Giáo án khối Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

doc 41 trang Hải Hòa 08/03/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Giáo án khối Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

  1. *Cách tiến hành: - GV đọc mẫu lần 1. - HS theo dõi. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - HS viết theo lời đọc của GV. - GV đọc lần 3. - HS soát lỗi chính tả. 2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - GV chấm 7-10 bài. - Thu bài chấm - Nhận xét bài viết của HS. - HS nghe 3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút) * Mục tiêu: Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); viết được 3-5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3. (Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) hoàn thành bài tập theo yêu cầu ) * Cách tiến hành: Bài 2: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả - Một số HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét và chốt lại kết quả + Tên người :Nhụ, tên địa lí Việt Nam, đúng Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu - Khi viết tên người, tên địa lí Việt + Khi viết tên người tên địa lí Việt Nam Nam ta cần lưu ý điều gì? cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó Bài 3: HĐ trò chơi - Cho HS chơi trò chơi - Thi “tiếp sức” - GV nhận xét , tuyên dương đội - Cách chơi: chia lớp 5 nhóm, mỗi HS lên chiến thắng bảng ghi tên 1 danh từ riêng vào ô của tổ mình chọn. 1 từ đúng được 1 bông hoa. Tổ nào nhiều bông hoa nhất thì thắng. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa - HS nghe và thực hiện tên người, tên địa lí Việt Nam. Toán DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN HÌNH LẬP PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - HS làm bài tập 1,2. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
  2. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, một số hình lập phương có kích thước khác nhau. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Yêu cầu HS nêu công thức tính diện Sxq=Chu vi đáy x chiều cao tích xung quanh và diện tích toàn Stp=Sxp+ 2 x Sđáy phần của hình hộp chữ nhật. + Hãy nêu một số đồ vật có dạng hình - Viên xúc xắc; thùng cát tông, hộp lập phương và cho biết hình lập phấn Hình lập phương có 6 mặt, đều là phương có đặc điểm gì? hình vuông băng nhau, có 8 đỉnh, có 12 cạnh - GV nhận xét kết quả trả lời của HS - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu:- Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. - Biết cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. *Cách tiến hành: * Hình thành công thức thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương * Ví dụ : - Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK - HS đọc ( trang 111) - GV cho HS quan sát mô hình trực - HS quan sát theo nhóm, báo cáo chia sẻ quan về hình lập phương. trước lớp + Các mặt của hình lập phương đều là - Đều là hình vuông bằng nhau. hình gì? + Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh - Học sinh chỉ các mặt của hình lập của hình lập phương? phương - GV hướng dẫn để HS nhận biết - HS nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính. * Quy tắc: (SGK – 111) + Muốn tính diện tích xung quanh - Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4. của hình lập phương ta làm thế nào? + Muốn tính diện tích toàn phần của - Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
  3. hình lập phương ta làm thế nào? * Ví dụ: Một hình lập phương có cạnh là 5cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương - GV nêu VD hướng dẫn HS áp dụng - Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả quy tắc để tính. Bài giải + GV nhận xét ,đánh giá. Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là : (5 x 5) x 4 = 100(cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (5 x 5) x 6 = 150(cm2) Đáp số : 100cm2 150cm2 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - HS làm bài tập 1,2 *Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp làm vở - GV nhận xét, chữa bài. Bài giải: - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện Diện tích xung quanh của hình lập tích xung quanh và diện tích toàn phương đó là: phần hình lập phương. (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: 9(m2) 13,5 m2 Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp làm vở - GV nhận xét Bài giải: Diện tích xung quanh của hộp đó là: (2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2) Hộp đó không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là: (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25(dm2) Đáp số: 31,25 dm2 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách tính - HS nghe và thực hiện diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
