Giáo án Lịch sử 6 Bản đẹp - Bộ sách Kết nối tri thức

doc 153 trang Hải Hòa 11/03/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 Bản đẹp - Bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_6_ban_dep_bo_sach_ket_noi_tri_thuc.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử 6 Bản đẹp - Bộ sách Kết nối tri thức

  1. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức BÀI 17. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hoá của người Việt trong thời kì Bắc thuộc. - Nhận biết được sự phát triển của văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc. 2. Về kĩ năng, năng lực - Khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc về sức mạnh cội nguồn của nền văn hoá Việt chính là nền tảng để dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển dù đứng trước bất kì khó khăn, thử thách nào. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Hình minh hoạ vê' cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc. - Máy tính, máy chiếu; giấy AO (nếu có). 2. Học sinh /Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV có thể dựa vào nội dung phần mở đầu bài học trong SGK và đặt ra câu Hotline: 0989.832 560
  2. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức hỏi: Điều kì diệu nào đã giúp người Việt vẫn giữ được những giá trị của nền văn hoá truyển thống trước chính sách đồng hoá văn hoá thâm hiểm của phong kiến phương Bắc? Câu hỏi này sẽ được giải đáp qua nội dung của bài học. - GV có thể linh hoạt tổ chức hoạt động mở đầu bài học tuỳ theo cách của riêng mình bằng những liên hệ thực tế liên quan đến việc bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc qua các thời kì lịch sử.Hình thành kiến thức mới B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Sức sống của nền văn hoá bản địa a. Mục tiêu: HS liên hệ và nhận biết được những nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc. b. Nội dung: Những biểu hiện trong việc giữ gìn nền văn hoá bản địa của người Việt trong thời kì Bắc thuộc. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ ra những phong tục tập quán của người Việt được nhắc đến trong đoạn tư liệu (tr.77, SGK). Người Việt Nam luôn có ý thức giữu HS chỉ ra được những phong tục tập gìn nền văn hóa bản địa của mình. quán của người Việt: vẽ mình (xăm mình), Tiếng Việt vẫn được người dân truyền đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng dạy cho con cháu hai chân, tiếp khách bằng trầu cau, Những tín ngowngx truywwnf thống Bước 2: tiếp tục được duy trì như thờ cúng tổ - Khi tổ chức dạy - học, GV chú ý tiên, thờ các vị thần tự nhiên. khắc sâu những khía cạnh thể hiện việc giữ Những phong tục tập quán của người gìn nền văn hoá bản địa của người Việt Việt: vẽ mình (xăm mình), đứng thì trong suốt thời kì Bắc thuộc. vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai Bước 3: chân, tiếp khách bằng trầu cau, - Từ đó, GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS nhận biết nét văn hoá từ thời kì Văn Lang - Âu Lạc vẫn còn Hotline: 0989.832 560
  3. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức được duy trì trong thời Bắc thuộc (nhuộm răng, ăn trầu, tư thế chào hỏi, ). HS liên hệ và nhận biết được những nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa a. Mục tiêu: Sự phát triển của văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa trong suốt thời kì Bắc thuộc b. Nội dung:.Trình bày dưới dạng sơ đồ hoá kiến thức, GV cần chú ý khai thác kĩ từng ô trong sơ đổ để làm rõ cả hai khía cạnh: vừa tiếp thu nhưng vừa chọn lọc và tìm cách “bản địa hoá” để phát triển nền văn hoá dân tộc. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Trong thời kì Bắc thuộc, nhân - GV tổ chức cho HS thảo luận để trả dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hoá lời câu hỏi: Trong thời kì Bắc thuộc, nhân Trung Hoa: dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hoá + Học một số kĩ thuật, phát minh Trung Hoa như thế nào? tiến bộ của người Trung Quốc như HS nhận biết và trình bày được: làm giầy, chế tạo đồ thuỷ tinh, giã Bước 2: gạo bằng cối đạp, ở nhà đất bằng, kĩ GV có thể giới thiệu rõ hơn: Nho giáo thuật bón phân bắc và dùng sức kéo do Khổng Tử sáng lập và được du nhập trâu bò. vào nước ta từ thời thuộc Hán. Sĩ Nhiếp, + Tiếp thu một phần lễ nghĩa của Tích Quang, Nhâm Diên là những Thái thú Nho giáo như một số quy tắc lễ nghĩa đã có nhiều nỗ lực truyền bá Nho giáo vào trong quan hệ gia đình, cách đặt tên Việt Nam. Những tư tưởng chủ yếu của họ giống người Hán. Nho giáo về đạo vua - tôi, cha - con, chồng + Đón nhận tinh thần từ bi, bác ái - vợ và việc nhấn mạnh các phạm trù đạo của Phật giáo được truyến bá từ Hotline: 0989.832 560
  4. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đức như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đã được Trung Quốc sang. Đạo giáo từ Trung các triều đại phong kiến phương Bắc sử Quốc dẩn hoà nhập với tín ngưỡng dụng làm công cụ tinh thần để cai trị nhân dân gian, thờ thần của người Việt, dân ta. + Tiếp thu một sổ lễ tết có nguồn GV cần sưu tầm thêm tư liệu về nguồn gốc từ Trung Quốc như tết Hàn thực, gốc và những đặc trưng “bản địa hoá” tết Đoan Ngọ, tết Trung thu, nhưng phong tục tết Hàn thực, tết Đoan Ngọ, đê đã có sự vận dụng cho phù hợp với làm minh hoạ phong phú cho bài giảng. Ví sinh hoạt văn hoá của người Việt. dụ: Tết Hàn thực sang Việt Nam trở thành tết Bánh trôi, bánh chay, tết Đoan ngọ trở thành ngày tết “giết sâu bọ”, tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc dành cho sum họp gia đình, Đó là nét khác biệt thể hiện sự tiếp thu và Việt hoá văn hoá Trung Quốc của người Việt. Bước 3: - GV có thể đặt thêm cầu hỏi: Nêu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo hay những kĩ thuật tiếp thu được từ Trung Quốc còn duy trì đến ngày nay. + GV cần hướng dẫn kĩ, cho HS thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến của mình. + Để mở rộng thêm, GV có thể trích lời tâu của viên quan Lưu An với vua Hán Vũ Đế: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được”. (Ngô Sỹ Liên và các sử thần thời Lê, Dại Việt sử kí toàn thư (bản dịch), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.147). Bước 4: Trên cơ sở đó, với đối tượng HS khá, Hotline: 0989.832 560
