Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập về Tiếng Việt

pptx 13 trang minh70 3741
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập về Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_on_tap_ve_tieng_viet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập về Tiếng Việt

  1. * Công dụng: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Ví dụ: Bài tập về nhà, cậu ấy đã làm rồi ! * Đặc điểm: Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối, với, Ví dụ: Về việc ấy, tôi đã sắp xếp ổn thỏa.
  2. Đứng * Sơ đồ: trước chủ ngữ KHỞI NGỮ Nêu lên đề Đi chung tài được nói với các đến trong quan hệ câu từ
  3. Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 1/ Thành phần tình thái * Công dụng: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu. Ví dụ: Cậu ấy chắc chắn rằng bài kiểm tra được 10 điểm. Chắc hẳn, ai cũng sẽ vui sau khi làm được việc tốt. Có lẽ cô ấy chỉ là vô ý.
  4. 2/ Thành phần cảm thán * Công dụng: Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận) Ví dụ: A, con mèo đẹp quá ! Trời ơi, trễ học rồi !
  5. 3/ Thành phần gọi - đáp * Công dụng: Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Ví dụ: Thưa bác, cháu là Lan ạ. Mẹ ơi, mình đi thôi.
  6. 4/ Thành phần phụ chú * Công dụng: Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, Ví dụ: Tôi cùng chị Lan – người chị yêu quý nhất của tôi, đã tổ chức sinh nhật cho mẹ. Lớp trưởng lớp tôi, cũng là người học giỏi nhất, tên là Lan.
  7. * Sơ đồ các thành phần biệt lập: • Thể hiện độ • Bộc lộ cảm tin cậy xúc • Chắc hẳn, • Ơi, trời ơi, chắc chắn, a, ôi chao, có lẽ, Thành Thành phần phần tình thái cảm thán Thành Thành phần gọi phần - đáp phụ chú • Tạo lập, duy • Bổ sung chi trì đối thoại tiết cho nội • Này, ơi, ê, dung chính
  8. * Các phép liên kết: Về nội dung: ❑ Liên kết chủ đề: các câu, các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản ❑ Liên kết lô-gíc: các câu, các đoạn văn phải sắp xếp theo trình tự hợp lý
  9. Về hình thức: ❑ Phép lặp: lặp lại từ ngữ có ở câu trước. (Ví dụ: Tôi yêu sách. Vì sách là nguồn kiến thức quý báu.) ❑ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa: dùng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ có ở câu trước. (Ví dụ: Những ai ăn ở hiền lành sẽ gặp điều tốt. Còn ai ăn ở độc ác thì sẽ gặp điều xấu.) ❑ Phép liên tưởng: dùng những từ có nghĩa gần hay có sự liên tưởng với những từ có ở câu trước. ❑ Phép thế: dùng những từ có tác dụng thay thế cho các từ đã có ở câu trước. (Ví dụ: Lan học rất giỏi. Cô ấy cũng là lớp trưởng của lớp. ❑ Phép nối: dùng các quan hệ từ ở câu đứng sau đề nối với câu trước. (Ví dụ: Mây đen kéo đến rất nhiều. Nhưng trời không mưa một giọt nào.)
  10. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN Liên kết nội Liên kết hình dung thức Phép lặp (Lặp lại từ ngữ) Liên kết Liên kết chủ đề lô-gíc Phép thế (các ý (các ý (Dùng từ phải phải sắp thay thế) Phép nối Phép đồng phục vụ xếp theo (Dùng nghĩa, trái chủ đề trình tự Phép liên tưởng quan hệ nghĩa của bài) hợp lý) (Dùng từ gần từ) (Dùng từ nghĩa hoặc có sự đồng/trái liên tưởng) nghĩa)
  11. 1/ Nghĩa tường minh và hàm ý Nghĩa tường minh là diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ. Hàm ý là diễn đạt gián tiếp bằng hàm ý nhưng vẫn có thể hiểu được. Ví dụ: Tuấn bị điểm 0 bài kiểm tra Toán. Tuấn bị ăn trứng ngỗng bài kiểm tra Toán. 2/ Điều kiện sử dụng hàm ý - Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
  12. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý Điều kiện sử Phân biệt dụng hàm ý Nghĩa Người Người tường Hàm ý: nói (viết) viết minh: diễn đạt có ý thức (nghe) có diễn đạt gián tiếp đưa hàm khả năng trực tiếp bằng ý vào câu giải đoán bằng từ hàm ý nói hàm ý ngữ