  4. - Về nhà tính diện tích xung quanh và - HS nghe và thực hiện diện tích toàn phần một đồ vật hình lập phương của gia đình em. Khoa học SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt. - Rèn kĩ năng phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt. - Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt. - Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. - Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Hình và thông tin trang 86 - 89 SGK. + Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Ổn định tổ chức - HS hát - Cho HS trả lời câu hỏi: + Năng lượng chất đốt được sử dụng - HS nêu trong cuộc sống thế nào ? - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt. - Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt - HS đọc kỹ thông tin trong SGK trang - Các nhóm thảo luận 88, 89 sau đó thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày theo các câu - Đại diện nhóm trình bày hỏi + Tại sao không nên chặt cây bừa bãi + Vì cây xanh là lá phổi xanh có nhiệm
  5. để lấy củi đun, đốt than? vụ điều hoà khí hậu. Cây xanh là nguồn gốc của than đá, than củi. + Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có + Không phải là các nguồn năng lượng phải là các nguồn năng lượng vô tận vô tận. không? + Kể tên một số nguồn năng lượng + Một số nguồn năng lượng khác có khác có thể thay thế chúng? thay thế chúng, năng lượng mặt trời, nước chảy. + Bạn và gia đình bạn có thể làm gì để + Chúng ta có thể giữ nhiệt nước uống, tránh lãng phí chất đốt? chỉ đun nấu vừa chín tới, dùng bếp đun cải tiến tiết kiệm, cải tạo giao thông tránh tắc đường. + Vì sao tắc đường lại gây lãng phí + Xe cộ phải tạm dừng lại máy vẫn xăng dầu? chạy để nổ tức là vẫn cần năng lượng từ xăng dầu để duy trì sự hoạt động của động cơ mà xe không di chuyển được là bao. - GV kết luận - HS lắng nghe Hoạt động 2: Trò chơi "hái hoa dân chủ " - GV nêu nhiệm vụ - HS lắng nghe - HS chơi và rút ra kết luận - HS chơi trò chơi + Nêu ví dụ về sự lãng phí chất đốt - Ví dụ về sự lãng phí chất đốt, đun nước sôi quá lâu, để trào + Tại sao cần sử dụng năng lượng một - Cần sử dụng năng lượng một cách tiết cách tiết kiệm, chống lãng phí? kiệm, chống lãng phí vì chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận. + Nêu ít nhất 3 việc làm thể hiện sự tiết - Chuẩn bị xong xuôi rồi bật bếp kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn? + Gia đình bạn đang sử dụng những - HS trả lời loại chất đốt gì? + Khi sử dụng chất đốt có thể gặp phải - Hiện tượng cháy nổ gây ra những nguy hiểm gì ? - Kết luận : - HS nghe 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Tìm hiểu việc sử dụng chất đốt ở gia - HS nghe và thực hiện đình em. - Thực hiện sử dụng an toàn và tiết - HS nghe và thực hiện kiệm chất đốt ở gia đình. Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Không dạy Phần nhận xét và ghi nhớ. - Không làm BT1; HS tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
  6. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có tinh thần và trách nhiệm trong việc đặt và viết câu, cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm - Học sinh: Vở viết, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi nhắc lại cách nối câu - HS nhắc lại cách nối câu ghép bằng ghép bằng cặp QHT nguyên nhân - QHT nguyên nhân – kết quả và đặt câu kết quả và đặt câu với cặp quan hệ từ theo yêu cầu. này. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi vở - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Không làm BT1; HS tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3). * Cách tiến hành: Bài 2: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu - HS đọc - Yêu cầu HS làm bài. Tìm quan hệ từ - HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng những câu ghép chỉ điều kiện - kết ta sẽ đi cắm trại. quả hoặc giả thiết - kết quả + Nếu như chủ nhật này đẹp thì chúng - GV nhận xét chữa bài ta sẽ đi cắm trại. b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi + Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. Bài 3: HĐ cá nhân - Bài yêu cầu làm gì? - Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả - Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên bảng lớp rồi chia sẻ kết quả - GV nhận xét chữa bài a) Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ rất
  7. vui lòng. b) Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại. c) Nếu không vì mải chơi thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Dặn HS học thuộc phần Ghi nhớ. - HS nghe và thực hiện - Chia sẻ với mọi người về cách nối câu ghép bằng quan hệ từ. - Viết một đoạn văn từ 3 - 5 câu có sử - HS nghe và thực hiện dụng câu ghép nối bằng quan hệ từ nói về bản thân em. BỔ SUNG Thứ tư ngày tháng năm 2022 Tập đọc CAO BẰNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ). - HS HTTtrả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ(câu hỏi 5) . - Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ . - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên:+ Tranh minh hoạ bài trong SGK. + Bản đồ Việt Nam để giáo viên chỉ vị trí Cao Bằng cho học sinh. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS thi đọc bài “Lập làng giữa - HS đọc và trả lời câu hỏi biển” và trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12phút)
  8. * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc toàn bài - Một học sinh đọc tốt đọc bài thơ. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong + Giáo viên kết hợp hướng dẫn phát nhóm đọc bài âm đúng các từ ngữ dễ viết sai (lặng + 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 1 kết thầm, suối khuất, rì rào) giúp học sinh hợp luyện đọc từ khó. hiểu các địa danh: Cao Bằng, Đèo Gió, + 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 2 kết Đèo Giàng, đèo Cao Bằng. hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó. - Luyện đọc theo cặp - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Đọc toàn bài thơ - Một, hai học sinh đọc cả bài. - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. - HS theo dõi 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - HS (M3,4) trả lời được câu hỏi 4 * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi - HS thảo luận SGK và trả lời trong nhóm. - Các nhóm báo cáo. - Đại diện nhóm báo cáo - GV kết luận - HS nghe 1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ - Phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt Cao đèo Cao Bằng. Những từ ngữ trong khổ Bằng? thơ sau khi qua Đèo Gió; ta lại vượt Đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng. 2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và - Khách vừa đến được mời thứ hoa quả hình ảnh nào để nói lên lòng mến rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. khách? Sự đôn hậu của người Cao Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng Bằng? nói lên lòng mến khách của Cao Bằng, sự đôn hậu của những người dân thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong. 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên - Tình yêu đất nước sâu sắc của những được so sánh với lòng yêu nước của người Cao Bằng cao như núi, không đo người dân Cao Bằng? hết được. “Còn núi non Cao Bằng như suối khuất rì rào.” - Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu. 4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói - Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.
  9. lên điều gì? Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương. 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm- Học thuộc lòng:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ . - HS (M1,2) thuộc ít nhất 3 khổ thơ - HS (M3,4) thuộc toàn bài thơ * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - Ba học sinh đọc nối tiếp 6 khổ thơ. diển cảm một vài khổ thơ. - Thi đọc diễn cảm - HS luyện đọc diễn cảm - Luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng - HS thi đọc - Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ. - HS thi học thuộc lòng 1 vài khổ thơ 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Bài thơ ca ngợi điều gì ? - HS trả lời: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương Tổ quốc. - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh - HS nghe và thực hiện về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Sưu tầm các tranh ảnh về non nước - HS nghe và thực hiện Cao Bằng rồi giới thiệu với mọi người trong gia đình biết. Kể chuyện ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Lắng nghe và nhạn xét bạn kể. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục ý thức nôi gương theo ông Nguyễn Khoa Đăng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ câu chuyện. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
  10. Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Ổn định tổ chức - HS hát - Kể lại câu chuyện về việc làm của - HS kể những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. * Cách tiến hành: - GV kể chuyện lần 1 - HS lắng nghe - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó - HS giải nghĩa từ khó trong bài. - GV kể chuyện lần 2, kết hợp chỉ tranh - HS theo dõi minh họa. - GV kể chuyện lần 3 * Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc - Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh - HS tiếp nối nêu nội dung từng bức tranh. - Kể chuyện trong nhóm - HS kể theo cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện - Học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện. - GV và HS nhận xét, đánh giá. Bình - 1, 2 học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất. câu chuyện. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng - HS nêu dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp như thế nào? - Chia sẻ lại ý nghĩa câu chuyện cho - HS nghe và thực hiện mọi người cùng nghe. Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
  11. - Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2, bài 3. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức thi giữa các nhóm: - HS thi nêu Nêu quy tắc tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương. - Nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài: ghi đề bài - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Cả lớp theo dõi - Yêu cầu HS vận dụng công thức tính - Học sinh làm bài vào vở diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương và làm bài. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. - HS chia sẻ cách làm Giải Đổi 2 m 5 cm = 2,05 m Diện tích xung quanh của hình lập phương là: (2,05 x 2,05) x 4 = 16,81 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
  12. (2,05 x 2,05) x 6 = 25,215 (m2) Đáp số: 16,81 m2 25,215 m2 Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên hướng dẫn: - Học sinh làm bài, chia sẻ kết quả * Cách 1: HS vẽ hình lên giấy và gấp - Kết quả: chỉ có hình 3 và hình 4 là thử rồi trả lời. gấp được hình lập phương. Vì: * Cách 2: Suy luận: - Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành - GV kết luân hình lập phương vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì hai hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành 2 mặt đáy trên và đáy dưới. - Đương nhiên là không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương. - Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó hình 2 cũng bị loại. Bài 3: HĐ cá nhân -Yêu cầu học sinh vận dụng công thức - Học sinh liên hệ với công thức tính và ước lượng. diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương để so sánh diện tích. - Giáo viên đánh giá bài làm của học - Học sinh đọc kết quả và giải thích sinh rồi chữa bài. cách làm phần b) và phần d) đúng Giải Diện tích một mặt của hình lập phương A là : 10 x 10 = 100 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương B là : 5 x 5 = 25 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương A gấp diện tích một mặt của hình lập phương B số lần là: 100 : 25 = 4 (lần) Vậy dtxq (toàn phần) của hình A gấp 4 lần dtxq (toàn phần) của hình B 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách tính - HS nghe và thực hiện diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong thực tế
  13. - Vận dụng cách tính diện tích xung - HS nghe và thực hiện quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong cuộc sống hàng ngày. Địa lí CHÂU ÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu: + 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi. + Châu Âu có khí hậu ôn hòa. + Dân cư chủ yếu là người da trắng. + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển. - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ ( lược đồ ). - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu. - Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu. - Yêu thích môn học, thích tìm hiểu thế giới. - Năng lực: + Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. + Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. - Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Lược đồ các châu lục và châu Âu - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi - Kĩ thuật trình bày 1 phút - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Gọi HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" - HS chơi trò chơi với câu hỏi: + Nêu vị trí địa lí của Cam- pu - chia? + Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam – pu - chia?
  14. + Nêu một vài di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng của Cam- pu - chia. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn - GV đưa ra quả cầu cho HS quan sát - HS quan sát theo nhóm rồi báo cáo theo nhóm kết quả: + Xem lược đồ trang 102, tìm và nêu vị + Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc trí của châu Âu? + Các phía Tây, Bắc, Nam, Đông giáp + Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, với những nước nào? phía Tây giáp với Đại Tây Dương, phía Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Đông giáp với Châu Á. + Xem bảng thống kê diện tích và dân + Diện tích Châu Âu là 10 triệu km2 số các châu lục trang 103 so sánh diện đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn tích của châu Âu với các châu lục diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2 khác? chưa bằng 1 diện tích châu Á. 4 + Châu Âu nằm trong vùng khí hậu + Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu nào? ôn hoà. - GV nhận xét, kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và Đại Dương. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của Châu Âu - GV treo lược đồ tự nhiên Châu Âu - HS quan sát - HS quan sát sau đó hoàn thành vào - HS tự làm bài bảng thống kê về đặc điểm địa hình tự nhiên Châu Âu - Yêu cầu dựa vào bảng thống kê mô tả - HS trình bày đặc điểm về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực - GV kết luận: Châu Âu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà. Hoạt động 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân - HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp + Nêu số dân của châu Âu? - Dân số châu Âu là 728 triệu người. - Năm 2004 chưa bằng 1 dân số châu + So sánh số dân của châu Âu với dân 5 số của các châu lục khác ? Á.
  15. + Quan sát hình minh họa trang 111 và - Người dân châu Âu có nước da trắng mô tả đặc điểm bên ngoài của người mũi cao tóc xoăn, đen, vàng, mắt xanh, châu Âu. Họ có nét gì khác so với khác với người Châu Á tóc đen. người Châu Á? + Quan sát hình minh hoạ 4 cho biết - Người châu Âu có nhiều hoạt động hoạt động của sản xuất của người dân sản xuất như trồng lúa mì làm việc Châu Âu? trong các nhà máy hoá chất, chế tạo Kết luận : Đa số dân châu Âu là người máy móc. da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người những điều em - HS nghe và thực hiện biết về châu Âu. - Vẽ một bức tranh hoặc viết một bài - HS nghe và thực hiện văn ngắn về những điều em thích nhất khi học bài về châu Âu. BỔ SUNG Thứ năm ngày tháng năm 2022 Kĩ thuật LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu. -Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. * Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động được dễ dàng, tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được. - GDHS có ý thức học tập chăm chỉ. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
  16. - Cho HS hát - HS hát - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - HS chuẩn bị - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28phút) * Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu. - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. * Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động được dễ dàng, tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã - Quan sát nhận xét: lắp sẵn. Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : - Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần - Cần lắp 5 bộ phận : giá đỡ cẩu; cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các cẩu; ròng rọc; dây tời, trục bánh xe. bộ phận đó? Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. *Hướng dẫn chọn các chi tiết. - GV cho HS chọn đúng, đủ từng loại -HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết chi tiết theo bảng trong sgk. theo bảng trong sgk. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết theo từng loại chi tiết * Lắp từng bộ phận. *Hướng dẫn học sinh lắp, gv lắp mẫu: - Quan sát. - Gọi 1 HS lên lắp hình 3a -1 HS lên lắp hình 3a, dưới lớp quan - Nhận xét, bổ sung. sát. - Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b -1 HS khác lên lắp hình 3b + Hướng dẫn lắp hình 3c. - Lắp nối hình 3a vào hình 3b - Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi để tìm -2 HS lên để tìm các chi tiết và lắp hình các chi tiết và lắp hình 4c,4b,4c 4c,4b,4c - Nhận xét, bổ sung. - Lớp quan sát và nhận xét. * Lắp ráp xe cần cẩu ( H1- sgk) - GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước - Quan sát, thực hiện. trong sgk - Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng). - Hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Hãy nêu các bước lắp xe cần cẩu ? - HS nêu -Chia sẻ với mọi người về cách lắp - HS nghe và thực hiện ghép mô hình xe cần cẩu.
  17. - Tìm hiểu thêm các cách lắp ghép mô - HS nghe và thực hiện hình khác Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật. - HS làm bài 1, bài 3. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Ổn định tổ chức - Hát - HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích - HS nêu cách tính xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương? - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - HS làm bài 1, bài 3. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS đọc -Vận dụng công thức tính diện tích - HS tự làm xung quanh và diện tích toàn phần của - HS chia sẻ hình hộp chữ nhật và làm bài Giải - GV nhận xét chữa bài a) Diện tích xung quanh của hình hộp
  18. chữ nhật là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1(m2) b) Diên tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1(m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1(m2) Đáp số: a) Sxq = 3,6m2 Stp = 9,1m2 b) Sxq = 8,1 m2 Stp = 17,1 m2 Bài 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài - HS đọc - HS thảo luận theo cặp và làm bài - HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - HS chia sẻ Giải Cạnh của hình lập phương mới dài 4 x 3 = 12 (cm) Diện tích một mặt của hình lập phương mới là 12 x 12 = 144 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu là 4 x 4 = 16 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương mới so với diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu thì gấp: 144 : 16 = 9 (lần) Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương mới so với diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lúc đầu thì gấp 9 lần Đáp số: 9 lần * Vậy: Nếu gấp được hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tich của một mặt tăng lên 9 lần. Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và tự làm bài - HS củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của
  19. hình hộp chữ nhật. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ cách tính diện tích xung - HS nghe và thực hiện quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật với người thân, bạn bè. - Áp dụng tốt cách tính diện tích xung - HS nghe và thực hiện quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật trong cuộc sống. Tập làm văn ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận biết được văn kể chuyện, cấu tạo của bài văn kể chuyện - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu thích văn kể chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1. - HS : SGK, vở viết 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - GV chấm đoạn văn HS viết lại trong - HS theo dõi tiết Tập làm văn trước. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28phút) * Mục tiêu: Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện. * Cách tiến hành:
  20. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - HS đọc - GV nhắc lại yêu cầu. - HS nghe - Cho HS làm bài - HS làm bài theo nhóm. - Trình bày kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng + Thế nào là kể chuyện ? - Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa. + Tính cách của nhân vật được thể hiện - Hành động của nhân vật qua những mặt nào? - Lời nói, ý nghĩ của nhân vật - những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu + Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế - Bài văn kể chuyện gồm 3 phần: nào? + Mở bài + Diễn biến + Kết thúc Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu + câu chuyện Ai - HS đọc giỏi nhất? - GV giao việc: + Các em đọc lại câu chuyện. + Khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở ý em cho là đúng. - Cho HS làm bài - HS làm bài - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: - HS chia sẻ 1. Câu chuyện có mấy nhân vật? - Bốn nhân vật 2. Tính cách của nhân vật được thể hiện - Cả lời nói và hành động qua những mặt nào? 3. ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? - Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của - HS nghe và thực hiện bài văn kể chuyện. - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về - HS nghe và thực hiện văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở tiết Tập làm văn tiếp theo. Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ. - Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3). * Không dạy phần nhận xét và phần ghi nhớ, chỉ làm BT ở phần luyện tập.
  21. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm trong đặt và viết câu. Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm - Học sinh: Vở viết, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức thi đặt câu ghép ĐK - HS thi đặt câu (GT) - KQ - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3). * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu a, b. - HS đọc - GV giao việc: + Các em đọc lại câu a, b. + Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu - Cho HS làm bài - HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét, kết luận - Mặc dù giặc Tây hung tàn /nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. - Tuy rét vẫn kéo dài / , mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài - HS dùng bút chì gạch trong SGK. - GV nhận xét, kết luận - HS chia sẻ a/ Cần thêm quan hệ từ nhưng + thêm vế 2 của câu. VD: Tuy hạn hán kéo dài nhưng ao nhà em vẫn không cạn nước. b/ Cần thêm quan hệ từ mặc dù + thêm vế 1 của câu (hoặc quan hệ từ tuy
  22. + vế 1) VD:Tuy trời đã tối nhưng các cô các bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - HS làm bài - GV chốt lại kết quả đúng - HS chia sẻ - Chuyện đáng cười ở điểm nào? Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian CN VN xảo / nhưng cuối cùng hắn CN vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 VN 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Tìm cặp quan hệ từ trong câu thơ sau: - HS nêu Nay tuy châu chấu đá voi Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cặp - HS nghe và thực hiện quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản để nói về bản thân em. BỔ SUNG Thứ sáu ngày tháng năm 2022 Khoa học SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất. - Sử dụng năng lượng gió: Điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, - Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, - Biết cách sử dụng năng lượng tự nhiên có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. - Có ý thức sử dụng các loại năng lượng tự nhiên này để thay thế cho loại năng lượng chất đốt. - Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. - Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi thảo luận và bảng phụ cho mỗi nhóm - HS : SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
  23. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi với các câu hỏi: + Năng lượng chất đốt khi được sử - Tác hại như cháy, nổ, bỏng dụng có thể gây ra những tác hại gì cần chú ý? + Chúng ta cần lưu ý gì khi sử dụng - Tiết kiệm và đảm bảo an toàn chất đốt trong sinh hoạt ? - GV nhận xét - HS lắng nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất. - Sử dụng năng lượng gió: Điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, - Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, - Biết cách sử dụng năng lượng tự nhiên có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Năng lượng gió - HS thảo luận theo nhóm sau đó ghi - HS thảo luận, chia sẻ kết quả thảo luận ra bảng nhóm theo câu hỏi + Vì sao có gió? - Gió là một hiện tượng của tự nhiên khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai khối không khí. Không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Sự chuyển động của không khí sinh ra gió. + Nêu một số tác dụng của năng lượng - Năng lượng gió giúp cho thuyền, bè gió trong tự nhiên? xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc, năng lượng gió làm quay các cánh quạt để quay tua – bin của nhà máy phát điện, tạo ra dòng điện dùng vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hằng ngày: đun nấu, thắp sáng, bơm nước , chạy máy + Con người sử dụng năng lượng gió - Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở trong những việc như phơi hong đồ cho địa phương? khô, đẩy thuyền buồm ra khơi, chạy động cơ trong cối xay gió, chạy tua bin phát điện, thổi bay vỏ trấu khi sàng sảy - GV yêu cầu đại diện nhóm lên chỉ bảng và trình bày một câu hỏi + Hình 2: Làm tua- bin quay chạy máy