  5. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức GV có thể yêu cấu HS đọc tư liệu mở rộng này và trả lời câu hỏi: Lời tâu của viên quan đô hộ người Hán cho em biết điều gì?, GV gợi mở cho HS hiểu rõ: Qua lời tâu của Lưu An cho thấy: Nước ta vốn là một nước độc lập (ngoài cõi), có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán riêng (cắt tóc, vẽ mình), khác với người Hán, không thể áp đặt được đồng thời cũng phản ánh sự thừa nhận thất bại từ chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức trong hai mục của bài học để trả lời câu hỏi. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 2. GV gợi ý HS liệt kê những phong tục có từ thời Bắc thuộc, từ đó liên hệ với hiện tại để chỉ ra được những phong tục còn được bảo tồn đến ngày nay (HS có thể hỏi thêm người thân để xác định được câu trả lời phù hợp). Qua đó, giúp HS Hotline: 0989.832 560
  6. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức nhận thức rõ những giá trị của văn hoá truyền thống lịch sử đối với cuộc sống hiện tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO “Nền văn hoá làng xã mới là nền tảng của tâm thức Việt Nam, không phải Nho giáo. Người Việt Nam đã tiếp thu ca dao qua lời ru từ khi còn bé, đã hát đồng dao, ngâm vè, nghe các chuyện kể về các thần tích về tổ tiên trước khi học Kinh Thi; tham dự vào sinh hoạt hội lành tế lễ, trước khi biết đến Kinh Lễ; đã hiểu các quy tắc ứng xử, đối xử với người trên kẻ dưới trước khi học Kinh Xuân Thu. Họ học sách Nho chỉ để đi thi làm quan nếu đỗ, và dù làm quan họ vẫn nhớ rằng “Quan nhất thời dân vạn đại”, do đó không đi ngược lại các thể chế của làng”. (Phan Ngọc, Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.238). Hotline: 0989.832 560
  7. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức BÀI 18. BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THÊ KỈ X I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Trinh bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương. - Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền. - Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 2. Về kĩ năng, năng lực - Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một sổ tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu đề phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng lòng yêu nước, biết ơn các anh hùng dân tộc đã có công giành lại nền độc lập, tự chủ cho người Việt. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS. - Lược đổ vẽ các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong thế kỉ X. - Máy tính, máy chiếu; giấy AO (nếu có). 2. Học sinh Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Hotline: 0989.832 560
  8. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức - GV có thể tổ chức hoạt động mở đầu theo gợi ý trong SGK. Mục đích của phấn mở đầu giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học vế một chặng đường dài của lịch sử gắn với cuộc đấu tranh liên tục, không ngừng nghỉ của người Việt chống lại ách đô hộ của người Hán. - Câu hỏi nhận thức đặt ra trong phần mở đầu ở SGK định hướng cho HS đến nội dung bài học này và cũng là cách để GV bước đầu đặt ra vấn đế: Tại sao tên bài học lại là “Bước ngoặt lịch sử đấu thế kt X”? GV cần lưu ý đến điều này khi tổ chức dạy học. - Những cuộc đấu tranh của người Việt trong suốt hơn một thiên niên kỉ bị đô hộ cho thấy vấn đề nổi lên hàng đầu của lịch sử Việt Nam trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc là giành lại quyền độc lập, tự chủ cho người Việt. Tất cả các cuộc đấu tranh cho đến trước thế kỉ X đểu thất bại. Lời thề “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng” vẫn chưa trở thành hiện thực và phải đợi đến sự xuất hiện của người anh hùng họ Ngô ở thế kỉ X mới thực sự giải quyết được. - Hình 1. Bạch Đẳng dậy sóng (tranh dân gian Đông Hồ): GV có thể giới thiệu qua bức tranh dân gian Đông Hồ về chủ đế Ngô Quyến đánh quân Nam Hán đề gợi mở những hiểu biết ban đầu của HS về một sự kiện mà có thể các em đã được đọc, được nghe giới thiệu ở đâu đó, vế ý nghĩa lớn lao của sự kiện này trong lịch sử và đời sống văn hoá của người Việt. Lưu ý: Cách đặt vấn để trong phần khởi động của bài này nhằm mục đích gợi mở cho HS hiểu về tầm vóc, ý nghĩa có tính bước ngoặt, bản lẽ của các sự kiện đầu thế kỉ X (đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng năm 938), tạo tâm thế, mong muốn tìm hiểu rõ hơn các vấn để này thông qua bài học. Đây là yêu cầu quan trọng hơn rất nhiều so với việc bắt HS phải ghi nhớ máy móc, biết tường thuật diễn biến của các cuộc khởi nghĩa, trận đánh như trước đây. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ a. Mục tiêu: Những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương. b. Nội dung: GV cho HS khai thác lược đồ hình 4 (hiểu các kí hiệu thông qua bảng chú giải), kết hợp với sơ đồ khái lược diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (năm 931) và trình bày (ngắn gọn) diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến trên lược đổ c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên Hotline: 0989.832 560
