Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) - Phần 2: Tác phẩm

ppt 28 trang thuongnguyen 9750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) - Phần 2: Tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_binh_ngo_dai_cao_nguyen_tra.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) - Phần 2: Tác phẩm

  1. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ NGUYỄN TRÃI Phần 2: TÁC PHẨM
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG • 1/ Hoàn cảnh sáng tác. • Sau khi đại thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại Cáo Bình Ngô để tổng kết lại quá trình 10 năm kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới.
  3. 2/ Thể loại Cáo: SGK
  4. 3/ Ý nghĩa nhan đề - Đại cáo: tên thể loại – bài cáo lớn - Bình: dẹp yên, bình định, ổn định - Ngô: chỉ giặc Minh sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô cho thiên hạ biết
  5. 4/ Bố cục : 4 phần
  6. II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN 1/ Đoạn1:Nêu cao luận đề chính nghĩa a/ Tư tưởng nhân nghĩa. • “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, • Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. - Nhân nghĩa: + Yên dân: lo cho dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc + Trừ bạo: tiêu diệt kẻ bạo tàn
  7. Lập luận chặt chẽ và thuyết phục, khẳng định lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh – là cuộc chiến đấu vì nghĩa, vì dân. Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đề cập tới quyền sống của con người.
  8. • b/Chân lí về sự tồn tại độc lập: - Có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử: tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời: “từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác”
  9. - Các yếu tố cơ bản xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: • Tên nước riêng. • Nền văn hiến lâu đời. • Cương vực lãnh thổ. • Phong tục tập quán. • Lịch sử riêng. • Chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”. Ø Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập chủ quyền của dân tộc.
  10. - Cách thể hiện: + Nhấn mạnh tính hiển nhiên vốn có. + Sử dụng biện pháp so sánh, sóng đôi + Xưng “đế” + Giọng văn đĩnh đạc, trịnh trọng Tư tưởng mới mẻ, sâu sắc thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
  11. 2. Đoạn 2: Tố cáo tội ác giặc Minh a/ Vạch trần âm mưu xâm lược. - Vạch trần âm mưu của giặc Minh: mượn danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” để cướp nước ta. “Nhân họ gây hoạ” Lập trường dân tộc.
  12. b/ Chủ trương cai trị phản nhân nghĩa: + Huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội “Nướng dân đen”, “vùi con đỏ” + Bóc lột thuế khoá nặng nề: “Nặng thuế khoá ”
  13. + Vơ vét tài nguyên sản vật: “Người bị bắt nơi nơi cạm đặt” + Phá hoại môi trường sống: “Tàn hại cả cây cỏ” + Đày đoạ, phu dịch, phá hoại nghề truyền thống “Nay xây nhà canh cửi”
  14. • => Hiện thực khốc liệt, đen tối, hành động bạo tàn, man rợ. Bản cáo trạng tội ác được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc.
  15. c/ Thái độ của nhân dân. • Đau xót trước hình ảnh dân đen, con đỏ. • Căm thù giặc tận xương tủy. • Nghệ thuật: so sánh, phóng đại. ØLời văn trong bản cáo trạng vừa hùng hồn, vừa thống thiết. Chúng ta cảm nhận sâu sắc tội ác của giặc Minh xâm lược. Dân tộc ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên hành động:
  16. Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào tấm tức. Đoạn văn đã làm sống lại một thời kỳ đau thương, đen tối của dân tộc qua đó thể hiện nỗi căm giận ngút trời và nỗi đau xé lòng của tác giả
  17. 3/ Đoạn 3:Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa : a/ Hình tượng Lê Lợi. - Có sự thống nhất giữa con người bình thường và vị lãnh tụ + Cách xưng hô khiêm nhường: “tôi”, “ta”. + Xuất thân tầng lớp bình dân:
  18. Chân Dung Lê Lợi
  19. + Có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc: “Ngẫm thù lớn há đội trời Căm giặc nước thề không cùng sống” + Có hoài bão và quyết tâm thực hiện lý tưởng: “Đau lòng nhức óc”, “Nếm mật nằm gai”, “quên ăn”, “trằn trọc”, “băn khoăn” ØNguyễn Trãi khắc họa Lê Lợi bằng cảm hứng anh hùng và truyền thống dân tộc.
  20. b/ Miêu tả quá trình cuộc khángchiến • Những khó khăn: - Binh lực yếu hơn kẻ thù: “Vừa khi cờ đương mạnh” - Thiếu nhân tài: “Tuấn kiệt mùa thu” - Quân thiếu, lương thực cạn: “Khi Linh Sơn một đội”
  21. • Những thuận lợi: - Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa và tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. “Nhân dân phụ tử” - Đường lối và chiến lược, chiến thuật đúng đắn: “Thế trận địch nhiều” Đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt
  22. • Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo” Nguyễn Trãi đã đề cao vai trò của nhân dân trong cuộc chiến đấu giành lại đất nước.
  23. c/ Quá trình phản công và chiến thắng. • Những trận đánh: Trận Bồ Đằng, Trà Lân,Tây Kinh, Đông Đô quân ta chiếm lại; trận Ninh Kiều, Tốt Động giặc thảm bại thây chất đầy nội; trận Chi Lăng, Mã An là sự thất bại của tướng giặc Liễu Thăng cụt đầu; trận Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
  24. • c/ Quá trình phản công và chiến thắng. - Khí thế của ta mạnh mẽ, hào hùng. - Khung cảnh chiến trường: ác liệt, dữ dội khiến trời đất như đảo lộn. - Những chiến thắng dồn dập của ta. - Kẻ thù thất bại thê thảm, nhục nhã. -Giọng văn: Hào hùng, sảng khoái. ØChúng ta đối xử nhân đạo với kẻ thù, thể hiện lòng nhân đạo của dân tộc ta.
  25. 4/ Đoạn 4: Lời tuyên bố hoà bình độc lập - Giọng văn trang nghiêm trịnh trọng tuyên bố khẳng định với toàn dân về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại và đã khép lại một giai đoạn lịch sử hào hùng, mở ra một kỷ nguyên mới và tương lai mới.
  26. - Bài học lịch sử: + Sự thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng “bỉ rồi lại thái”, “hối rồi lại minh” là nguyên nhân, điều kiện để thiết lập sự bền vững + Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng Ý nghĩa lâu dài đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
  27. III/ TỔNG KẾT Ghi nhớ SGK