Đề kiểm tra môn Địa lí Lớp 10 - Số 2 - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)

pdf 4 trang Minh Phúc 17/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lí Lớp 10 - Số 2 - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_mon_dia_li_lop_10_so_2_nam_hoc_2019_2020_trung_t.pdf
  • pdfP_aN_diA_10_554b458580.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lí Lớp 10 - Số 2 - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)

  1. TRUNG TÂM GDNN-GDTX ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 THÀNH PHỐ THÁI BÌNH MÔN ĐỊA LÍ 10 NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian: 60 phút Họ và tên: . Lớp: .. Thời gian làm bài: 8h ngày 25/03/2020. Thời gian nộp bài: trước 19h ngày 25/03/2020. Zalo SĐT: 0342845376. YÊU CẦU: 1. CÁC EM NỘP BÀI GHI RÕ HỌ VÀ TÊN; LỚP; KHỐI CỦA MÌNH. 2. LÀM BÀI RA VỞ GHI MÔN ĐỊA ĐỂ LÀM TÀI LIỆU HỌC. 3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẢI GHI ĐẦY ĐỦ PHẦN CHỮ ĐÁP ÁN CHỌN. 4. CÁC EM NỘP BÀI CHO BẠN CỦA LỚP MÌNH MÀ CÔ ĐÃ GIAO. I. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Đặc trưng của thổ nhưỡng là A. tơi xốp. B. độ phì. C. độ ẩm. D. vụn bở. Câu 2. Thổ nhưỡng là lớp vật chất A. tơi xốp ở bề mặt lục địa. B. rắn ở bề mặt vỏ trái đất. C. mềm ở bề mặt lục địa. D. vụn ở bề mặt vỏ trái đất. Câu 3. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho A. sinh vật. B. động vật. C. thực vật. D. vi sinh vật. Câu 4. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là A. lớp vỏ phong hóa, lớp thủ thổ nhưỡng, đá gốc. B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hóa, đá gốc. C. đá gốc, lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thổ nhưỡng. D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hóa. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất? A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ. B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ. C. Quyết định thành phần khoáng vật.
  2. D. Quyết định thành phần cơ giới. Câu 6. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất? A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ. Câu 7. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất? A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ. Câu 8. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất? A. Đá mẹ, khí hậu. B. Khí hậu, sinh vật. C. Sinh vật, đá mẹ. D. Địa hình, đá mẹ. Câu 9. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất? A. Đá mẹ, khí hậu. B. Khí hậu, sinh vật. C. Sinh vật, đá mẹ. D. Địa hình, đá mẹ. Câu 10. Loại đất nào sau đây không thuộc nhóm feralit? A. Đất đỏ đá vôi. B. Đất đỏ badan. C. Đất phù sa cổ. D. Đất ở núi đá. Câu 11. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của đất? A. Nhiệt và ẩm. B. Ẩm và khí. C. Khí và nhiệt. D. Nhiệt và nước. Câu 12. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây? A. Làm cho đá gốc bị phân hủy về mặt vật lí. B. Ảnh hưởng đến hòa tan, rửa trôi vật chất. C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật. D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất. Câu 13. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp vật chất hữu cơ. B. Góp phần làm phá hủy đá. C. Hạn chế sói mòn, rửa trôi.
  3. D. Phân giải, tổng hợp chất mùn. Câu 14. Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất là A. cung cấp vật chất hữu cơ B. góp phần làm phá hủy đá C. hạn chế sói mòn, rửa trôi D. phân giải, tổng hợp chất mùn. Câu 15. Tác động quan trọng nhất của vi sinh vật đối với việc hình thành đất là A. làm đá gốc bị phá hủy. B. cung cấp chất hữu cơ. C. cung cấp chất vô cơ. D. tạo các vành đai đất. Câu 16. Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là A. cung cấp chất hữu cơ. B. cung cấp chất vô cơ. C. tạo các vành đai đất. D. làm phá hủy đá gốc. Câu 17. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là A. đá mẹ. B. khí hậu. C. địa hình. D. sinh vật. Câu 18. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất là A. đá mẹ. B. khí hậu. C. địa hình. D. sinh vật. Câu 19. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất? A. Nông nghiệp. B. Lâm Nghiệp. C. Ngư nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất? A. Không đồng thời tác động. B. Tác động theo các thứ tự. C. Có mối quan hệ với nhau. D. Không ảnh hưởng nhau. Câu 21. Căn cứ vào các yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá? A. Độ ẩm. B. độ rắn. C. Độ phì. D. Nhiệt độ.
  4. Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thủy triều? A. dao động thường xuyên. B. dao động theo kỳ. C. chỉ do sức hút Mặt Trời. D. khác nhau ở các biển. Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thủy triều? A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương. B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có. C. Dao động thủy triều lớn nhất vào ngày không trăng. D. Dao động thủy triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn. Câu 24. Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do A. sức hút của Mặt Trăng. B. sức hút của Mặt Trời. C. các gió thường xuyên. D. địa hình các vùng biển. Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới? A. Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở hai bên xích đạo. B. Có các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 - 40˚. C. Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương. D. Có các dòng biển đổi chiều theo gió mùa ở vùng gió mùa. Câu 26. Thủy triều tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất nào sau đây? A. Giao thông trên biển. B. Nghề cá, làm thủy lợi. C. Khai thác năng lượng thủy triều để sản xuất điện. D. Tất cả các hoạt động trên. Câu 27. Những dòng biển phát sinh từ hai bên xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cựa là các dòng biển? A. Dòng lạnh. B. Dòng nóng. C. Dòng phản lưu. D. Tất cả đều sai. Câu 28. Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của A. áp thấp ôn đới. B. dòng biển nóng. C. dòng ôn đới. D. gió địa phương. II. Tự luận (3 điểm) Câu 1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của đô thị hóa? Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường?