Nội dung ôn tập học kì I môn Lịch sử 6

docx 9 trang Hải Hòa 12/03/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kì I môn Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_6.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập học kì I môn Lịch sử 6

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP HKI MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 6 A. PHẦN LỊCH SỬ Câu 1. Vì sao phải học Lịch sử ? - Học Lịch sử để hiểu về quá khứ, để sống tốt hiện tại => Hướng đến xây dựng tương lai văn minh hơn Câu 2. Dựa vào sơ đồ thời gian sau : Em hãy tính khoảng thời gian từ sự kiện năm 179 TCN nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính cho đến năm 2021 là bao nhiêu năm ? Bài làm - Ta biết : + Từ năm CN đến năm 179 TCN là 179 năm + Từ năm CN đến năm 2021 là 2021 năm Vậy khoảng thời gian từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính đến nay là ? Số năm = Số năm TCN + Số năm SCN  = ( 179 năm + 2021 năm ) =2200 ( năm) Đáp số : 2200 năm Câu 3. Qúa trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua những gia đoạn nào ? - Qúa trình tiến hòa từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn chính : Vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn Câu 4.Dựa vào lược đồ dấu tích Người tối cổ ở khu vực Đông Nam Á em hãy xác định các địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam.
  2. Các địa điểm tìm thấy dấu tích người tối cổ trên đất nước Việt Nam là : Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đổng Nai), An Khê (Gia Lai), Đặc biệt ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn Câu 6. Xã hội nguyên thủy đã trải qua những gia đoạn phát triển nào ? -Xã hội nguyên thủy đã trải qua hai giai đoạn phát triển chính + Giai đoạn đầu là thời kì Bầy người nguyên thủy sống theo bầy đàn + Giai đoạn thứ hai là Công xã thị tộc sống theo thị tộc ,bộ lạc Câu 7. Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của người nguyên thủy - Người nguyên thủy biết sử dụng lửa và công cụ lao động chủ yếu làm từ đá được ghè đẽo thô sơ . - Thời người tối cổ thì sống dựa vào săn bắt và hái lượm,ở trong các hang động mái đá - Thời người tinh khôn thì đã biết trồng trọt và chăn nuôi,ở trong các túp lều và sống gần sông, suối hơn. Câu 8. Trình bày nhũng nét chính trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy ? - Có quan niệm sơ khai về cái chết( chôn người chết cùng công cụ lao động ) và thờ các vị thần tự nhiên - Biết làm đồ trang sức,vẽ , khắc lên hang động,mái đá  Đời sống tinh thần phong phú Câu 9.Qúa trình thống nhất Ai Cập cổ đại diễn ra như thế nào ? - Cư dân Ai Cập cổ hình thành trên lưu vực sông Nin từ rất sớm theo dạng các Nôm ở Thượng và Hạ Ai Cập - Đến năm 3000.TCN vua Namer thống nhất các Nôm=> Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời. Người đứng đầu nhà nước gọi là Pharaong - Đến năm 30.TCN ( La Mã xâm chiếm )Ai Cập sụp đổ. Câu 10. Nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập cổ đại ? Các thành tự văn hóa Ai Cập : - Chữ viết: Sáng tạo ra chữ tượng hình từ rất sớm ( khắc chữ trên đá và viết trên giấy pa-pi- rút ) - Toán học : Nhờ thường xuyên đo đạc diện tích các thửa ruộng =>rất giỏi về hình học - Kiến trúc và điêu khắc: Nhiều công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc tiêu biêu như Kim tự tháp,tượng bán thân nữ hoàng Nefertiti,phiến đá Namer, mặt nạ vàng vua Tutankhamun Câu 11.Nêu qua trình hình thành nhà nước Lưỡng Hà cổ đại ? - Từ rất sớm người Sumer đã đến sinh sống ở Lưỡng Hà.Đến khoảng 3500 TCN họ đã xây dựng nên các quốc gia thành thị - Sau người Sumer thì ở Lưỡng Hà có nhiều tộc người khác nhau làm chủ vùng đất này.Trong đó phát triển nhất là thời kì Ba-bi-lon - Đến năm 539.TCN người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà=> Lưỡng Hà sụp đổ . Câu 12. Nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại ? Những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại - Chữ viết và văn học:Từ thiên niên kỉ IV.TCN người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ viết riêng gọi là chữ Nêm.Trong văn học thì có nhiều tác phẩm nổi tiếng ,tiêu biểu là bộ sử thi Gilgames - Luật pháp: Ban hành bộ luật Ha-mu-ra-bi và năm 1750 .TCN - Toán học: Giỏi về số học và số 60 làm cơ sở cho hệ thống đếm.
