Tập huấn chuyên môn Giáo dục thể chất về chương trình giáo dục phổ thông 2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn chuyên môn Giáo dục thể chất về chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tap_huan_chuyen_mon_giao_duc_the_chat_ve_chuong_trinh_giao_d.ppt
Nội dung text: Tập huấn chuyên môn Giáo dục thể chất về chương trình giáo dục phổ thông 2018
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 MÔN HỌC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
- NỘI DUNG PHẦN I PHẦN II PHẦN III CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG XÂY DỰNG GDPT 2018 KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ KẾ HOẠCH MÔN GDTC DẠY HỌC DẠY HỌC
- TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN PHẦN I: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
- 1. Vị trí và tên môn học có sự thay đổi như thế nào đối với chương trình hiện hành? 1.1. Vị trí: Đây là môn học bắt buộc của 3 cấp học: Từ lớp 1 đến lớp 12. 1.2. Tên môn học có sự thay đổi như thế nào: Theo chương trình hiện hành thì đây là môn học có tên gọi là môn Thể dục, nhưng đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đổi thành môn học Giáo dục thể chất. (Học viên tham khảo thêm trên tài liệu CT môn GDTC 2018).
- 2. Thầy/Cô hãy cho biết môn Giáo dục thể chất có vai trò như thế nào đối với học sinh? Đây là môn học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. (Học viên tham khảo thêm trên tài liệu CT môn GDTC 2018).
- 3. Thầy/Cô hãy cho biết Chương trình môn giáo dục thể chất có mấy giai đoạn? Chương trình môn Giáo dục thể chất gồm có: 2 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Là giai đoạn giáo dục cơ bản, đây là giai đoạn của cấp tiểu học và trung học cơ sở (từ lớp 1 – 9). - Giai đoạn 2: Là giai đoạn phát triển tố chất thể lực, giáo dục định hướng nghề nghiệp, đây là giai đoạn cấp trung học phổ thông (từ lớp 10 – 12).
- 4. Thầy/Cô hãy cho biết yêu cầu cần đạt của môn giáo dục thể chất là gì? Yêu cầu cần đạt của môn Giáo dục thể chất là: Phẩm chất và năng lực. 4.1. Phẩm chất: Gồm có 5 phẩm chất. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm. 4.2. Năng lực: Gồm có loại 2 năng lực: Năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học. - Năng lực chung là: Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù là: Chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản, hoạt động thể dục thể thao.
- 5. Hãy cho biết nội dung cơ bản của chương trình GDTC có thay đổi gì với chương trình hiện hành? 5.1. Nội dung cơ bản của chương trình GDTC 2018: 1. Kiến thức chung. 2. Vận động cơ bản: ĐHĐN, bài tập thể dục, tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. 3. Môn Thể thao tự chọn (từ khối 1 - khối 5). 5.2. Nội dung cơ bản của chương trình hiện hành: 1. Kiến thức chung. 2. Vận động cơ bản: ĐHĐN, bài tập thể dục, tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. 3. Môn Thể thao tự chọn (từ khối 4 và khối 5). Như vậy điểm khác biệt giữa 2 chương trình đó là: - Có sách giáo khoa cho học sinh. - Thời lượng tăng lên 2 tiết/tuần. - Là môn thể thao tự chọn từ khối 1 đến khối 5. - Một chương trình có nhiều sách giáo khoa. - Tên môn học có sự thay đổi thành môn học GDTC. - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
- PHẦN II HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC: I. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ II. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ III. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THAM KHẢO: IV. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ:
- I. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ B1: Xác định vấn đề cần giải quyết. B2: Xác định mục tiêu của chủ đề. B3: Xây dựng nội dung kế hoạch chủ đề. B4: Xây dựng câu hỏi và trả lời câu hỏi theo nội dung chủ đề.