  9. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV có thể giới thiệu thêm về bối cảnh Khúc Thừa Dụ dựng quyến tự chủ: Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu nên khó Idem soát được tình hình An Nam; Viên Tiết độ sứ cai trị nước ta bị giáng Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy chức; Khúc Thừa Dụ - một hào trưởng địa yếu nên khó kiểm soát được tình hình phương đã nổi dậy. GV lưu ý cho HS đọc ở An Nam. Viên tiết độ sứđược nhà thêm thông tin trong mục Em có biết để Đường giao nhiệm vụ cai trị nước ta biết vế xuất thân của Khúc Thừa Dụ và bị giáng chức. cho HS liên hệ với kiến thức ở các bài Nhân cơ hội đó, giữa năm 905, một trước: Việc xuất hiện một tầng lớp mới sẽ hào trưởng địa phương ở Hải Dương đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu là Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh tranh đi đến độc lập, tự chủ của người chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính Việt, đó là tầng lớp hào trưởng bản địa. quyền đô hộ rồi tự xưng là tiết độ sứ, Bước 2: xây dựng chính quyền tự chủ của - GV yêu cầu HS khai thác nội dung người Việt. và sơ đồ cải cách Khúc Hạo, thảo luận cặp Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là đôi về những việc làm của Khúc Thừa Dụ Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền và Khúc Hạo qua các từ khoá quan trọng tiết độ sứ và tiến hành cải cách. như tự xưng Tiết độ sứ, định lại thuế, tha Mùa thu năm 930, quân Nam Hán bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu. đánh sang nước ta, lập lại quyền cai - Để rút ra nhận xét vẽ ý nghĩa những trị. việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo, Năm 931, thuộc tướng cũ của họ GV có thể cho HS thảo luận theo những Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân câu hỏi nhỏ như sau: Chính quyền mà họ từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuổi quân Khúc giành được có phải chính quyên của Nam Hán riêng người Việt, do người Việt nắm giữ Cuộc kháng chiến thắng lợi, Dương hay không? (Là chính quyền tự chủ của Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp người Việt); Chính quyền đó đã làm những tục xây dựng nền tự chủ nước nhà gì có lợi cho người Việt? (Tiến hành cải cách với chủ trương “Chính sự cốt chuộng Hotline: 0989.832 560
  10. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức khoan dung, giản dị, nhân dân đều yên vui”, ); Cuộc nổi dậy của họ Khúc đánh dấu bước ngoặt như thế nào với người Việt? (Xây dựng nền chính quyền tự chủ cho người Việt). Bước 3: - GV có thể khai thác kênh hình kèm thông tin tra cứu để giới thiệu vê' đền thờ họ Khúc ở Ninh Giang, Hải Dương nhằm làm rõ công lao của họ Khúc trong lịch sử dân tộc. Đồng thời để nội dung bài học thêm phong phú, GV có thể cho HS xem tập phim “Khúc Thừa Dụ dựng lại chủ quyền” trong bộ phim hoạt hình dài tập “Hào khí ngàn năm” từng phát sóng trên VTV1. HSnhận thức được những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ: tự xưng Tiết độ sứ, định lại thuế, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu; rút ra được ý nghĩa của những việc làm đó: xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc cho người Việt. Bước 4: - GV có thể giới thiệu qua về nước Nam Hán (dựa vào mục Kết nối với địa lí): Phong kiến phương Bắc tuy đã suy yếu nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định thống trị nước ta. Do vậy, nhà Nam Hán vẫn tiến sang đánh nước ta vào mùa thu năm 930. - Về nhân vật của Dương Đình Nghệ, GV nên dựa vào thông tin trong các tài liệu, sách báo để khắc hoạ rõ hơn bản lình và cốt cách của nhân vật này, giúp HS hiểu Hotline: 0989.832 560
  11. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức rõ hơn vai trò của ông đối với sự nghiệp củng cố và khẳng định nền tự chủ của người Việt đầu thế kỉ X, sau họ Khúc. - GV cho HS khai thác lược đồ hình 4 (hiểu các kí hiệu thông qua bảng chú giải), kết hợp với sơ đồ khái lược diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (năm 931) và trình bày (ngắn gọn) diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến trên lược đổ. Mục 2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a. Mục tiêu: Những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức cách đánh giặc của Ngô Quyền. Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. b. Nội dung: GV cần đưa ra các câu hỏi gợi ý để giúp HS nhận biết c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS quan sát hình ảnh tượng đài Ngô Quyền kết hợp với thông tin mục Em có biết để giới thiệu vê' nhân vật Ngô Quyền trước lớp. Bước 2: a. Kế hoạch: - Do giới hạn SGK không cho phép Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng trình bày quá chi tiết, GV cần đưa ra các Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông câu hỏi gợi ý để giúp HS nhận biết được: theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm Ngô Quyền từ Châu Ái kéo quân ra Bắc lược nước ta. trong bổi cảnh nào? (trị tội kẻ phản nghịch Trước vận nước lâm nguy, Ngô Kiểu Công Tiễn); mục đích cuộc xâm lược Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch lần thứ hai của quân Nam Hán là gì? đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa (mưu đồ trả thù lần thất bại trước đó và dã sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố tâm bành trướng, mở rộng lãnh thổ của trí trận địa đánh giặc. Hotline: 0989.832 560
  12. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức nhà Nam Hán). Bước 3: - GV định hướng HS khai thác tư liệu và hình vẽ minh hoạ Ngô Quyền cho quân bố trí trận địa đánh giặc và mô phỏng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng đê’ trả lời cho câu hỏi: Ngô Quyền đã chuẩn bị cho trận thuỷ chiến chặn giặc như thê'nào? Theo em, trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc? HS chỉ ra được những hoạt động chuẩn bị đánh giặc của Ngô Quyền: cho người chặt gỗ, đẽo nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông; lợi dụng nước triều lên xuống để dụ đối phương vào trận địa cọc kết hợp với mai phục để dễ bề chế ngự quân giặc; dự đoán được khó khăn mà quân Nam Hán sẽ gặp phải: bị động, bất ngờ, không kịp trở tay, Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Bước 1: b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch - GV hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn tư Đằng liệu 2, chỉ ra các từ khoá quan trọng phản Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến ánh các bước diễn biến của trận Bạch do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào Đằng. Sau đó thuật lại ngắn gọn trên lược cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc thuỷ đồ hình 7 (tr.83, SGK) về diễn biến trận triều lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ đánh. ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến sâu + Để giúp HS làm quen với cách đọc, vào cửa sông. Lưu Hoằng Tháo cho phân tích tư liệu, GV có thể phát Phiếu học quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc tập và yêu cầu HS chỉ các từ/cụm từ trong ngầm. đoạn tư liệu tương ứng mới các từ khoá Đợi khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền Hotline: 0989.832 560
