Giáo án Module 3 - Chủ đề: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay)

doc 6 trang Hải Hòa 12/03/2024 1410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Module 3 - Chủ đề: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_module_3_chu_de_cach_mang_thang_tam_nam_1945_chien_t.doc

Nội dung text: Giáo án Module 3 - Chủ đề: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay)

  1. MINH HOẠ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔ ĐUN 3 CHỦ ĐỀ : CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay). (Thời lượng: 02 tiết) I/ MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực lịch sử - Năng lực tìm hiểu LS: “Cách mạng tháng Tám năm 1945” thuộc chủ đề: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay), lớp 12. Vì vậy yêu cầu cần đạt của bài “Cách mạng tháng Tám năm 1945” được xác định trong chương trình: Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Năng lực nhận thức và tư duy LS: Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: +Rèn luyện cho HS các kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản. Kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử, khai thác lược đồ, tranh ảnh lịch sử * Năng lực chung: Các năng lực thành phần: Tìm hiểu lịch sử; Nhận thức và tư duy; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 2. Phẩm chất: Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của chủ đề này sẽ góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất: Yêu nước, Trách nhiệm. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC 1. Giáo viên - Đồ dùng dạy học : Bản đồ Việt Nam, Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, các tranh ảnh có liên quan - Tài liệu tham khảo : SGK, SGV LS 12; Đại cương lịch sử Việt Nam Tập II; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử 12; Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn lịch sử, cấp THPT. Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Phương án tổ chức lớp học : cá nhân, nhóm 2. Học sinh Đọc trước SGK, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. BẢNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1.1. Lập bảng mô tả mức độ biểu hiện của từng yêu cầu cần đạt của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945” Yêu cầu cần đạt Mức độ biểu hiện - Trình bày được nét khái quát - M1.Trình bày được các sự kiện ở giai đoạn cuối của Chiến tranh về bối cảnh lịch sử, diễn biến thế giới thứ hai có ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam. Trình bày chính của Cách mạng tháng được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Tám năm 1945. Nam. - M2. Đánh giá sự tác động của hoàn cảnh thế giới đối với chủ trương của Đảng trong Cách mạng tháng Tám. Phân tích được những
  2. chủ trương của Đảng trước sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh (Phân tích nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng). - M3. Rút ra bài học về nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Nêu được nguyên nhân thắng - M1. Trình bày được nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm lợi của Cách mạng tháng Tám của Cách mạng tháng Tám năm 1945. năm 1945. - M2. Phân tích được nguyên nhân của Cách mạng tháng Tám (nguyên nhân khách quan và chủ quan ). Giải thích được nguyên nhân quan trọng nhất. - M3. Vận dụng được những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Phân tích được vị trí, ý nghĩa - M1: Trình bày được ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Tám đối với lịch sử của Cách mạng tháng lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Tám năm 1945 trong tiến trình - M2. Phân tích được vị trí, vai trò của Cách mạng tháng Tám năm lịch sử Việt Nam. 1945 trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Xác định được ý nghĩa quan trọng nhất và giải thích. 1.2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945” Bước 1. Xác định các hoạt động học của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945” + Phát biểu được vấn đề. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề của chủ đề/bài học và giải quyết các vấn đề trong đời sống thực tiễn. Bước 2. Xác định phương pháp dạy học phù hợp với các hoạt động học trong chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945” Các phương pháp dạy học khi thiết kế theo hoạt động học nhằm thực hiện các yêu cầu cần đạt của chủ đề là cơ sở quan trọng để lựa chọn phương pháp và công cụ đánh giá. Cụ thể, hệ thống câu hỏi, bài tập, thang đo, bảng kiểm, rubric được thiết kế dựa trên: - Các phương pháp dạy học như đặt câu hỏi, thu thập thông tin, tìm kiếm băng chứng sẽ khai thác kiến thức, kinh nghiệm của HS, phát huy trí tò mò khoa học của HS, phát triển các mối quan hệ tích cực của HS trong môi trường lớp học và cộng đồng xung quanh; - Các phương pháp dạy học như quan sát các sự kiện, hiện tượng sẽ phát triển kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quán hóa góp phần hình thành tinh thần yêu nước, sống có trách nhiệm của HS khi tìm hiểu vấn đề lịch sử. - Các pháp dạy học như đóng vai, trao đổi, thảo luận, tranh biện, thực hành được sử dụng để HS học thông qua tương tác sẽ hình thành kĩ năng học tập, giao tiếp, tự tin phát biểu các ý tưởng, trình bày các sản phẩm học. - Các phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được sử dụng để HS học thông qua trải nghiệm sẽ tìm tòi, khám phá, liên hệ, vận dụng gắn với thực tiễn cuộc sống. Bước 3. Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945” Hoạt động Yêu cầu Mức độ Phương Kiểm tra đánh giá học cần đạt biểu hiện pháp DH Phương Công cụ pháp 1. Đặt được M1: Đặt câu hỏi về nét Báo cáo Quan sát, - Bảng kiểm Khởi động câu hỏi về bối chính trong diễn biến chính sản phẩm vấn đáp, đánh giá sản cảnh lịch sử, của Chiến tranh thế giới thứ (Làm báo K-W-L, phẩm học tập diễn biến, ý hai kết thúc, diễn biến, ý tường, trực quan. của nhóm nghĩa lịch sử, nghĩa, nguyên nhân thắng trưng (công cụ 1) nguyên nhân lợi và bài học kinh nghiệm bày, báo - Ghi chép sự thắng lợi của của Cách mạng tháng Tám cáo) kiện thường Cách mạng năm 1945. Vấn đáp, nhật
  3. tháng Tám M2: Đặt câu hỏi phân tích Trao đổi - trực quan - Bảng hỏi kiến năm 1945. tác động của của bối cảnh Đàm thức nền lịch sử Chiến tranh thế giới thoại - Câu hỏi thứ hai đến chủ trương của gợi mở Đảng ta trong cách mạng - Bảng kiểm tháng Tám. đánh cá nhân M3: Rút ra được bài học (công cụ 2) kinh nghiệm về nghệ thuật - Hồ sơ học chớp thời cơ trong cách tập. mạng tháng Tám năm 1945. Khám phá - Nêu và phân M1. Đặt câu hỏi phân tích Thảo luận Quan sát - Bảng tích được ý ý nghĩa, nguyên nhân kiểm nghĩa lịch sử, thắng lợi của Cách mạng đánh khả nguyên nhân tháng Tám năm 1945. năng giải thắng lợi của M2. Đặt câu hỏi tìm ra ý quyết vấn đề Cách mạng nghĩa, nguyên nhân quan của HS tháng Tám trọng nhất. Vấn đáp - Câu hỏi gợi năm 1945 mở trong tiến trình lịch sử Việt Nam. 3. Biết trân M1. Đặt câu hỏi thể hiện Trao đổi – Quan sát Bảng kiểm trọng những thái độ của bản thân với Đàm đánh giá kĩ giá trị, thanh những giá trị, thanh quả mà thoại. năng thực hành quả mà Cách Cách mạng tháng Tám đem mạng tháng lại. Tám đem lại. M2. Đặt câu hỏi rút ra bài Vấn đáp Câu hỏi gợi mở Luyện tập, học thanh công của Cách củng cố. mạng tháng Tám và bài học về nghệ thuật chớp thời cơ. Củng cố Vấn đáp Câu hỏi gợi mở (Công cụ 3) Vận dụng Biết vận dụng Đặt câu hỏi về những việc bài học Vấn đáp Câu hỏi đánh được những làm cụ thể để giữ gìn và giá tổng kết bài học kinh phát huy truyền thống cách nghiệm đó mạng của dân tộc. trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2. XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch đã lập cho chủ đề “Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam” * Công cụ 1. Rubric đánh giá sản phẩm học tập
  4. Ở nội dung: Cách mạng tháng Tám năm 1945, GV yêu cầu HS Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo dạng Báo tường (Kèm theo hình ảnh minh họa và nội dung). GV lập Rubric đánh giá như sau: Rubric đánh giá sản phẩm học tập Nhóm được đánh giá: Nhóm đánh giá: Mức đạt/ Tiêu chí Có Không Nhận xét 1. Giới thiệu chủ đề cuốn hút người đọc/người nghe 2. Cấu trúc lô gic, dễ hiểu 3. Nội dung trình bày chính xác, đúng chủ đề 4. Hình ảnh/dẫn chứng minh họa phù hợp với nội dung trình bày 5. Trình bày bài báo mạch lạc giúp người đọc/người nghe dễ theo dõi 6. Hình thức trình bày đẹp (chữ viết đẹp/phông chữ, màu chữ phù hợp/đường viền trang trí ) 7. Có sử dụng tài liệu tham khảo 8. Kết nối chặt chẽ các phần của bài báo Khi tiến hành sử dụng rubric cần lưu ý: - GV cần đưa ra các tiêu chí sẽ được sử dụng để đánh giá cho HS ngay khi giao bài tập/nhiệm vụ để HS hình dung rõ công việc cần phải làm, những gì được mong chờ ở HS và làm như thế nào để giải quyết nhiệm vụ. - GV cần tập cho HS cùng tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá các bài tập/nhiệm vụ để HS tập làm quen và biết cách sử dụng các tiêu chí trong đánh giá. - Sau khi HS trưng bày và trình bày sản phẩm của nhóm, các nhóm dùng bảng Rubric để đánh giá từng tiêu chí cụ thể, GV cùng tham