  3. - Kiến trúc và điêu khắc:Người Lưỡng Hà có nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu: Vườn treo Ba-bi-lon, Bức họa sư tử gầm bằng gạch men, mặt nạ hộp gỗ thành Ua. - Những đồ vật xung quanh úng dụng thành tự văn hóa lưỡng Hà như đồng hồ sử dụng hệ thống đếm 1h =60p,1 phút = 60s Câu 13.Dựa vào sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Em hãy cho biết chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên cơ sở nào ? - Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, gồm các đẳng cấp: • Bra-man (tăng nữ) • Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh) • Va-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công) • Su-đra (những người thấp kém trong xã hội) Câu 14. Nêu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là: Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo. Chữ viết và văn học: - Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. - Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi. Khoa học tự nhiên: +Toán học nổi bật với các số từ 0 đến 9
  4. +Biết sử dụng thuốc tê, thuốc gây mê khi phẫu thuật. sử dụng thảo mộc để chữa bệnh Kiến trúc và điêu khắc: Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi như chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi Câu 15. Nêu những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Quốc trước thế kỉ VII. Những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ đại: - Về tư tưởng: Nho giáo ( Khổng tử) - Về chữ viết: chữ tượng hình khắc trên mai rùa, xương thú, chuông đỉnh đồng, thẻ tre, trúc - Về văn học: Kinh thi, bộ sử kí của Tư Mã Thiên - Về y học: chữa bệnh bằng thảo dược, châm cứu, bấm huyệt - Về kĩ thuật: thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, làm giấy Câu 16. Việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội hiện nay? Việc phát minh ra giấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội ngày nay. Giấy giúp chúng ta ghi chép những nội dung sự kiện và chính xác nhất với việc giữ gìn và bảo quản rất lâu những dữ liệu ấy. Việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy góp phần tiết kiệm được nguồn nguyên vật liệu khi xưa con người thường khắc trên cây tre, trúc, mai rùa những vật liệu này vừa nặng vừa mất công nhưng lại không ghi chép được bao nhiêu. Việc tạo ra những tờ giấy mỏng, ghi chép lại nhiều thứ giúp con người có thể ghi nhớ được các dữ liệu văn bản một cách chính xác và đầy đủ nhất. Câu 17. Điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) tác động như thế nào đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hi Lạp? - Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại: - Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển E-gie và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn thuận lợi cho trồng nho và ô liu - Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá - Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân - Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán Câu 18.Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức nhà nước thành bang ở A-ten ? Nhà nước thành bang ở A-ten gồm 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh,Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người Câu 19. Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten. Lời giải
  5. Phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten là: (30000 : 400000) x 100% = 7,5 (%) Như vậy, số công dân nam có quyền dân chủ chỉ chiếm 7,5%. Tức là sự dân chủ của thành bang A- ten chỉ chiếm một số rất ít trong thành phần dân số và chỉ những công dân nam trên 18 tuổi mới được giám sát và bầu cử còn phụ nữ , trẻ em thì không có quyền dân chủ. Câu 20. Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Logo của tổ chức UNESCO lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hi Lạp cổ đại? Một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay: - Hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái - Những tác phẩm văn học như hai bộ sử thi I-li-at và O-di-xe của Ho-me được lưu lại cho đời sau đặt nền móng cho văn học phương Tây - Nhiều vở kịch được đựng thành phim của tác giả E-sin, Xo-phoc-clo, Ơ-ri-oit - Định lí Ta-let, Pitago, Ac-si-met - Sử học: He-ro-dot, Tu-xi-dit, - Triết học có: Xo-crat. A-ri-xtot, Pla-tong, - Công trình kiến trúc đồ sộ: đền Pac-te-nong, đền A-te-na, nhà hát Do-o-ni-xot, - Những tác phẩm điêu khắc như tượng thần Dớt, nữ thần A-te-na, tượng vệ nữ thành Mi-lo, bình gốm, *Logo của tổ chức unesco được lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng đền parthenon của hi lạp cổ đại Câu 21. Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển của nền văn minh La Mã? Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn minh La Mã: - Có vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Po và sông Ti-bơ thuận lợi cho việc trồng trọt - Có những cánh đồng cỏ ở miền nam và đảo Xi-xin thuận tiện cho chăn nuôi - Trong lòng đất có nhiều đồng, chì, sắt thuận lợi phát triển các nghành thủ công nghiệp - Đường bờ biển hàng nghìn km, nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung hải thuận lợi cho giao thương hàng hóa Câu 22. Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước La Mã cổ đại. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước La Mã cổ đại gồm: - Thời cộng hòa nhà nước không có vua.Đến thời đế chế Hoàng đế thâu tóm tất cả các quyền lực - Thời cộng hòa quyền lực nằm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên lão.Nhưng đến thời đế chế viện nguyên lão chỉ là hình thức - Nhà nước thời đế chế thực chất vẫn là nền quân chủ khoác áo cộng hòa
