong nhớ của đứa cháu xa quê. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đề có sức nâng đỡ chúng ta trong lúc trưởng thành, lòng biết ơn gia đình đó chính là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước.
  9. Đề 4: Em hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. DÀN Ý 1. Mở bài: + Giới thiệu cuộc gặp gỡ diễn ra trong hoàn cảnh nào? + Thời gian địa điểm, ấn tượng về cuộc gặp gỡ đó. 2. Thân bài: + Chuyện riêng về bản thân và gia đình. + Chuyện về cuộc sống hiện tại của người lính lái xe: khó khăn, vất vả, những niềm vui, tình cảm của những người lính lái xe. + Những suy nghĩ của họ đối với quê hương đất nước. + Những lời động viên dặn dò của người lính đối với em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Những câu chuyện của em chia sẻ với anh lính lái xe: + Thái độ, tâm trạng của em về cuộc gặp gỡ này. + Nêu lên nỗ lực học tập của bản thân của em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung hôm nay để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Thể hiện lòng biết ơn của em và thế hệ trẻ hôm nay đối với cha anh đi trước. + Quyết tâm phát huy truyền thống giữ gìn và dựng xây đất nước. 3. Kết bài : - Thể hiện suy nghĩ của của em về cuộc gặp gỡ này.
  10. - Những chiêm nghiệm và cảm xúc của em Đề 5: Em hãy nhập vai nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long kể lại câu chuyện ấy. DÀN Ý 1. Mở bài: - Giới thiệu chung về thời gian ở giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. - Giới thiệu về bản thân của “tôi” và công việc 2. Thân bài: - Kể chung về thời gian và không gian của bản thân làm việc + Điều kiện sống và làm việc + Kết hợp miêu tả: Cảnh Sa Pa - Lí do gặp và quen bác lái xe - Cuộc gặp gở thú vị với cô kĩ sư trẻ và ông họa sĩ - cuộc trò chuyện giữa 3 người mới quen: kể về công việc của bản thân, lí do lên Sapa làm, tự tìm thú vui cho riêng mình, đọc sách, trồng hoa - Từ chối khi bác họa sĩ định vẻ, giới thiệu người khác đáng vẻ hơn: anh kỉ sư su hào, anh nghiên cứu bản đồ sét - Khi sắp chia tay: Tôi đã tặng hoa và làn trứng cho Ông họa sĩ và cô gái-> sự luyến tiếc - Kết hợp nghị luận: - Khẳng định việc gặp gỡ tình cờ với con người giữa núi rừng sa Pa thấy được cuộc sống đẹp với những con người có lí tưởng.
  11. những cảm xúc không thể nào quên. Nơi mà tình người như cao cả hơn cả đất trời, nơi ấy tình yêu cũng đơn hoa kết trái và nơi ấy chúng tôi gọi là nơi lặng lẽ Sapa 3. Kết luận: - Khuyên mọi người nhất là các bạn trẻ hãy sống có hoài bảo, ước mơ, có lí tưởng- > cuộc sống đẹp. Suy nghĩ về tuổi trẻ đã qua cũng có những kĩ niệm đáng nhớ. Đề 6: Nhập vai vào nhân vật ông Hai kể lại diễn biến tâm trạng của mình trong truyện ngắn: “Làng” của Kim Lân Dàn ý: 1.Mở bài: Ông Hai giới thiệu về mình, về cái làng của mình. 2.Thân bài: - “ Tôi” kể lại tâm trạng của mình ở nơi tản cư: Nhớ làng, lúc nào cũng nghe ngóng tin tức về làng của mình. - Theo dõi tin tức, tâm trạng phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra. - “Tôi” kể lại tâm trạng của mình từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu của ông là Việt gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận ) - Niềm đau khổ : Không dám ra khỏi nhà, chỉ biết tâm sự với đứa con .-> Khẳng định lòng yêu nước, yêu Cụ Hồ - “Tôi” kể lại tâm trạng của mình khi nghe được tin cải chính: “ Tôi” Khoe khắp với mọi người, đi hết nhà này đến nhà khác . 3. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm của mình đối với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ. - Tình yêu làng, yêu quê hương đó là cội nguồn của tình yêu đất nước. Lưu ý: Các thầy cô khi ôn tập cho học sinh cần lưu ý sau:
  12. - Các ý trên chỉ gợi ý tham khảo, GV ôn tập cần hướng dẫn các em kĩ hơn để ôn tập đạt đạt kết quả. - Phần trắc nghiệm có thể chọn một đoạn trích trong văn bản( thơ, văn hiện đại Việt Nam và Truyện Kiều) để hỏi về tác giả, hoàn cảnh ra đời, năm sáng tác, nội dung chính của đoạn văn đó, biện pháp nghệ thuật, hoặc phương thức biểu đạt. Vì vậy khi ôn tập, GV cần nhắc lại cho các em nắm.