- II. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: 1. Tên chủ đề: 2. Nội dung của chủ đề: Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề: 1. Phẩm chất: 2. Năng lực: - Năng lực chung: - Năng lực đặc thù:
- II. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ Bước 3: Xây dựng nội dung kế hoạch chủ đề Nội dung Kết quả (Yêu cầu cần đạt) 1 VD: Quay trái (Phải) và - Phẩm chất: . quay đằng sau - Năng lực 2 3
- II. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ Bước 4: Xây dựng câu hỏi và trả lời câu hỏi theo nội dung chủ đề: Câu hỏi miêu tả tùy theo mức độ mà có thể đặt câu hỏi (Lựa chọn 3 nhóm câu hỏi). 1. Biết: Biết quay các hướng 2. Hiểu: Nêu được động tác sai và sửa sai 3. Vận dụng: Hướng dẫn, tổ chức điều hành nhóm * Tóm lại muốn xây dựng thiết kế một chủ đề dạy học thì ta căn cứ vào yêu cầu cần đạt và năng lực, phẩm chất.
- II. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ * Khi xây dựng kế hoạch chủ đề dạy học cần lưu ý đến thời lượng của chương trình như sau: Nội dung Thời lượng Đội hình đội ngũ 20% Vận động cơ bản Tư thế và kĩ năng vận 35% động cơ bản Bài tập thể dục 10% Thể thao tự chọn 25% Đánh giá cuối học kì, cuối năm học 10%
- III. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THAM KHẢO:
- IV. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1, nhóm 2: Xây dựng chủ đề “ Đội hình đội ngũ”. Nhóm 3, nhóm 4: Xây dựng chủ đề : Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản * Các thiết kế được soạn trên máy tính hoặc giấy A0. Học viên trình bày thiết kế Các nhóm lần lượt trình bày thiết kế theo phân công. Các nhóm khác theo dõi, góp ý. BCV kết luận (Tùy tình hình thực tế, BCV kết luận phù hợp, đúng theo chỉ đạo của ngành).
- PHẦN III HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ( KẾ HOẠCH BÀI DẠY) I. GIỚI THIỆU THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH DẠY HỌC: II. THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH DẠY HỌC THAM KHẢO: III. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
- I. GIỚI THIỆU THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH DẠY HỌC: BCV hướng dẫn thiết kế một kế hoạch dạy học 1. Các bước thiết kế một kế hoạch dạy học B1: Xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt của từng nội dung bài học. B2: Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu liên quan. B3: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức dạy học (phù hợp với từng nội dung bài học). B4: Thiết kế kế hoạch bài dạy.
- I. GIỚI THIỆU THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH DẠY HỌC: 2. Cấu trúc kế hoạch dạy học: 2.1. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt a. Mục tiêu: . b. Yêu cầu cần đạt: - Về phẩm chất: . - Về năng lực: (Năng lực chung là gì ?) : (Năng lực đặt thù là gì ?) 2.2. Địa điểm, phương tiện và dụng cụ: a. Địa điểm: b. Phương tiện và dụng cụ: - Giáo viên: - Học sinh:
- I. GIỚI THIỆU THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH DẠY HỌC: 2.3 Hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Định lượng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Phần mở đầu . 1. Nhận lớp: 2. Khởi động: II. Phần cơ bản: 1. Học mới (ôn tập) 2. Trò chơi 3 III. Phần kết thúc: 1. Hồi tĩnh: 2.Nhận xét: . 3. Xuống:
- II. THIẾT KẾ MỘT KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
- III. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC: Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1, nhóm 2: Xây dựng chủ đề “ Đội hình đội ngũ”. Nhóm 3, nhóm 4: Xây dựng chủ đề : Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản * Các thiết kế được soạn trên máy tính hoặc giấy A0. Học viên trình bày thiết kế Các nhóm lần lượt trình bày thiết kế theo phân công. Các nhóm khác theo dõi, góp ý. BCV kết luận (Tùy tình hình thực tế, BCV kết luận phù hợp, đúng theo chỉ đạo của ngành).