  6. Câu 23. Nêu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của La Mã cổ đại. Những thành tựu văn hoá nào của La Mã cổ đại vẫn còn ứng dụng trong thời kì hiện đại. Thành tựu văn hóa La Mã cổ đại: - Chữ viết và chữ số:Trên cơ sở chữ viết Hi Lạp,người La Mã đã sáng tạo cha chữ la-tinh và tạo ra hệ thống 7 chữ số cơ bản gọi là số La Mã - Luật pháp: Xây dụng hệ thống luật pháp tiến bộ nhất thời cổ đại và tạo nền tảng cho nhiều bộ luật ở các nước Âu – Mĩ ngày nay - Kiến trúc: Phát minh ra bê tông và xây dựng các công trình như: Đấu trường Colisee, đền Pantheon,Khải hoàn môn *Những thành tựu văn hóa nào của La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng trong thời kì hiện đại như hệ thống chữ số La Mã, phát minh ra bê tông đến tận ngày nay vẫn được sử dụng cho xây dựng Câu 24. Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á .Em hãy kể tên các quốc gia Đông Nam Á ngày nay . Khu vực Đông Nam Á ngày nay bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In- đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Thái Lan và Bru-nây. Câu 25.Nêu sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thê kỉ VII – X. Những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Đại Cồ Việt, Champa, Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton, Campuchia, DVva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a, Sri Vi-giay-a, Bu-tu-an, Ka-lin ga, Tu-ma-sic Câu 26. Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào ở Đông Nam Á? Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia nào ngày nay? Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ như: • Champa • Phù Nam • Chân Lạp • Đốn Tốn. * Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia ngày nay như:
  7. - Champa , Phù Nam => thuộc Việt Nam - Chân Lạp => Lào, Campuchia, Thái Lan - Đốn Tốn => Mianma, Thái Lan Câu 27. Nêu thời gian thành lập và phạm vi không gian của nước Văn Lang . - Thời gian khoảng thế kỉ VII.TCN - Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay Câu 28. Nhà nước Văn Lang ra đời dựa trên những cơ sở nào ? Bộ máy nhà nước được tổ chức ra sao ? Nhà nước Văn Lang ra đời dựa trên: - Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến=>năng suất lao động tăng=> trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo - Nhu cầu trị thủy,đối phó lũ lụt,bảo vệ mùa màng thúc đẩy các bộ lạc liên kết với nhau - Mâu thuẫn,xung đột giữa các bộ lạc và chống lại các thế lực ngoại bang cần có người đứng đầu giải quyết và lãnh đạo  Nhà nước Văn Lang ra đời Tổ chức nhà nước Văn Lang: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng giúp việc có các Lạc hầu, lạc tướng, nhà nước được chia là 15 bộ đừng đầu bộ do lạc tướng, dưới bộ là các Chiềng,chạ do Bồ chính đứng đầu Câu 29. Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Khoảng cuối thế kỉ III.TCN nhà nước Văn Lang dần suy yếu - Nhà Tần ở Trung Quốc thường xuyên đánh phá khu vực phí Bắc của nhà nước Văn Lang => Trước tình hình đó người đứng đầu bộ tộc Âu Việt là Thục Phán đã lãnh đạo các bộ tộc Việt chống lại quân Tần và giành tháng lợi.Do đó vua Hùng phải nhường ngôi cho Thục Phán=> Nhà nước Âu Lạc ra đời. Câu 30. Từ câu chuyện bọc trăm trứng trong truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên" em hiểu thế nào về hai chữ " đồng bào" và truyền thống " tương thân tương ái" của người Việt? • Đồng bào: tức là cùng sinh ra từ một bào thai có ý nghĩa tất cả chúng ta, những người con đất Việt, đều mang chung một dòng máu, đều có chung cội nguồn của mình, đều là những người anh em ruột thịt một nhà • " Tương thân tương ái" nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp. Câu 31. Nêu những điểm nổi bật trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
  8. - Ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc chính là trồng lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá, - Công cụ lao động chủ yếu được làm từ kim loại đồng.Đến cuối thời Âu Lạc thì bắt đầu sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt - Các nghề thủ công: Làm gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền, luyện kim phát triển - Ăn: Cơm nếp,tẻ,rau,cà,thịt ,cá Ngày lễ, ngày Tết có thêm bánh chưng,bánh giầy. -Ở : Ở nhà sàn được làm từ gỗ, tre ,nứa - Phương tiện di chuyển chủ yếu bàng thuyền,bè - Trang phục: Nam đóng khố,nữ mặc váy có yếm che ngực • Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp muôi đồng để đựng lúa gạo • Người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn để tránh thú dữ. Câu 32. Nêu những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. Những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: - Biết thờ cúng tổ tiên, các vị thần như thần sông, thần núi, thần Mặt Trời. - Người chết được chôn chất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây - Phong tục: nhuộm răng, xăm mình - Tổ chức lễ hội: vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống chiêng  Đời sống giản dị, hòa hợp với tự nhiên Câu 33. Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc? Kể một số truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc Những phong tục như thời cúng tổ tiên, các vị thần, tổ chức lễ hội vui chơi, đấu vật, nhảy múa, ca hát bên khèn,sáo, trống chiêng, , gói bánh trưng bánh giày ngày tết trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc - Một số truyền thuyết, sự tích gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là: + Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” + Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” + Truyền thuyết “Thánh Gióng” + Sự tichd “bánh chưng, bánh giày” + Sự tích “trầu cau”