  13. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức phản ánh diễn biến của trận đánh, như: hạ lệnh tấn công. Quân giặc thua và khiêu chiến, giả thua, lọt vào trận địa phục phải rút ra biển, thuyền va vào cọc kích, tiến công bất ngờ, chặn đuổi đường nhọn. Ta đem thuyền ra đánh, quân rút lui, giặc hoảng loạn nhảy xuống sông. HS trình bày được diễn biến trận chiến Lưu Hoằng Tháo tử trận. trên sông Bạch Đằng trên lược đồ. Trận Bạch Đằng năm 938 đã chấm Bước 2: dứt thời Bắc thuộc, mở ra một thời kì - GV cho HS thảo luận về cách đánh mới trong lịch sử dân tộc ta - thời kì giặc của Ngô Quyền qua trận thuỷ chiến độc lập, tự chủ lâu dài. sông Bạch Đằng và kiến thức mục Kết nối với địa lí (tr.83) để rút ra nhận xét. HS rút ra được điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền đó là: phân tích được thế mạnh yếu của quân giặc, chủ động bày trận địa phục kích, biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng để tổ chức thuỷ chiến, Bước 3: - GV hướng dẫn HS cách đọc hiểu đoạn tư liệu để nêu được ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng, trong đó chú ý nhấn mạnh và giải thích rõ các cụm từ: cơ sở cho việc phục hổi quốc thống, vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu. Bước 4: HS rút ra được ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán; Thê’ hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta; Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta; Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế Hotline: 0989.832 560
  14. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới. GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; Câu 1. GV hướng dẫn HS tự rút ra công lao của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền trên cơ sở kiến thức đã học trong bài. Câu 2. Để trả lời được tại sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng làm nơi chống quân Nam Hán, GV cần hướng dẫn HS đọc lại mục Kết nối với địa lí (tr.82, SGK) để nhận biết được địa thế và đặc điềm mực nước của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Đây là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào nước ta. Mực nước vùng cửa sông lúc thuỷ triều cao nhất và thấp nhất chênh nhau tới 2 - 3m. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy, giúp bố trí lực lượng quân thuỷ, bộ cùng chiến đẩu chặn giặc. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 3. HS được lựa chọn một trong hai yêu cẩu: - Viết vẽ một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thế kỉ thứ X: HS được tuỳ chọn nhân vật nhưng cần nêu được: quê hương, tiều sử, thành tựu tiêu biểu của cá nhân, đóng góp của nhân vật đó, - Sưu tẩm thêm tư liệu, hình ảnh có liên quan đến kiến thức trong bài học mà Hotline: 0989.832 560
  15. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức em tâm đắc. + HS có thể tập cách tra cứu thông tin trên internet bằng việc sử dụng các từ khoá liên quan (ví dụ: Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, chiến thắng Bạch Đằng, ). TÀI LIỆU THAM KHẢO “Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Thừa Dụ, tính khoan hoà, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ và xin mệnh lệnh nhà Đường; nhân thế vua Đường cho làm chức ấy”(Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản dịch), Sđd, trang 207). Hotline: 0989.832 560
  16. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức BÀI 19. VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA TỪ THẺ KÌ II ĐẾN THÊ KÌ X I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẤU Sau bài học nảy, giúp HS: 1. Về kiến thức - Xác định được vị trí của Vương quốc Chăm-pa trên lược đổ Việt Nam. - Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Chăm-pa. - Trình bày được những nét chính vê' tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa. - Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa trong lịch sử. 2. Về kĩ năng, năng lực - Biết khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Biết tìm Idem, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. về phẩm chất Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hoá của Chăm-pa để lại trong lịch sử. /II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, phiếu học tập. - Lược đồ Vương quốc Chăm-pa (phóng to). - Một số video vê' thành tựu văn hoá Chăm-pa. - Máy tính, máy chiếu, giấy AO (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Đổ dùng học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên Hotline: 0989.832 560
