Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đoạn trích: Trao duyên (Truyện Kiểu - Nguyễn Du)

pptx 31 trang thuongnguyen 26870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đoạn trích: Trao duyên (Truyện Kiểu - Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doan_trich_trao_duyen_truyen_kieu_n.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đoạn trích: Trao duyên (Truyện Kiểu - Nguyễn Du)

  1. I. TÌM HIỂU CHUNG 1 Vị trí đoạn trích: + Từ câu 723 - 756/ 3254 - Phần đầu “Truyện Kiều” +Mở đầu cho “đoạn trường tân thanh” 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều. + Kiều quyết định bán mình chuộc cha. - Khi gia đình Kiều gặp sự biến + Đành xa lìa người trai đã thề nguyền, đính ước. + Trao duyên cho em là Thuý Vân.
  2. Một mình nàng, ngọn đèn khuya Áo đầm giọt tủi, tóc se mái sầu Nỗi riêng riêng những bàn hoàn Dầu trong trắng đĩa lệ tràn tấm khăn Kiều một mình chịu đựng nỗi đau
  3. Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi Vì ta khăng khít cho người dở dang
  4. Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân Trong đèn, nghé án, ân cần hỏi han
  5. Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
  6. Bản chữ Nôm đoạn trích “Trao Duyên” Ông Vũ Văn Kính khảo lục
  7. - Bố cục + Phần 1: (18 câu đầu): Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân. + Phần 2: (còn lại): Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên
  8. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Tình huống trao duyên Theo em trao duyên nghĩa là gì? Nhận xét đây là tình huống như thế nào?
  9. Thúy Kiều trao duyên: tình yêu chân thành, mãnh liệt => trao cho Thúy Vân Tình huống hiếm gặp Tế nhị, khó nói Eó le => đau đớn, bế tắc
  10. 1. Phần I: 18 câu đầu * Lời ướm trao duyên.
  11. Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. “Cậy”:Tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng. + Từ ngữ: “Chịu”: Bắt buộc, thông cảm mà chấp nhận. “lạy, thưa”: Sự trang trọng "Lời lẽ, ngôn ngữ khẩn khoản, thiết tha với tất cả niềm hi vọng, tin tưởng và gửi gắm.
  12. + Hành động: Lạy, thưa => Cử chỉ khác thường, hạ mình, van lơn, tạo không khí trang trọng cho buổi trao duyên => Đặt Vân vào tình huống khó xử, không thể từ chối. Hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm.
  13. * Lý do trao duyên Giữa đường đứt gánh tương tư, + Thành ngữ: Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Đứt gánh tương tư: sự dở dang lỡ làng của mối tình Kim – Kiều. + Điển tích: Keo loan chắp mối tơ thừa: Kiều thấu hiểu hoàn cảnh cuả Vân. + Từ ngữ: “Mặc em”: Uỷ thác, giao phó trách nhiệm cho em thực hiện. => Vì hoàn cảnh phải hy sinh tình yêu của bản thân, Þ Ngôn ngữ và hành động đầy sức thuyết phục khiến Vân không thể chối từ
  14. *Cách thuyết phục để trao Kể từ khi gặp chàng Kim, duyên của Thúy Kiều Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề - Kiều nhắc lại hai biến cố Sự đâu sóng gió bất kì, lớn nhất trong cuộc đời Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. mình. + Gặp chàng Kim, thề nguyền đính ước. Khi gặp, khi ngày, khi đêm: Trạng ngữ chỉ thời gian cho thấy sự gắn bó và tình cảm thiêng liêng, sâu nặng.
  15. + Sóng gió bất kì: Gia đình mắc nạn.  Kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu, chữ tình đành giang dở Mong Vân hiểu mà nối duyên trả nghĩa cho Kim Trọng.
  16. Ngày xuân em hãy còn dài, - Chọn Vân để nối Xót tình máu mủ, thay lời nước non tình với Kim Trọng: Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. + Ngày xuân còn dài: Em còn trẻ, đẹp, son rỗi + Xót tình máu mủ: Ràng buộc bằng tình ruột thịt + Thay lời nước non: Nhờ trả nghĩa, nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng, sâu nặng => Ngậm cười chín suối còn thơm lây: Dẫu chết cũng thấy được an ủi
  17. Thành ngữ: tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối => Ngôn ngữ chọn lọc, chính xác, độc đáo, có sự kết hợp của cách nói của văn chương quý tộc và ngôn ngữ bình dân. à cách nói khéo léo, chặt chẽ, có lí, có tình, dùng lý trí kìm nén cảm xúc khiến Thúy Vân không thể từ chối
  18. * Thuý Kiều trao kỉ vật - Trao kỉ vật cho Thúy Vân Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
  19. * Thuý Kiều trao kỉ vật - Trao kỉ vật cho Thúy Vân + Kỉ vật được nhắc đến: Sẵn tay khăn gấm, quạt quỳ, Với cành thoa ấy tức thì đổi trao Quạt ước => Nghệ thuật ước lệ,tượng trưng Chén thề Chén hà sánh giọng quỳnh ÞKỉ niệm đẹp tươnggắn với Chiếc vành Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là đêm thề nguyềnmột vuông Tiên thề cùng thảo một Bức tờ mây Þ Minh chứng chươngcho tình Phím đàn yêu sâuSo nặng,lần dây đẹp, vũ dây văn thiêng liêng và say đắm Mảnh hương của KimĐài Trọng sen nối- Thúy sáp, lò đào nguyền Kiều. thêm hương Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song.
  20. + Cách trao: Từng kỉ vật một “Của tin”: Vật làm tin – giữa Kim và Kiêu. “Của chung”: Của Kim Trọng, của chị, của em. “duyên thì giữ, vật của chung”: Duyên trao đi nhưng vẫn muốn níu giữ những kỉ vật tình yêu lại cho mình. Câu thơ như bẻ làm đôi Thời gian tâm lí. Còn-Mất. Xưa: Đẹp đẽ Giằng xé Riêng-Chung. Nay: Tan vỡ Hạnh phúc-Bất hạnh Sự luyến tiếc, đau đớn, bi kịch duyên trao đi mà tình không trao đươc, tình cảm át lí trí, Kiều rơi vào bế tắc, sống trong thế giới mộng mị của cái chết và âm hồn.
  21. - Ý nghĩa của việc trao kỉ vật + Thể hiện thái độ dứt tình. + Để Vân không bị khó xử khi gặp chàng Kim nên trao kỷ vật làm tin. => Sự chu đáo, có lòng độ lượng và đức hi sinh, luôn lo lắng và hiểu cho người trước khi nghĩ đến mình
  22. 2. Các câu thơ còn lại: Diễn biến tâm trạng Kiều sau khi trao duyên 2.1: Thuý Kiều tâm sự với Thuý Vân Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu,đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
  23. - Hình ảnh: Gió hiu hiu Hương khói Chập chờn, ma mị Hồn oan (cuộc sống cõi âm) Ngọn cỏ lá cây - Kiều tưởng tượng: mình đã chết Chết oan, Âm dương Hồn không chết hận cách biệt siêu thoát Sum họp trong nghịch cảnh Kiều khóc thương cho mình, quên hẳn sự đối thoại, có mặt của Vân
  24. 2.2: Thuý Kiều hướng đến Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng Bây giờ trâm gẫy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân ! Trăm nghìn gửi lại tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi ! Phận sao phận bạc như vôi ! Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
  25. - Kiều quay trở lại với thực tai: Bây giờ + Trâm gãy, gương tan + phận bạc như vôi Tan vỡ,dở dang, bạc bẽo, + nước chảy hoa trôi - Nghịch cảnh: + tơ duyên:ngắn ngủi Tình yêu hiện hữu, đầy + tình cảm: muôn vàn ái ân khao khát,đau đớn - Tình cảm dành cho Kim Trong: + Thán từ: ôi, hỡi Lời vĩnh biệt + Từ ngữ: thôi thôi, phụ đau đớn, tuyệt + Nhịp thơ: 3/3 – chia cắt, nghẹn ngào vọng trong tình yêu
  26. Câu thơ cuối cùng: Kiều nhận tất cả mọi lỗi lầm về mình, tự trách mình là kẻ phụ tình, phụ bạc Kim Trọng, có lỗi lớn với Kim Trọng => Bi kịch tình yêu tan vỡ lên đến đỉnh điểm
  27. III.Tổng kết. 1.Giá trị nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế. - Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm,đậm chất trữ tình,trang trọng + bình dị (phối hợp cá điển tích, từ cổ với thành ngữ, từ ngữ dân gian) - Sử dụng sáng tạo các thành ngữ của văn hóa dân gian. 2. Giá trị nội dung - Nỗi đau đớn tuyệt vọng trước mối tình tan vỡ - Vẻ đẹp nhân cách của Kiều
  28. Bài tập 1. Nếu em là Thúy Vân em có nhận lời Thúy Kiều không? Vì sao? 2. Nếu em là Thúy Kiều em có làm như Thúy Kiều không?Vì sao? 3. Em rút ra cho mình bài học gì khi học xong đoạn trích? 4. Soạn đoạn trích Chí khí anh hùng.
  29. CẢM ƠN CÔ CÙNG CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM EM