gia đánh giá. - GV sẽ tổng hợp, cộng điểm cho từng nhóm. Dựa trên kết quả của các tiêu chí GV sẽ nhận xét và kết luận. So sánh giữa các nhóm bằng số lượng “có”, “không”. * Công cụ 2. Đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm (dành cho từng thành viên trong mỗi nhóm) Em hãy đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí trong bảng dưới đây bằng cách dán hình (Mặt cười), (Mặt mếu), (dấu cộng (+) hoặc trừ (-))vào các ô/cột tương ứng. Nhóm: Tên người được đánh giá: Các tiêu chí Các mức độ A B C D 1. Nhận nhiệm Chủ động xung Không xung Miễn cưỡng khi Từ chối nhận vụ phong nhận phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ nhiệm vụ nhiệm vụ nhận nhiệm vụ khi được giao được giao
  5. 2. Tham gia xây - Hăng hái bày tỏ - Tham gia ý kiến - Còn ít tham gia ý - Không tham gia dựng kế hoạch ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch kiến xây dựng kế ý kiến xây dựng hoạt động của xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm hoạch hoạt động kế hoạch hoạt nhóm hoạt động của song đôi lúc chưa nhóm. động nhóm. Và: nhóm. chủ động. Nhưng: Hoặc: - Không lắng Và: - Đôi lúc chưa - Chưa biết lắng nghe và tôn trọng - Biết lắng nghe, biết lắng nghe và nghe, tôn trọng ý ý kiến của các tôn trọng, xem xét tôn trọng ý kiến kiến của các bạn thành viên khác các ý kiến, quan của các bạn trong khác trong nhóm. trong nhóm. điểm của mọi nhóm. người trong nhóm. 3. Thực hiện Cố gắng hoàn Cố gắng hoàn Cố gắng hoàn thành Không cố gắng nhiệm vụ và thành nhiệm vụ thành nhiệm vụ nhiệm vụ của bản hoàn thành nhiệm hỗ của bản thân, chủ của bản thân, thân nhưng chưa hỗ vụ của bản thân, trợ, giúp đỡ các động hỗ trợ các bạn chưa chủ động hỗ trợ các bạn khác không hỗ thành viên khác khác trong trợ các bạn khác. trợ những bạn nhóm. khác. 4. Tôn trọng Luôn tôn trọng Đôi khi chưa tôn Nhiều khi chưa tôn Không tôn trọng quyết định quyết định chung trọng quyết định trọng quyết định quyết định chung chung của cả nhóm chung của cả chung của cả nhóm của cả nhóm nhóm 5. Kết quả làm Có sản phẩm tốt Có sản phẩm tốt Có sản phẩm tương Sản phẩm không việc theo yêu cầu đề ra nhưng chưa đảm đối tốt theo yêu cầu đạt yêu cầu. và đảm bảo đúng bảo thời gian đề ra nhưng chưa thời gian đảm bảo thời gian 6. Trách nhiệm Tự giác chịu trách Chịu trách nhiệm Chưa sẵn sàng chịu Không chịu trách với kết quả làm nhiệm về sản về sản phẩm trách nhiệm về sản nhiệm về sản việc chung phẩm chung chung khi được phẩm chung phẩm chung yêu cầu - Mục đích: Đánh giá các mức độ về giao tiếp, hợp tác sau khi HS tham gia các hoạt động của nhóm. - Cách sử dụng: (1) HS tự đánh giá sau khi kết thúc các hoạt động học tập; (2) HS chuyển phiếu đánh giá cho bạn trong nhóm; (3) HS trong nhóm đánh dấu vào những gì bạn đạt được, ghi bổ sung thêm điều mà bạn đã làm được hay chưa làm được nhưng không viết ra. Trao đổi với bạn cách thay đổi/khắc phục; (4) GV tập hợp, đánh giá và lưu vào hồ sơ học tập. * Công cụ 3. Đề kiểm tra minh họa Câu 1. Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  6. Câu 2. Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 3. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em chúng ta có thể vận dụng những bài học kinh nghiệm đó như thế nào trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay? Đáp án, biểu điểm. Câu/Nội dung Điểm Câu 1. Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Nêu được những nét chính trong diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ hai ở 0,75 giai đoạn kết thúc. - Nêu được những chủ trương của Đảng trước sự kiện Nhật đầu hàng đồng minh vô 0,75 điều kiện . - Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 1,5 Câu 2. Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Phân tích được ý nghĩa đối với trong nước của Cách mạng tháng Tám. 2,0 - Phân tích được ý nghĩa đối với quốc tế của Cách mạng tháng Tám. 1,0 Câu 3. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em chúng ta có thể vận dụng những bài học kinh nghiệm đó như thế nào trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? - Phân tích đúng nguyên nhân chủ quan: ( Trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo sang suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương mà đứng đầu là Hồ Chủ tịch là quyết 0,5 định nhất ) 1,0 - Phân tích đúng các nguyên nhân khách quan: 0,5 - Phân tích đúng các bài học kinh nghiệm: - Vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện 2,0 nay: học sinh nêu được một số bài học thiết thực cho công cuộc bảo về Tổ quốc hiện nay Tổng 10