Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2015-2016

doc 4 trang Hương Liên 24/07/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2015-2016

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN GDCD – LỚP 6 NĂM HỌC 2015 - 2016 Câu 1: Hãy kể tên các quyền mà em đã được hưởng theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? Hãy trình bày cụ thể một trong bốn nhóm quyền trên ? Gợi ý trả lời: - Các nhóm quyền cơ bản của trẻ em: + Nhóm quyền sống còn; + Nhóm quyền bảo vệ; + Nhóm quyền phát triển; + Nhóm quyền tham gia. - Học sinh tự lựa chọn trình bày cụ thể một trong bốn nhóm quyền trên. Câu 2: Hãy nêu 2 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em? Nếu bản thân em bị xúc phạm em sẽ có cách ứng xử như thế nào? Gợi ý trả lời: - 2 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em: * Ví dụ: + Bắt trẻ em làm việc quá sức; + Đánh đập trẻ em. - Cách ứng xử: Tỏ thái độ phản đối, báo cáo cha mẹ, thầy cô giáo, những người có trách nhiệm biết để ngăn chặn. Câu 3: Dựa vào những quyền mà em đã được hưởng theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Em hãy nêu lên những việc làm tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân? Bản thân em cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền và bổn phận đó của trẻ em? Gợi ý trả lời - Học sinh tự nhận xét, đánh giá, những ưu điềm và nhược điểm về bản thân ở các mặt như: + Học tập; + Vui chơi giải trí. - Kế hoạch rèn luyện: Làm theo chỉ dẫn của cha mẹ, thầy cô giáo, chăm học, chăm làm giúp đỡ cha mẹ việc nhà, tham gia các hoạt động của nhà trường Câu 4: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Gợi ý trả lời
  2. - Công dân là người dân của một nước. - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. - Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Câu 5: Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam? Gợi ý trả lời - Nguyễn Ngọc Trường Sơn - Nguyễn Thuý Hiền Câu 6: Theo em , học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước? Gợi ý trả lời Thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, chăm chỉ học tập, thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường, nhiệm vụ của người học sinh, Câu 7: Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay? Trong đó nguyên nhân nào là phổ biến? Bản thân các em đã làm gì để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông? Gợi ý trả lời - Một số nguyên nhân: Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, đường xấu và hẹp, người tham gia giao thông đông, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn - Nguyên nhân phổ biến: Do ý thức của người tham gia giao thông (kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành). - Liên hệ bản thân: - Học và thực hiện đúng theo những quy định của Luật giao thông. - Tuyên truyền những quy định của Luật giao thông. - Nhắc nhở cho mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ. - Lên án tình trạng cố tình vi phạm Luật giao thông. Câu 8: Khi tham gia giao thông đường bộ em thấy có kiểu đèn tín hiệu nào? Mỗi đèn tín hiệu đó có ý nghĩa gì? Gợi ý trả lời: - Các tín hiệu đèn giao thông đường bộ: + Đèn đỏ
  3. + Đèn vàng + Đèn xanh - Ý nghĩa: + Đèn đỏ → Cấm đi + Đèn vàng → Đi là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. + Đèn xanh → Được đi Câu 9: Tình huống: Tan học về giữa trưa, đường vắng, muốn thể hiện với các bạn mình, Hưng đi xe đạp thả hai tay và đánh võng, lượn lách. Không may, xe Hưng vướng phải quang gánh của một bác bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường. a/ Hãy thử đặt địa vị mình là một người công an, em sẽ giải quyết việc này như thế nào? b/ Từ tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì khi đi bộ trên đường? Gợi ý trả lời a/ Xử lí cả hai vì: - Hưng vi phạm: thả hai tay, đánh võng, lượn lách, va phải người đi bộ. - Người bán rau vi phạm: Đi bộ dưới lòng đường. b/ Bài học khi đi bộ trên đường: Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp không có hè phố, lề đường thì đi sát mép đường. - Đi đúng phần đường quy định. - Đi theo tín hiệu giao thông Câu 10: Em hãy nêu ý nghĩa của việc học tâp? Gợi ý trả lời - Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. - Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo những con người lao động mới có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. Câu 11: Theo em, đối với mỗi con người thì những gì là quý giá nhất? Vì sao? Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em sẽ làm gì và làm như thế nào? Gợi ý trả lời
  4. - Đối với mỗi con người thì thân thể, tín mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. - Vì đó là quyền cơ bản nhất của công dân và được pháp luật bảo hộ - Liên hệ: Tỏ thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của mọi người để ngăn chặn hành vi đó(báo cho cha mẹ, thầy cô giáo, những người có trách nhiệm biết ) Câu 12: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Gợi ý trả lời - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. Không ai tự ý vào chỗ của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. - Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân: + Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. + Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ. + Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà hoặc pháp luật cho phép. - Liên hệ: Tôn trọng chỗ ở của người khác; phê phán tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. Câu 13: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì? Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? Gợi ý trả lời - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Không ai được chiềm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại. - Những hành vi vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín: xem trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác, cha mẹ tự ý kiểm soát thư, điện thoại của con; nhặt được thư của người khác đem vứt đi (Lưu ý: Trên đây là những gợi ý trả lời nên chưa đầy đủ hết các nội dung, trong quá trình ôn tập thầy, cô cần hướng dẫn học sinh soạn hoàn chỉnh lại để làm bài đạt hiệu quả cao.) GV: Phan Văn Vị - Trường TH&THCS Tân Thuận 1 – ĐT: 0946807773 Mail:phanvi1977@gmail.com