Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1: Đọc văn: Vào phủ chúa trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)

pptx 13 trang thuongnguyen 18842
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1: Đọc văn: Vào phủ chúa trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tuan_1_doc_van_vao_phu_chua_tri.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1: Đọc văn: Vào phủ chúa trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)

  1. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự -Lê Hữu Trác)
  2. I . TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả Lê Hữu Trác • Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1724 – 1791) quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương . • Không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học, là nhà văn, nhà thơ. • Tác phẩm : bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh (gồm 66 quyển, viết trong gần 40 năm) là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời kì trung đại Việt Nam.
  3. 2/ Tác phẩm : “Thượng kinh kí sự” • Xuất xứ : được sáng tác năm 1783, là quyển cuối cùng trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. • Thể loại : thể kí, được viết bằng chữ Hán quan sát, ghi chép những sự việc có thật và ghi lại cảm xúc chân thực của mình trước các sự việc đó. • Tóm tắt : SGK / tr 13.
  4. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN - Đọc 1. Tìm hiểu văn bản: 1.1.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
  5. a. Quang cảnh trong phủ chúa - Cây cối um tùm, hoa đua thắm, . -Rất nhiều cửa ( cửa sau, cửa lớn, nhiều lần trướng gấm ). -Rất quanh co ( nhiều hành lang quanh co, hành lang phía tây ). -Rất nhiều sự vật “thế gian chưa từng thấy” ( cây cối lạ lùng, hòn đá kì lạ ). -Rất nhiều phòng, nhà, lầu son, gác tía (nhà đại đường, Quyển bồng, gác tía, điếm Hậu mã, hậu cung ). -Rất nhiều đồ vật cực kì quí giá, sang trọng (đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, mâm vàng chén bạc ) -Rất nhiều người rộn ràng, tấp nập (người giữ cửa, người có việc quan, vệ sĩ, các quan ). ==> Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ lộng lẫy, giàu sang không đâu sánh bằng : “Cả trời Nam nhất là đây”. Nhưng đó là khung cảnh ngột ngạt, tù hãm, thiếu sinh khí, căn nguyên tật bệnh cũng từ đây mà nảy nở.
  6. b.Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. • Phải tuân thủ lễ nghi khuôn phép một cách nghiêm nhặt ( phải có thánh chỉ, thẻ gọi mới được vào phủ chúa, không được chậm trễ việc nhà chúa, gặp chúa hay thế tử đều phải lạy, không được phép ngẩng đầu nhìn ). • Có kẻ hầu người hạ tấp nập, đông đúc (quan truyền chỉ, thị vệ, quân sĩ, cung nữ, người hầu, các danh y ở 6 cung 2 viện ). • Luôn kính cẩn, lễ phép trong những lời xưng hô, bẩm tấu với chúa ( gọi chúa là “Thánh thượng”, gặp chúa gọi là “yết kiến”, xem mạch là “hậu mạch”, ) • Có lệ “kị húy” rất đặc biệt : kiêng nhắc từ “thuốc” nên phòng thuốc được gọi là “phòng trà”, dâng thuốc được gọi là “hầu trà”. • Có phép tắc, qui định khi xem bệnh thế tử ( “nín thở đứng từ xa”, quì lạy 4 lạy trước khi xem mạch, xem mạch xong thì lạy 4 lạy mới được trở ra, chỉ được pháp dâng tờ khải cho quan xem trước ). Sự cao sang, quí phái, quyền uy tột đỉnh của nhà chúa.
  7. c. Thái độ của tác giả : • Cách thể hiện thái độ : + Gián tiếp : qua miêu tả cảnh, ghi chép các sự việc, chọn lọc các chi tiết giàu ý nghĩa. + Trực tiếp : qua từng cử chỉ, qua những lời nhận xét, đánh giá ngắn gọn của tác giả. + Mặc dù nhận xét phủ chúa sang, phủ chúa đẹp, phủ chúa giàu có nhưng thái độ của tác giả tỏ ra thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất đó, không đồng tình với cuộc sống ngột ngạt trong no đủ, tiện nghi mà thiếu ánh sáng và khí trời, thấp thoáng một chút mỉa mai, châm biếm.
  8. 1.2 Khám bệnh cho Thế tử Cán và thái độ, tâm trạng tác giả :
  9. a/ Khám bệnh cho Thế tử Cán : • Nơi ở của thế tử : khung cảnh vàng son nhưng tù túng, ngột ngạt và thiếu sinh khí. • Hình hài thế tử Cán : một cơ thể ốm yếu, một thể xác đang chết dần. • Nguyên nhân căn bệnh : do cuộc sống quá đầy đủ, sống trong không khí ngột ngạt, tù hãm cội nguồn bệnh tật của thế tử cũng như của cả tập đoàn phong kiến đàng ngoài ốm yếu không gì có thể cứu vãn nổi. ==> Một thầy thuốc giỏi, kiến thức y học uyên thâm và dày dặn kinh nghiệm.
  10. b/ Tâm trạng, thái độ của tác giả : • Tâm trạng phức tạp, nhiều mâu thuẫn : hiểu rõ căn bệnh, muốn chữa khỏi bệnh nhưng sợ bị lợi danh ràng buộc > Y đức, tấm lòng đối với ông cha, lòng trung thực của lương y lên tiếng nên ông kê đơn chữa bệnh một cách nghiêm túc.
  11. c.Nhân cách cao cả của Lê Hữu Trác : + Một danh y có lương tâm và đức độ. + Khinh thường lợi danh, quyền quý. + Có quan điểm sống thanh đạm, trong sạch, thích bầu bạn với thiên nhiên
  12. 2.Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự • Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc sinh động, tạo nên được chất hiện thực của tác phẩm.
  13. III/ TỔNG KẾT Ghi nhớ:sgk