Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 23: Đọc văn : Chiều tối (Hồ Chí Minh)

pptx 16 trang thuongnguyen 4410
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 23: Đọc văn : Chiều tối (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tuan_23_doc_van_chieu_toi_ho_ch.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 23: Đọc văn : Chiều tối (Hồ Chí Minh)

  1. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. Đọc hiểu văn bản 1/ Nội dung 2/ Nghệ thuật 3/ Ý nghĩa văn bản III. Tổng kết
  2. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Hồ Chí Minh (1890-1969), quê ở Nghệ An, là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Phong cách thơ: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại.
  3. 2. Tác phẩm: - “Nhật kí trong tù” được viết trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. - “Chiều tối” (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật ký trong tù”, được sáng tác trên đường chuyển lao của của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. 4
  4. II. Đọc hiểu văn bản 1/ Nội dung:
  5. “Cô vân mạn mạn độ thiên không” 6
  6. Nguyên tác Bản dịch Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Cô em xóm núi xay ngô tối - Bản dịch dịch thừa từ tối làm câu thơ mất đi ý tại ngôn ngoại. - Cô em trong bản dịch chưa phù hợp với nguyên tác. - Nếu thay bằng từ thiếu nữ sẽ thể hiện được sự trân trọng, gần gũi và sức sống căng tràn, đẹp đẽ toát ra từ bên trong. 7
  7. a. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn (hai câu đầu) 8
  8. v Hình ảnh “quyện điểu quy lâm”: - Thi liệu quen thuộc: tượng trưng cho buổi chiều tà cổ điển - Thơ Bác : + Cánh chim của cuộc sống hằng ngày: sáng kiếm ăn, chiều về tổ. + Cảm nhận trạng thái bên trong “ quyện điểu”. + Sự tương đồng cảnh và người sự hòa hợp, cảm thông. 9
  9. v Hình ảnh:“cô vân mạn mạn”: - Chòm mây cô độc lẻ loi bay chậm chậm gợi nhớ hình ảnh mây trong thơ Thôi Hiệu hay Nguyễn Khuyến. - Chòm mây quen thuộc trên bầu trời, gợi không gian cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng. Không gian như vô tận, thời gian như ngừng trôi. - Tương đồng cảnh và người, chòm mây dường như có hồn người, mang nỗi buồn trong cảnh ngộ chia lìa. 10
  10. Þ Tâm trạng cô đơn, buồn bã và nhớ quê hương của người tù nơi đất khách. Þ Bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.
  11. b. Bức tranh sinh hoạt của con người (hai câu thơ cuối) 12
  12. - Hình ảnh cô gái xay ngô- hiện đại. + Con người trung tâm bức tranh đời sống; đẹp hơn khi lao động; trẻ trung, khỏe khoắn . + Sự quan tâm, tình yêu thương của Bác với những người lao động nghèo. + Đem đến cho người tù chút hơi ấm, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. - Điệp vòng “ma bao túc” và “bao túc ma hoàn”: gợi ra vòng quay liên tục của cối xay ngô và sự chăm chỉ, kiên nhẫn, cần mẫn của cô gái trong công việc xay ngô. - Không gian thu nhỏ lại từ cảnh trời mây bao la đến cảnh cô gái xay ngô và cuối cùng là bếp lửa hồng.
  13. * hồng - Là màu hồng của lò than gợi cảnh sinh hoạt ấm áp. - Là sự vận động của thời gian từ chiều tới tối. - Xua tan đi màn đêm, sưởi ấm tâm hồn cô đơn của người tù nơi đất khách. - Sự vận động trong thơ Bác: tối đến sáng, buồn sang vui, lạnh lẽo đến ấm áp. Chất thép (Tinh thần lạc quan và ý chí của người chiến sĩ cách mạng.)
  14. hồng Là nhãn tự của bài thơ. hồng cuối bài đã làm cho cả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, mang lại nguồn vui cho người tù cất bước trên đường xa.
  15. 2/ Nghệ thuật: - Từ ngữ cô đọng, hàm súc. - Thủ pháp đối lập, điệp vòng, 3/ Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại, lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. III/ Tổng kết: ghi nhớ SGK