Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

pptx 16 trang thuongnguyen 20771
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_chi_khi_anh_hung_trich_truy.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

  1. Lớp 10A8 Tổ 1:
  2. I. Tìm hiểu chung • 1. Tác giả: • Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) • Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật. • Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc".
  3. • 2. Tác phẩm: Truyện Kiều • Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều, là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du (1766-1820). Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu. Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc. Tác phẩm kể lại cuộc đời, những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để cứu cha và em trai khỏi tù, cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên, không biết rằng anh ta là một kẻ buôn người, và bị ép làm gái lầu xanh.
  4. 3. Đoạn trích. “Chí khí anh hùng” Thuộc phần:Gia biến và lưu lạc. Trích từ câu:2213-2230/3254 câu. Nội dung chính:Thể hiện lý tưởng và chí khí anh hùng của Từ Hải qua cách nói chuyện và lời chia tay với Kiều
  5. - Ý nghĩa nhan đề: -“Chí”: mục đích cao cả cần hướng tới - “Khí”: nghị lực để đạt tới mục đích + “Chí khí anh hùng”: lí tưởng, nghị lực và mục đích cao cả của người anh hùng - Bố cục: Gồm 3 phần. - Bốn câu đầu: khát vọng lên đường của Từ Hải. - Mười hai câu tiếp theo: lí tưởng anh hùng của Từ Hải nổi bật thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều - Hai câu cuối: hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi.
  6. II. Tìm hiểu văn bản + Bốn câu thơ đầu : Khát vọng lên đường Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. - Hoàn cảnh chia tay: + “Hương lửa đương nồng” (ẩn dụ) tình cảm vợ chồng đang đằm thắm, mặn nồng. + Trượng phu: người đàn ông có hoài bão, có chí lớn người anh hùng. + “Thoắt” quyết định nhanh chóng, bất ngờ, dứt khoát. + “Động lòng bốn phương” (cách nói ước lệ) khát khao vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi. Là con người của sự nghiệp lớn, không chấp nhận sự gò bó trong khuôn khổ Lý tưởng người anh hùng thời đại.
  7. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong + Ánh mắt ( Trông vời ) cái nhìn xa xăm rộng lớn khát vọng lên đường mạnh mẽ + “Trời bể mênh mang” Không gian ước lệ rộng lớn, mang tầm vóc vũ trụ. + “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” Tư thế đẹp, hiên ngang dũng cảm,thái độ mạnh mẽ dứt khoát, quyết tâm lập nên nghiệp lớn của người quân tử lúc lên đường. Tình cảm đang mặn nồng nhưng Từ Hải không quyến luyến bịn rịn vì tình yêu, mà quên đi lí tưởng cao cả mà khát vọng lập sự nghiệp lớn, phi thường của mình.
  8. + Mười hai câu tiếp theo: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải nổi bật thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều a. Lời Thuý Kiều Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng, Chàng Nàng đi rằng: thiếp “ Phậncũng gái một chữ lòng tòng, xin đi”. Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Chàng- thiếp: tình cảm vợ chồng mặn nồng “Phận gái chữ tòng” : Bổn phận của người vợ “một lòng xin đi”: Quyết tâm theo Từ Hải Không sợ hiểm nguy, khó khăn Tôn trọng lý tưởng của chồng Thuý Kiều Không muốn xa Từ Hải Khát khao hạnh phúc bên chồng Vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất của người vợ
  9. b. Lời Từ Hải: Từ Từ rằng: rằng: “”TâmTâm phúc phúc tương tương tri, tri, SaoSao chưa chưa thoát thoát khỏikhỏi nữ nữ nhi nhi thường thường tình? tình? - Từ chối, không đồng ý cho Kiều đi cùng, - Cách nói: khéo léo,tế nhị Đề cao Kiều ngang bằng mình : + Tâm phúc tương tri: là người tri kỉ của Từ Hải chứ không phải là bạn, là vợ bình thường nên phải hiểu cho Từ Hải + Thoát khỏi nữ nhi thường tình: khác hẳn với những người con gái khác để có suy nghĩ giống người anh hùng.
  10. Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. + Khẳng định niềm tin chiến thắng trong tương lai: Mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất, Bóng tinh rợp đường Chiến công vang dội, sự nghiệp lẫy lừng mà Từ Hải muốn gặt hái được “Mặt phi thường” Hoán dụ: tài năng xuất chúng, hơn người của Từ Hải + Ta sẽ rước nàng nghi gia: Từ Hải hứa trở về sẽ rước Kiều nghi gia cho nàng vinh quang
  11. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!”. Hoàn cảnh thực tại: “bốn bể không nhà,” “Theo càng thêm bận” từ chối Kiều xuất phát từ tình yêu với Kiều không muốn nàng phải khổ. Dứt khoát, tự tin, chắc chắn dành chiến thắng Lời hẹn ước “một năm” Vì sự nghiệp mới bắt đầu, còn nhiều khó khăn, trở ngại Bộc lộ lí tưởng sống anh hùng: không vướng bận vợ con, tình cảm riêng.
  12. *Tiểu kết: Từ Hải + Người chồng yêu thương vợ, thấu hiểu, tâm lí. + Có khát vọng lớn, có chí hướng, có lí tưởng sống. + Tài năng, bản lĩnh, tự tin để thực hiên lí tưởng sống + Có sự thống nhất giữa người anh hùng cái thế phi thường và con người bình thường gần gũi. -Nghệ thuật: + Thấu hiểu tâm lí. + Dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng + Bút pháp lãng mạn hóa
  13. c. Hai câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. + Dùng từ: 3 động từ liên tiếp: quyết, dứt, đi Nhấn mạnh hành động dứt khoát không do dự, không để tình cảm gia đình làm lung lay ý chí. Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: thiên Tiêu dao du trong sách Trang Tử có truyện ngụ ngôn kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, dập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm , cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. + Hình ảnh: ẩn dụ: gió mây, chim bằng, dặm khơi Hình ảnh anh hùng: mang tầm vóc vũ trụ, khao khát làm nên sự nghiệp lớn và có bản lĩnh phi thường. Miêu tả nhân vật theo khuynh hướng lí tưởng hoá lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du.
  14. III.TỔNG KẾT TỔNG KẾT NỘI DUNG NGHỆ THUẬT TÍNH QUAN NIỆM CÁCH VỀ NGƯỜI BÚT PHÁP HÌNH VÀ CHÍ ANH HÙNG LÍ TƯỞNG ẢNH KHÍ ANH LÍ TƯỞNG HÓA, KÌ VĨ HÙNG CỦA LÃNG MẠN ƯỚC CỦA NGUYỄN HÓA LỆ TỪ HẢI DU
  15. THANKS FOR WATCHING