Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 11: Tác phẩm : Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

ppt 20 trang thuongnguyen 5081
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 11: Tác phẩm : Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_khoi_11_tuan_11_tac_pham_chu_nguoi_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 11: Tác phẩm : Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

  1. CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN
  2. NGUYỄN TUÂN
  3. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả : Nguyễn Tuân (1910 - 1987 ) - Nguyễn Tuân quê ở Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. - Trước cách mạng tháng Tám: ông là nhà văn lãng mạn, tiêu biểu trong nhóm Tự lực văn đoàn. - Sau cách mạng tháng Tám: đem hết tài năng, sức lực đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. ÞNguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, có sở trường về thể loại tuỳ bút.
  4. * Phong cách nghệ thuật: - Trước Cách mạng tháng Tám: Phong cách tài hoa uyên bác – lối chơi ngông (văn chương viết để khẳng định cá tính, thể hiện tài năng uyên bác hơn người, khác đời của mình). - Sau Cách mạng tháng Tám: Vẫn kế thừa và phát huy tất cả tài hoa, uyên bác nhưng có sự chuyển biến, đổi mới: Tập trung ca ngợi đất nước và anh hùng trong lao động, chiến đấu.
  5. Tác phẩm chính: - Trước Cách Mạng tháng Tám: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc chị Hoài (1943), Nguyễn (1945) - Sau Cách Mạng tháng Tám: Chùa Đàn (1946), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1953), Chú Giao làng Seo (1953), Bút kí Đi thăm Trung Hoa (1955), Tùy bút Kháng chiến và Hòa Bình (Tập I - 1955, Tập II – 1956), Truyện một cái thuyền đất (1958), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), Kí (1976), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1981), Truyện nghề (1986), Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988), Yêu ngôn (1999), Nguyễn Tuân bàn về nghệ thuật (1999), Nguyễn Tuân toàn tập (2000)
  6. 2/ Tập truyện “Vang bóng một thời”: - Là tập truyện bao gồm 11 truyện ngắn của Ngyễn Tuân viết về một thời đã qua, nay chì còn “vang bóng”. - Nhân vật chính trong các truyện ngắn “Vang bóng một thời” là những nho sĩ cuối mùa - những người tài hoa nhưng bất đắc chí. Họ mặc dù buông xuôi, bất lực trước những nhố nhăng của xã hội nhưng không chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”.
  7. - Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của nhà nho tài hoa lỡ vận : chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm đèn trung thu, thú chơi hoa, thưởng nguyệt
  8. - NGUYỄN TUÂN - 2. Tập truyện Vang bóng một thời - Xuất bản: năm 1940 2. Tác phẩm -Dung lượng: 11 truyện ngắn - Đề tài: Một thời đã qua nay chỉ còn là Vang bóng - Chủ đề: Viết về những cái tài, những thú vui tao nhã phong lưu đậm chất văn hóa. - Hình tượng nghệ thuật chính: Các nhà Nho lỡ vận nhưng vẫn giữ vững khí tiết với đạo sống của người quân tử; Những người có tài năng phi thường. Þ Qua tập truyện, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng, mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc. Þ Tập truyện là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng
  9. NGUYỄN TUÂN KHI CÒN TRẺ
  10. Nguyễn Tuân tham gia đóng vai Chánh tổng trong phim “Chị Dậu”
  11. 3. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”: * Xuất xứ : - Lần đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng” in 1939 trên tạp chí Tao Đàn. Sau đó, tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời”(1940) và đổi tên thành “Chữ người tử tù”. Þ Là truyện ngắn xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất của tập truyện, được đánh giá là “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan)
  12. - Tác phẩm có nguyên mẫu lịch sử từ cuộc đời Cao Bá Quát - một danh sĩ đời Nguyễn mà tài thơ văn và tính cách ngang tàng đã trở thành huyền thoại. Cao Bá Quát
  13. * Nội dung: • Tác phẩm chỉ khoảng 2.500 chữ nhưng hàm chứa một dung tư tưởng sâu sắc. • Truyện kể về Huấn Cao - một người có tài viết chữ đẹp và có khí phách hiên ngang, vì chống lại triều đình mục nát nên bị kết án tử tù bị giam ở nhà ngục tỉnh Sơn Tây. • Ông được một viên quan coi ngục đối đãi tử tế và tha thiết xin chữ vì cảm phục vẻ đẹp tài hoa và nhân cách. • Hiểu được tấm lòng yêu và trọng cái đẹp chân chính của quan ngục, Huấn Cao đã cho chữ và cho lời khuyên quản ngục trước khi bị tử hình. • Ngục quan nhận chữ và lời khuyên trong tâm trạng xúc động và kính nể người tử tù.
  14. Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔChất GIÁOliệu giấy VÀ CÁCChất BẠN! liệu tre