  17. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình đài thờ Trà Kiệu (Quảng Nam), sau đó đặt câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Hình điêu khắc trên đài thờ Trà Kiệu miêu tả những gì? Từ đó, em có suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật củng như đời sống văn hoá tinh thẩn của người Chăm xưa? HS trả lời theo cách hiểu của mình, có thể đúng hoặc không đúng. GV không đánh giá, kết luận mà chỉ căn cứ vào những nhận thức của HS về vấn đểu nêu ra để dẫn dắt các em vào bài học mới. - GV có thể linh hoạt tổ chức hoạt động khởi động tuỳ theo cách tiếp cận riêng như kiểm tra vốn hiểu biết của HS như quan sát quần thể tháp Chăm ở Thánh địa Mĩ Sơn và cho biết đây là di tích gì, giới thiệu vài điếu về di tích đó. Cũng có thể cho HS nghe bài hát Tiếng trống Pa-ra-mỉng, Mưa bay tháp cổ, rồi dẫn dắt các em tìm hiểu về Vương quốc Chăm-pa xưa. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa a. Mục tiêu: HS rút ra được một số tính chất của chất. b. Nội dung: GV sử dụng kênh chữ, kênh hình cho HS khai thác nội dung d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát bản đồ/lược đồ Vương quốc Chăm-pa (bản đồ treo tường hoặc lược đổ trong SGK), tìm hiểu và chỉ ra một số điếu kiện tự nhiên nổi bật của vùng miền Trung nước ta. a. Vương quốc Chăm-pa ra đời HS thấy được những nét nổi bật về - Năm 192, nhân dân huyện điều kiện tự nhiên của dải đất miền Trung: Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều gọi là Chăm-pa). rừng nhiệt đới. - Bước 2: - GV gợi ý HS đọc thêm nội dung Hotline: 0989.832 560
  18. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức mục Em có biết giúp HS hiểu được cội nguồn bản địa của cư dân Chăm-pa cổ trên dải đất miền Trung Việt Nam (người Sa Huỳnh với nền văn hoá Sa Huỳnh thuộc thời đại đồ sắt). - Để làm rõ sự ra đời của Vương quốc Chăm-pa, GV có thể cho HS thảo luận và trả lời những câu hỏi gợi ý sau: Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đàu? Vỉ sao nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa? Bước 3: HS biết được Tượng Lâm là huyện xa nhất thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). HS biết liên hệ với kiến thức đã học ở bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X: Chính sách đô hộ và vơ vét tàn bạo cũng như tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía nam của các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm bùng nên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta ở khắp các miền với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục. Trong đó, cuộc nổi dậy của nhân dần Tượng Lầm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên nước Lâm Ấp - tên gọi ban đầu của Nhà nước Chăm-pa). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - GV có thể so sánh với thời gian và Hotline: 0989.832 560
  19. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn Lang (ra đời sớm hơn, không gắn với cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của người Hán như Lâm Ấp). Bước 1: b. Chặng đường mười thế kỉ đầu GV hướng dẫn HS quan sát hình 2. Lược tiên đồ Vương quốc Chăm-pa và khai thác Phát triển qua nhiều giai đoạn, thông tin trong mục b gắn liền với việc di chuyển kinh đô, Bước 2: lãnh thổ dần được mở rộng và thống - Yêu cầu HS kết hợp chỉ trên lược đổ nhất, trải dài từ phía nam dãy Hoành giới hạn lãnh thổ của Vương quốc Chăm- Sơn đến vùng Quảng Ngãi, Bình pa và xác định các giai đoạn phát triển của Định ngày nay. vương quốc này từ thế kỉ II đến thế kỉ X (đã tích hợp trên lược đồ các mốc phát triển của Vương quốc gắn với các địa danh, vùng địa lí khác nhau). Bước 3: HS xác định được trên lược đồ không gian sinh tồn của cư dân Chăm-pa, hiểu được các giai đoạn phát triển của Vương quốc gắn với vai trò của các vùng địa lí khác nhau Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội a. Mục tiêu: HS hiểu được các hoạt động vè kinh tế và xã hội b. Nội dung: GV hướng dẫn hS khai thác qua hệ thống câu hỏi c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Hotline: 0989.832 560
  20. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức -Ở mục 1, HS đã biết được điểm nổi bật về điểu kiện tự nhiên của Vương quốc Champa, đến mục này GV hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức đã học, kết hợp khai thác thông tin trong mục đê’ suy luận từ Hoạt động kinh tế của người Chăm những điều kiện tự nhiên như vậy đã đưa xưa rất đa dạng: trồng lúa nước ở các tới sự phát triển các hoạt động kinh tế chủ cánh đồng dọc theo lưu vực những yếu của cư dần Chăm-pa. con sông; chăn nuôi gia súc, gia cầm; Bước 2: sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ - GV có thể mở rộng kiến thức cho gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất); HS thông qua một số câu hỏi: So sánh hoạt khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư rừng (trầm hương, kì nam, ) và dưới dân Văn Lang - Âu Lạc; Theo em, câu biển (cá, tôm, ngọc trai, ). Sản phẩm thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng làm ra không chỉ phục vụ đời sống với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? hằng ngày mà còn được dùng để trao Vì sao? đổi, buôn bán trong nước và với các Bước 3: nước khác. HS nhận thức được: Đặc biệt, người Chăm khai thác các + Sự đa dạng trong hoạt động kinh tế nguồn lợi rừng và biển; buôn bán của cư dân Chăm-pa bằng đường biển + Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Bước 1: - Xã hội: - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục b + Vua được đồng nhất với một vị trong SGK, rồi trả lời câu hỏi về tổ chức thần, có quyến lực tối cao, dưới vua là Nhà nước Chăm-pa. Để giúp HS hiểu sâu tể tướng và hai quan đại thần (văn, sắc hơn vấn đề này, GV hướng dẫn HS võ); đơn vị hành chính cấp địa phương liên hệ với kiến thức đã học ở Chương 4: gồm: châu - huyện - làng có các chức Khi Ấn Độ giáo được người Chăm tiếp quan đứng đầu. Hotline: 0989.832 560
  21. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức nhận, lin-ga trở thành biểu tượng quyến + Xã hội góm các tầng lớp: tăng lực nhà vua - người được đồng nhất với lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận một vị thần, gọi là Thần - Vua). GV có thể nhỏ nô lệ. yêu cầu HS mở rộng so sánh tổ chức Nhà nước Chăm-pa với tổ chức Nhà nước Văn Lang để khắc sâu kiêìi thức. Bước 2: HS nhận thức được: Chăm-pa là nhà nước quân chủ: đứng đầu là vua được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao; dưới vua là các quan đại thần và các quan đứng đầu ba cấp: châu, huyện, làng (tổ chức Nhà nước Van Lang còn khá đơn giản và sơ khai). Bước 3 - Dựa vào nội dung trong SGK, HS thảo luận theo nhóm và lập được sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa. GV khuyến khích HS vẽ bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được mối quan hệ giữa các thành phẩn. GV có thể cho một số HS giới thiệu sơ đồ thành phần trong xã hội trước lớp và gọi HS khác nhận xét vế các sơ đổ đó. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 3. Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu a. Mục tiêu: HS ghi nhớ được các thành tựu cơ bản của văn hoá Chăm-pa; giới thiệu được một thành tựu (do HS lựa chọn). b. Nội dung: Từ hình ảnh minh hoạ, thông tin SGK Gv hướng dẫn HS kể tên được những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa và tổ chức xã hội của họ. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên Hotline: 0989.832 560
  22. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Sáng tạo ra chữ viết riêng trên - GV hướng dẫn HS khám phá những cơ sở chữ Phạn (chữ Chăm cổ, thế kỉ nét cơ bản về đời sống văn hoá của cư dân IV). Chăm-pa được trình bày trong SGK gồm - Tín ngưỡng và tôn giáo: tín ngưỡng - tôn giáo, kiến trúc, lễ hội, chữ + Thờ thần tự nhiên (Mặt Trời, viết. Ở những địa phương có nhiều dấu ấn Núi, Nước, Lúa, ) của văn hoá Chăm-pa, GV có thể dành + Du nhập Phật giáo, An Độ nhiều thời gian hơn cho HS giới thiệu một giáo. số thành tựu khác trên cơ sở tư liệu sưu - Kiến trúc và điêu khắc gắn với tầm thêm. các công trình tôn giáo đặc sắc, trở Bước 2: thành di sản văn hoá tiêu biểu (Thánh - GV có thể tổ chức HS tập trung tìm địa Mỹ Sơn, ). hiểu kĩ hơn vể các thành tựu kiến trúc, - Lễ hội: tiêu biểu nhất là Ka-tê. điêu khắc và coi đây là một điểm nhấn của bài qua hệ thống câu hỏi: + Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm xưa trong 10 thế kỉ đẩu Công nguyên: GV lưu ý HS về mốc thời gian giới hạn (thế kỉ X), có thể trình chiếu cho HS xem về: tháp Chàm Po-sha- nứ (Bình Thuận); tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam); tháp Dương Long (Bình Định), + Quan sát hình 6 trong SGK và nều nhận xét về các công trình tiêu biểu của người Chăm xưa. Bước 3:HS thực hiện Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hotline: 0989.832 560
  23. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1 và 2. GV có thể hướng dẫn HS lập bảng tóm tắt và kết hợp so sánh hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, văn hoá - tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc như bảng như sau: Hoạt động kinh tế Đời sống xã hội Văn hoá - tín ngưỡng Cư dân Đa dạng, góm Phân hoá khá sâu sắc, Tín ngưỡng thờ các Chăm-pa trồng lúa nước, góm ba thành phần: quý thần trong tự nhiên; nghế thủ công, đi tộc, dân tự do và một bộ sùng đạo Phật, Ấn Độ biển, giao thương phận nhỏ nô lệ. giáo; Nổi bật vê' kiến biển. trúc là các tháp Chăm. Cư dân Chủ yếu là nông Sự phân hoá chưa thực Tín ngưõng thờ cúng Văn Lang - nghiệp trồng lúa sự sâu sắc, cũng gồm có tổ tiên và các vị thần Âu Lạc nước. quý tộc, nông dân làng trong tự nhiên; Nổi bật xã và một bộ phận rất ít về kiến trúc và kĩ nô tì. thuật luyện kim có thành Cổ Loa, trống D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG đồng Ngọc Lũ. a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 3. GV hướng dẫn HS cách tìm tư liệu và tập viết bài và giới thiệu trước lớp vế một di tích văn hoá Chám-pa với các nội dung như: Tên di tích, địa bàn của di tích, nét độc đáo trong kiến trúc, điêu khắc của di tích, thực trạng của di tích hiện nay, hướng bảo tổn và phát huy giá trị di tích (theo nhận thức, quan điềm của HS). TÀI LIỆU THAM KHẢO “Nước Lâm Ấp là đất Tượng Lâm, quận Nhật Nam đời Hán, ở phía Nam Giao Châu hơn nghìn dặm, Vua nước đó dựng gỗ làm rào. Vua mặc áo cổ bối bạch diệp. Hotline: 0989.832 560
  24. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bạch diệp cũng là vải bông, nối ngang qua tay, quấn quanh lưng, trên đeo thêm trân châu, dây chuyên vàng, làm thành chuồi, cuộn tóc đội hoa. Phu nhân mặc vải cổ bối triêu hà, làm thành quần ngắn, đấu đội hoa vàng, mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai. Thị vệ của vua có 5 000 quân, đều dùng nỏ và lách, toan - một loại vũ khí giống kích, lấy mây làm áo giáp, lấy tre làm cung, cưỡi voi để chiến đấu. Vua ra thì bày nghìn con voi, bốn trăm con ngựa, chia làm đội tiến và hậu” (Theo Lương Ninh, Vương quốc Chăm-pa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000, tr.38O - 381). “Họ [người Chăm] xây hàng trăm đền tháp thờ thần Hin-đu, những tháp gạch duyên dáng, đẹp và độc đáo. Gần như toàn bộ là bằng gạch, đá rất ít và chỉ ở những chỗ cần gia cố vững chắc như trụ cửa, mi cửa, bậc cửa, Họ đã sáng tạo ra cách làm gạch, xây gạch hợp lí và bền vững không thua kém gì đá, Họ xây những ngôi tháp gạch, đồng thời cũng là đền thờ thần, tháp gọi là ka-lan, theo hình ngọn núi Mê-ru, theo truyền thuyết là nơi ngự trị của các thần Hin-đu; có tháp ở trên đỉnh đồi cao, có tháp ở dưới đổng bằng, có tác giả cho rằng, như thế họ muốn vươn tới trời cao nhưng vẫn bám chặt đất mẹ. Gạch và kĩ thuật xây khá tốt nên trải qua mưa nắng hàng thế kỉ, nhiều tháp vẫn còn đứng vững như dấu ấn văn hoá độc đáo một thời, một tộc người”(Lương Ninh, Vương quốc Chăm-pa, Sđd, tr.182 - 183). Hotline: 0989.832 560
  25. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức BÀI 20. VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Xác định được vị trí của Vương quốc Phù Nam xưa trên lược đồ Việt Nam. - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa. - Trình bày được những nét chính vẽ tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam. - Nhận biết được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Vương quốc Phù Nam. 2. Về kĩ năng, năng lực - Biết khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất - Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hưong, đất nước, quý trọng những giá trị văn hoá của Vương quốc Phù Nam còn để lại trong lịch sử. - Nhận thức về chủ quyền ỏ’ vùng đất Nam Bộ của đất nước Việt Nam hiện nay có nguồn gốc lâu đời, bản địa từ xa xưa. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. - Lược đồ Vương quốc Phù Nam trong khu vực Đông Nam Á, Lược đồ khu vực Đông Nam Á ngày nay. - Máy tính, máy chiếu, giấy AO (nếu có). 2. Học sinh SGK, một số đồ dùng học tập. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên Hotline: 0989.832 560
  26. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - Mở đầu bài học là một đoạn dẫn dắt và đi kèm là một số hình ảnh những hiện vật liên quan đến Vương quốc Phù Nam. GV có thể sử dụng câu hỏi gợi mở cho HS như SGK: Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc cổ này? để định hướng sự chú ý, cũng như nhận thức của HS vào bài học mới. Khi trả lời câu hỏi GV nêu ra, HS có thể đề cập đến trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ, sự giao thương mở rộng của người Phù Nam, thông qua việc quan sát, khai thác hình 1. (Gợi ý: Hình la. Bình gốm (kiểu Ken-đi, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam): Đây là loại bình có vòi thân hình cầu, phình tròn ở giữa, thu nhỏ ở cổ và đáy bình. Miệng bình loe cong. Kích thước của bình khá lớn, nhiều chiếc có hoa văn khắc vạch tam giác hay sóng nước ở thân. Có chiếc tô màu đỏ (thổ hoàng) hay tô màu đen chì rất đẹp. Điều đáng lưu ý là những bình Ken-đi thường được tìm thấy trong các phế tích đền tháp, hầu hết bị gãy vòi, dấu vết cho thấy sự “cố ý” đập gãy rời vòi khỏi thân bình. Vì vậy nhiều khả năng cho biết đây là di vật dùng trong các nghi lễ tôn giáo Bà La Môn, những chiếc vòi bình mang bóng dáng ngẫu tượng Lin-ga - tượng trưng cho thần Si-va; Hình Ib: Chuỗi hạt (bằng mã não, được tru’ng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam). HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng, trên cơ sở đó GV dẫn dắt, gợi mở vào bài học mới. - GV củng có thề đa dạng nội dung khởi động bằng cách linh hoạt vận dụng những tình huống dẫn dắt khác để gợi mở về Vương quốc Phù Nam trong lịch sử. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam a. Mục tiêu: xác định sự ra đời của Phù Nam, phát triển và suy vong b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh, kí hiệu khai thác thông tin SGK c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV có thể cho HS quan sát bản đồ treo tường Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ I Hotline: 0989.832 560
  27. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đến thế kỉ VII kết hợp với lược đồ Khu vực Đông Nam Á ngày nay và trả lời câu hỏi: - Vương quốc Phù Nam ra đời Vương quốc Phù Nam xưa tương ứng với khoảng thế kỉ I; phát triển hùng lãnh thổ những nước nào ở khu vực Đông mạnh: khoảng thế kỉ III - V; đến thế Nam Á hiện nay? GV hướng dẫn HS cách kỉ VI thì suy yếu; bị người Chán Lạp tìm thông tin và chỉ trên lược đồ để xác xâm chiếm vào đầu thế kỉ VII. định địa bàn của Vương quốc Phù Nam lúc - Trung tâm chính trị, kinh tế: đầu (vùng đất Nam Bộ Việt Nam) và thời Ban đầu là Óc Eo (An Giang, Việt kì phát triển đỉnh cao. Việc xác định địa Nam), sau dịch chuyển đến Ăng-co bàn chủ yếu nằm trên vùng đất Nam Bộ của Bo-rây (Cam-pu-chia). nước ta cho thấy từ rất sớm, vùng đất Nam Bộ nước ta đã có cư dân bản địa sinh sống và xác định chủ quyền lãnh thổ. Dựa vào lược đổ, HS có thể xác định địa bàn chủ yếu Bước 2 - Dựa vào những kiến thức đã được hình thành ở trên, GV đặt câu hỏi: Vương quốc Phù Nam ra đời ở đâu và vào thời gian nào? GV nhấn mạnh mốc ra đời của Nhà nước Phù Nam gắn liến với sự phát triển của văn hoá Óc Eo (giống như văn hoá Đông Sơn với Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, văn hoá Sa Huỳnh với Nhà nước Chăm-pa). Sự ra đời của Phù Nam được phản ánh qua truyền thuyết về Hỗn Điển và Liễu Diệp (củng giống như huyền thoại Con Rồng, cháu Tiên lập nước Văn Lang). HS xác định được địa bàn hình thành và thời gian xuất hiện của Vương quốc Phù Nam . Bước 3: - GV hướng dẫn HS căn cứ vào những mốc thời gian đã được cung cấp trong SGK Hotline: 0989.832 560
  28. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức để thiết lập trục thời gian về các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam. HS thiết lập trục thời gian và xác định các dấu mốc quan trọng gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Phù Nam trên đó. HS có thê’ vẽ bằng nhiều cách khác nhau. GV khuyến khích HS, miễn là đảm bảo được các ý sau: Thế kỉ I: hình thành. Thế kỉ III - V: phát triển hùng mạnh. Đấu thế kỉ VI: suy yếu. Thế kỉ VII: bị người Chân Lạp xâm chiếm. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mở rộng: Đối với HS khá, giỏi, GV có thể định hướng tư duy của HS với câu hỏi: Vì sao từng là một vương quốc hùng mạnh trong thế kỉ III - V nhưng đến đầu thế kỉ VII Vương quốc Phù Nam lại bị suy yếu và bị xâm chiếm? GV cần gợi ý để HS hiểu được: do nhiều nguyên nhân: đất đai bị nhiễm mặn bởi những đợt biển tiến, diện tích đất canh tác cũng mất dẩn; tuyến đường giao thương trên biền không còn đi qua Phù Nam, tác động đến tình hình kinh tế, xã hội của cư dân nơi đây, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy vong của Vương quốc Phù Nam. Mục 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội a. Mục tiêu: Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội b. Nội dung: quan sát tư liệu, kết hợp thông tin có trong bài, GV gợi ý HS trả lời c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên Hotline: 0989.832 560
