Bài giảng Hóa học 8 - Không khí, sự sống, bảo vệ môi trường

ppt 27 trang minh70 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Không khí, sự sống, bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_8_khong_khi_su_song_bao_ve_moi_truong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Không khí, sự sống, bảo vệ môi trường

  1. CHÀO MỪNG CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3
  2. KHÔNG KHÍ -Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. -Không khí bao phủ toàn bộ bề mặt của trái đất. -Nó không màu, không mùi, không vị. -Không khí chứa 78% nitơ, 21% oxy và 1% các loại khí khác.
  3. SỰ SỐNG - Sự sống là sự lớn lên, sinh sản và thực hiện các hoạt động sống. -Sự sống gắn liền với sự thở. -Sự sống rất cần có oxi. -Mọi sự sống đều cần không khí. =>Không khí và sự sống có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
  4. HÔ HẤP Lấy O2 Phân giải các HÔ HẤP chất Thải CO2
  5. -Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại khí CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. -Quá trình hô hấp gồm sự thở, quá trình trao đổi khí ở phổi và quá trình trao đổi khí ở các tế bào.
  6. Quá trình hô hấp ở người:
  7. Oxi rất cần cho sự hô hấp. Vậy oxi là gì? Oxi được lấy từ đâu?-Oxi là một thành phần quan trọng của không khí, được sản xuất bởi cây cối trong quá trình quang hợp và rất cần thiết để duy trì sự hô hấp của người và động vật. -Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, oxi là chất khí không màu, không mùi và không vị ,có công thức phân tử là O2. -Khí oxi thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống của cơ thể con người. -Oxi được sản xuất từ quá trình quang hợp.
  8. *Sơ đồ quang hợp:
  9. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên
  10. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố con người: + Ngành công nghiệp: Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại.
  11. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố con người: + Giao thông vận tải: Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, Pb, CH4
  12. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Yếu tố con người: + Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm trong hộ gia đình.
  13. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với động-thực vật: + Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. + SO2, NO2, O3, fluor, chì làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. + Sự nóng lên của Trái đất cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất. + Mưa acid làm cây thiếu thức ăn và giết chết các vi sinh vật đất, làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây, giảm hấp thu thức ăn và nước. .
  14. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: Bụi: + Bụi vào phổi gây các bệnh về hô hấp. + Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu, bệnh về tim mạch + Bụi có thể gây ung thư
  15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: NO2: + NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp. Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng, .
  16. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với con người: NH3: + NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp. + Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
  17. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với tài sản: + Làm gỉ kim loại. + Ăn mòn bêtông. + Phân huỷ chất sơn trên bề mặt sản phẩm. + Làm mất màu, hư hại tranh. + Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải. + Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.
  18. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Mưa axit: +Ảnh hưởng xấu tới đất, làm tăng độ chua của đất, hòa tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây, làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị giảm khả năng quang hợp, năng suất thấp. +Mưa axit còn phá hủy các vật liệu làm bằng kim loại làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.
  19. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Hiệu ứng nhà kính tăng: +Làm tan nhanh băng tuyết ở 2 cực -> mực nước biển sẽ tăng cao -> nạn hồng thủy.
  20. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Hậu quả của ô nhiễm không khí: -Đối với toàn cầu: Suy giảm tầng ozon: Tầng ozon
  21. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Biện pháp kỹ thuật: + Sử dụng các loại máy mọc hiện đại, ít ô nhiễm hơn. + Sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2. +Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. +Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
  22. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Biện pháp quy hoạch: + Giảm thiểu xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố, giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. + Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
  23. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Biện pháp thực hiện: +Xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị. +Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị. +Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân. +Thực hiện luật giữ gìn môi trường,
  24. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: Khẩu trang: + Ngăn ngừa sự xâm nhập vào đường hô hấp của các hạt bụi và các chất thải ô nhiễm khác. + Lọc mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói quang hóa, khói đen, phấn hoa. Ngăn bụi, khí độc + Bảo vệ hệ hô hấp, hạn chế viêm mũi dị ứng do các chất ô nhiễm trong không khí gây ra.
  25. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí: Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học: Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là biện pháp xử lý ô nhiễm khí thải có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn.
  26. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Tranh cổ động: