Bài giảng Âm nhạc 8 - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn

pptx 10 trang minh70 3120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Âm nhạc 8 - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_am_nhac_8_tim_hieu_ve_nhac_si_tran_hoan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc 8 - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn

  1. 1. Sơ lược về nhạc sĩ Trần Hoàn
  2. a) Lý lịch - Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928 – 2003). Tên thật là Nguyễn Tăng Hích (Còn có bút danh Hồ Thuận An). Quê quán của ông ở Hải Lăng, Quảng Trị. - Năm 1983, ông được điều động tham gia Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, giữ chức trưởng ban tuyên huấn, sau đó là Phó Bí thư Thành ủy. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII. - Năm 1956 ông về làm giám đốc Sở Văn hóa Thành phố Hải Phòng. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn hóa của thành phố Cảng. - Từ tháng 7/1996, giữ chức Phó trưởng Ban văn hóa tư tưởng Trung ương, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
  3. b) Sự nghiệp âm nhạc - Ông theo học tại Quốc học Huế. Ông tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi. Ông bắt đầu nối tiếng với ca khúc Sơn nữ ca viết năm 20 tuổi khi đang ở chiến khu Quảng Bình - Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây. Điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này. - Ông tham gia các hoạt động âm nhạc từ thời kháng chiến chống Pháp vs những ca khúc trữ tình nổi tiếng: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, - Trong kháng chiến chống Mỹ ông hoạt động ở chiến trường Trị-Thiên-Huế và đã sang tác những bài hát nổi tiếng: Lời ru trên nương, và những ca khúc về đề tài Bác Hồ như: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến nhà rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, đây là những sáng tác thành công nhất của ông - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
  4. c) Đặc điểm trong âm nhạc - Những sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cổ điển châu Âu với âm nhạc dân gian tạo nên những giai điệu trữ tình nồng ấm, để lại ấn tượng khó phai trong lòng người nghe. - Ca khúc của ông có giai điệu mượt mà, sâu lắng và giàu hình tượng. Trong đó nổi bật là thể loại trữ tình, trở thành đặc trưng trong âm nhạc của ông. Đa số các bài hát đều có lời ca đẹp, bay bổng, lãng mạn, nội dung ca ngợi tình yêu quê hương đất nước con người, tình yêu đôi lứa. - Đối với Trần Hoàn, ca khúc được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở phát triển xúc cảm. Điều đó tạo nên sự phong phú trong cấu trúc ở các ca khúc của ông.
  5. 2. Các ca khúc tiêu biểu
  6. Một mùa xuân nho nhỏ - Bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc vào năm 1980 - Viết theo nhịp 6 8 - Chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1 từ Mọc giữa dòng sông đến hòa ca, viết ở giọng La thứ Giai điệu mềm mại, duyên dáng + Đoạn 2 từ Mùa xuân đến nhịp phác tiền, viết ở giọng La trưởng Giai điệu được đẩy lên cao trào - Tính chất: chất trữ tình đầm ấm, giai điệu phóng trong sáng và sâu lắng