  29. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV có thể đặt câu hỏi đê’ HS liên hệ với kiến thức đã được hình thành ở mục 1 a. Kinh tế để trả lời: Theo em, với điều kiện tự nhiên Người Phù Nam làm nhiều nghề khác của vùng đất Nam Bộ nước ta, cư dân Phù nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi Nam có thể phát triền được những hoạt gà, lợn, đánh bắt thuỷ - hải sản, làm động kinh tế nào? Hãy cho biết những đồ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù đựng bằng thuỷ tinh, luyện đồng và Nam. rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ GV hướng dẫn HS thảo luận theo khí, nhóm nhỏ hoặc cá nhân để xác định những Đặc biệt, người Phù Nam rất giỏi nghề nội dung. buôn bán. Không chỉ trao đổi hàng Bước 2: hoá để tiêu dùng trong nước, người - GV chú ý hướng dẫn HS khai thác Phù Nam còn buôn bán với các thông tin trong đoạn tư liệu cùng với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung hình 2, 3, 4, 5 để giúp HS hình dung rõ nét Quốc, Chăm thông qua các cảng thị, hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam tiêu biểu là óc Eo. xưa. Đó vừa là nền kinh tế sản xuất tại chỗ (thông qua hình 2, 3), vừa có hoạt động kinh tế buôn bán trong nước và với nước ngoài (thông qua hình 4, 5 và đoạn tư liệu). Sự “ăn khớp” thông tin trong đoạn tư liệu vê' Sử liệu Phù Nam với hình đồng tiền Phù Nam, huy chương La Mã được tìm thấy ở các di chỉ thuộc ăn hoá Óc Eo chứng tỏ điếu đó. Đây là đặc điểm khác biệt khá rõ so với kinh tế của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bước 3: HS thực hiện Bước 4: Hotline: 0989.832 560
  30. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Bước 1: b. Tổ chức xã hội - GV yêu cầu HS khai thác thông tin Tổ chức nhà nước ở Phù Nam trong trong SGK đề trả lời câu hỏi: Xã hội Phù khoảng hai thế kỉ đầu sau khi thành Nam gồm những tầng lớp nào?Xã hội Phù lập còn đơn giản nhưng từ thế kỉ III Nam có những nét tương đồng nào so với dần được hoàn thiện. Vua là người xã hội Chăm-pa? đứng đầu và có quyền lực cao nhất; Bước 2,3: dưới đó là hệ thống quan lại giúp việc Nội dung trả lời của HS cần làm rõ các cho vua với nhiều cấp bậc. ý sau: Xã hội Phù Nam được phân chia thành + Vể tổ chức nhà nước: Cũng giống năm thành phần chính: quý tộc, tăng như Vương quốc Chăm-pa cổ, Phù Nam là lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông nhà nước quân chủ chuyên chế: vua đứng dân. đầu vương quốc và có quyền lực cao nhất; dưới vua là hệ thống quan lại trong một hệ thống chính quyền có nhiều cấp bậc. + Về các thành phần, tầng lớp xã hội: xã hội Phù Nam phân chia thành 5 bộ phận: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân. + Nét tương đồng so với xã hội Chăm- pa đó là sự hình thành của tầng lớp thương nhân. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 3. Một số thành tựu văn hoá a. Mục tiêu: Một số thành tựu b. Nội dung: quan sát tư liệu, kết hợp thông tin có trong bài, GV gợi ý HS trả lời c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: Hotline: 0989.832 560
  31. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Tín ngưởng, tôn giáo: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong + Thờ đa thần (tiêu biểu là thần SGK, kết hợp khai thác kênh hình để thực Mặt Trời). hiện yêu cầu: Hãy cho biết một số thành + Tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ tựu văn hoá nổi bật của cư dân Phù Nam. (Phật giáo, Ấn Độ giáo); từ đây tiếp Bước 2: tục truyền bá đến nhiều vùng đất - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong khác. SGK, kết hợp khai thác kênh hình để thực - Nghế tạc tượng (gỗ, đá) đạt đến hiện yêu cầu: Hãy cho biết một số thành phong cách riêng (phong cách Phù tựu văn hoá nổi bật của cư dân Phù Nam. Nam). HS nêu được một số thành tựu cụ thể - Một số thành tựu văn hoá vật của cư dân Phù Nam trên các lĩnh vực: Tín chất, tinh thần khác: đểu là kết quả ngưỡng, tôn giáo, tạc tượng, đời sống vật của sự thích ứng với điều kiện tự chất, tinh thần, Cần lưu ý rằng tín nhiên (sử dụng ghe, thuyền, nhà sàn ngưỡng, tôn giáo phong phú (trong đó có trên mặt nước, ), đồ trang sức được đạo Phật) là một nét đặc trưng, nổi bật của chế tác cực kì tinh xảo. văn hoá Phù Nam. Bước 3: Để giúp HS mở rộng kiến thức, GV có thể giúp HS liên hệ để biết trên thế giới có không ít quốc gia cũng du nhập Phật giáo từ bên ngoài vào và vẫn có sự phát triển mạnh cho đến ngày nay. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Hotline: 0989.832 560
  32. Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Đề so sánh hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội của cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa, GV hướng dẫn HS lập bảng tương tự như với Vương quốc Chăm-pa từ thế lở I đến thế kỉ X. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 2. Đây là câu hỏi yêu cẩu HS biết liên hệ kiến thức đã học (đời sống văn hoá của cư dân Phù Nam) với đời sống văn hoá của cư dân Nam Bộ nước ta hiện nay. GV định hướng HS biết liên hệ theo các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống vật chất - ăn, ở, mặc, và đời sống tinh thần, của cư dân Phù Nam xưa và cư dân Nam Bộ hiện nay để hiểu được sự kết nối, kế thừa những giá trị từ quá khứ đối với đời sống hiện tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nước Phù Nam ở phía nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn phía tây của biển, cách Nhật Nam có đến 7 000 lí Nước rộng lớn hơn 3 000 lí, đất trũng ẩm thấp nhưng bằng phẳng rộng rãi. Khí hậu, phong tục đại để cũng giống như Lâm Ấp. Sản xuất vàng, bạc, đồng, thiếc, trầm hương, mộc hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ năm sắc. (Theo Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam - Lịch sử và văn hoá, Viện Văn hoá và NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2005, tr.209). - Phật giáo và tượng Phật đúng là một biểu hiện đặc trưng của văn hoá Phù Nam. Những nơi nào có tượng Phật này chính là phạm vi lãnh thổ Phù Nam hoặc có quan hệ giao lưu mật thiết với Phù Nam. (Theo Vương quốc Phù Nam - Lịch sử và văn hoá, Sđd, tr. 158). Hotline: 0989.832 560