  24. phát điện tạo ra dòng diện phục vụ đời sống . + Hình 3: Bà con vùng cao tận dụng năng lượng gió trong việc sàng sẩy thóc. Hoạt động 2: Năng lượng nước chảy - Cho HS quan sát hình minh hoạ 4, 5, - HS thảo luận theo câu hỏi 6 trang 91, SGK liên hệ thực tế ở địa - HS chia sẻ phương mình để nêu những việc con người sử dụng năng lượng nước chảy + Năng lượng nước chảy trong tự nhiên - Năng lượng nước chảy làm tàu bè, có tác dụng gì? thuyền chạy, làm quay tua – bin của các nhà máy phát điện, làm quay bánh xe để đưa nước lên cao, làm quay cối giã gạo, xay ngô + Con người sử dụng năng lượng nước - Xây dựng các nhà máy phát điện chảy vào những việc gì? - Dùng sức nước để tạo ra dòng điện - Làm quay bánh xe nước, đưa nước đến từng hộ dân ở vùng cao - Làm quay cối xay ngô, xay thóc - Giã gạo - Chở hàng, xuôi gỗ dòng sông - Hãy kể tên một số nhà máy thuỷ điện - Nhà máy thuỷ điện Trị An, Y - a -ly, mà em biết . Sông Đà, Sơn La, Đa Nhim - Hình 4: Đập nước của nhà máy thuỷ điện Sông Đà: Nước từ trên hồ được xả xuống từ một độ cao lớn sẽ làm quay tua bin dưới chân đập và sinh ra dòng điện - Hình 5: Tạo ra điện nhỏ ở vùng cao - Hình 6: Bà con vùng cao tận dụng năng lượng nước chảy trong việc làm quay gọn nước để đưa nước từ vùng thấp lên vùng cao hay để giã gạo -Yêu cầu HS đọc mục: Bạn cần biết - HS đọc Hoạt động 3 : Thực hành làm quay tua bin - GV chia HS thành các nhóm từ 8 – 10 - HS hoạt động trong nhóm theo hướng HS dẫn của GV - Phát dụng cụ thực hành cho từng - HS lấy dụng cụ thí nghiệm nhóm - Hướng dẫn HS cách đổ nước để làm - HS quan sát quay tua – bin nước - GV cho HS thực hành sau đó giải - HS thực hành quay tua - bin thích 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
  25. - Sử dụng hai nguồn năng lượng này có - Không gây ô nhiễm môi trường. gây ô nhiễm cho môi trường không ? - Tìm hiểu việc sử dụng năng lượng gió - HS nghe và thực hiện và nước chảy ở địa phương em. Toán THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: + Các hình minh hoạ trong SGK + Các hình lập phương kích thước 1cm x 1cm x 1cm + Một hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương 1cm x 1cm x 1cm - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức trò chơi bằng cách: - HS thi nêu Nêu cách tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Gv nhận xét. - HS nghe - Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: - Có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản *Cách tiến hành:
  26. a) Ví dụ 1 - GV đưa ra hình chữ nhật sau đó thả - HS quan sát mô hình hình lập phương1cm x 1cm x1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật - GV nêu: Trong hình bên hình lập - HS nghe và nhắc lại kết luận của GV phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật, hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương b) Ví dụ 2 - GV dùng các hình lập phương 1cm - HS quan sát x1cm x1cm để xếp thành các hình như hình C và hình D trong SGK + Hình C gồm mấy hình lập phương - Hình C gồm 4 hình lập phương như như nhau ghép lại? nhau xếp lại + Hình D gồm mấy hình lập phương - Gồm 4 hình như thế ghép lại như thế ghép lại? - GV nêu: Vậy thể tích hình C bằng thể tích hình D c) Ví dụ 3 - GV tiếp tục dùng các hình lập - HS quan sát phương 1cm x 1cm x1cm xếp thành hình P + Hình P gồm mấy hình lập phương - Hình P gồm 6 hình ghép lại như nhau ghép lại? + Tiếp tục tách hình P thành hai hình M và N - Yêu cầu HS quan sát và hỏi + Hình M gồm mấy hình lập phương - HS trả lời như nhau ghép lại? + Hình N gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? + Có nhận xét gì về số hình lập - Số hình lập phương tạo thành hình P phương tạo thành hình P và số hình bằng tổng số hình lập phương tạo thành lập phương tạo thành hình M và N? hình M và N. - GV nêu: Ta nói rằng thể tích của hình P bằng tổng thể tích của hình M và N. 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: HS làm bài 1, bài 2. (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu) *Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài - HS đọc, quan sát rồi báo cáo kết quả - Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và tự + Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập
  27. trả lời câu hỏi phương nhỏ - GV cùng HS khác nhận xét và chữa + Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập bài phương nhỏ + Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A Bài 2: HĐ cá nhân - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 - HS quan sát và trả lời các câu hỏi tương tự như bài 1 + Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ - GV nhận xét chữa bài + Hình B gồm 27 hình lập phương nhỏ + Hình A có thể tích lớn hơn hình B Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài - HS tự làm bài - Có 5 cách xếp hình lập phương cạnh 1cm thành hình hộp chữ nhật 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người về biểu tượng - HS nghe và thực hiện về thể tích của một hình trong thực tế. - Tìm cách so sánh thể tích của 2 đồ - HS nghe và thực hiện vật ở gia đình em. Tập làm văn KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên. - Nắm được cách viết bài văn kể chuyện. - Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu thích văn kể chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích - HS : SGK, vở viết 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
  28. - Cho HS hát - HS hát - Các em đã được ôn tập về văn Kể - HS nghe chuyện ở tiết Tập làm văn trước. Cô cũng đã dặn mỗi em về nhà đọc trước 3 đề bài trong SGK để chọn cho mình một đề. Trong tiếp Tập làm văn hôm nay các em sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong ba đề các em đã chọn. - GV ghi bảng - HS chuẩn bị vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên. * Cách tiến hành: - GV ghi ba đề trong SGK lên bảng - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp lắng lớp. nghe. - GV lưu ý HS: Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề ba thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật (sắm vai). - Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã - HS lắng nghe + chọn đề. chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể. Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về - GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu tình bạn. chuyện cổ tích hoặc một vài câu Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện mà chuyện các em đã được học, được đọc. em thích nhất trong những truyện đã được học. Đề 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó. - HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã chọn - HS làm bài Ví dụ : em muốn kể một kỉ niệm khó - GV nhắc các em cách trình bày bài, tư quên về tình bạn giữa em và bạn thế ngồi Hương. Một bạn thân của em hồi em - GV thu bài khi hết giờ còn học lớp 3. Tôi rất khâm phục ông Giang Văn Minh trong truyện trí dũng song toàn. Tôi sẽ kể câu chuyện về ông, về niềm khâm phục, kính trọng của tôi với ông. Tôi rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh, tôi sẽ kể câu chuyện này theo lời kể của Thạch Sanh. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cấu tạo và - HS nghe và thực hiện cách viết bài văn kể chuyện - Về nhà có thể chọn một đề khác để - HS nghe và thực hiện
  29. viết thêm. - Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 23. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp. - HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo. - Sinh hoạt theo chủ điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Gọi lớp trưởng lên điều hành: - Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. 2. Nội dung sinh hoạt: a. Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc - HS lắng nghe và trả lời. giáo viên nêu. 1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. 2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo - Nề nếp: ưu và khuyết điểm: - Học tập: + Tổ 1 - Vệ sinh: + Tổ 2 - Hoạt động khác + Tổ 3 GV: nhấn mạnh và bổ sung: - HS lắng nghe. - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp - HS trả lời ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
  30. - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần và báo cáo kế hoạch tuần 6 làm trong tuần tới (TG: 5P) + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tiếp tục trang trí lớp học - Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời *Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm - GV mời LT lên điều hành: - HS nhắc lại kế hoạch tuần - LT điều hành + Tổ 1 Kể chuyện + Tổ 2 Hát + Tổ 3 Đọc thơ - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau. 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”