Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 29: Đọc văn: Ca dao hài hước - Nguyễn Quốc Việt
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 29: Đọc văn: Ca dao hài hước - Nguyễn Quốc Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_29_doc_van_ca_dao_hai_huoc_ngu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 29: Đọc văn: Ca dao hài hước - Nguyễn Quốc Việt
- Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô về dự giờ thăm lớp nhân dịp hội học hội giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
- I.I. TIỂUTIỂU DẪNDẪN 1. Đặc điểm của ca dao hài hước: - Nội dung: + Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động , dù họ phải sống trong cảnh nghèo khổ. + Tiếng cười mua vui, giải trí thể hiện niềm lạc quan của họ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. - Nghệ thuật: + Hư cấu, dựng cảnh tài tình. + Chọn lọc những chi tiết điển hình. + Cường điệu phóng đại, dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc để tạo ra sự hài hước, hóm hỉnh.
- I.I. TIỂUTIỂU DẪNDẪN 1. Đặc điểm của ca dao hài hước: 2. Đọc và phân loại: - Đọc: + Bài 1: giọng vui tươi, dí dỏm mang âm hưởng đùa cợt. + Bài 2,3,4: giọng vui tươi pha ý giễu cợt. - Phân loại: + Bài 1: Ca dao tự trào + Bài 2,3,4: Ca dao hài hước, chế giễu
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào - Lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về việc dẫn cưới và thách cưới. - Lời dẫn cưới của chàng trai: ? Chàng trai nói về việc dẫn cưới có gì khác thường? Trong lời dẫn cưới của chàng trai, hình ảnh nào bất ngờ và gây cười nhất? Sau tiếng cười ấy, biểu hiện cảnh ngộ và tình cảm như thế nào của chàng trai?
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào - Lời dẫn cưới của chàng trai: Dẫn voi/ sợ quốc cấm. Dẫn trâu/ sợ họ máu hàn. Dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân. Dẫn con chuột béo/ mời dân, mời làng. => Vật dẫn cưới đặc biệt và khác thường bằng cách nói hài hước, hóm hỉnh, dí dỏm, thông minh. => Cảnh ngộ của chàng trai rất nghèo. Nhưng tình cảm bày tỏ lại rất lạc quan, chân thành và không mặc cảm.
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào - Lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về việc dẫn cưới và thách cưới. - Lời dẫn cưới của chàng trai: - Lời thách cưới của cô gái: ? Đáp lời chành trai, cô gái thách cưới ra sao? Qua đó, em thấy cảnh ngộ và tình cảm như thế nào của cô gái?
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào - Lời dẫn cưới của chàng trai: - Lời thách cưới của cô gái: Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang Củ to - mời làng Củ nhỏ - họ hàng ăn chơi Củ mẻ - con trẻ ăn giữ nhà Củ rím, củ hà - con lợn, con gà nó ăn. => Vật thách cưới của cô gái cũng bình thường và cách nói vô tư, lạc quan, hóm hỉnh. => Cô gái cũng nghèo và thông cảm với chàng trai bằng lời thách cưới rất thanh thản, thú vị và bằng lòng với cảnh nghèo.
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào - Lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về việc dẫn cưới và thách cưới. - Lời dẫn cưới của chàng trai: - Lời thách cưới của cô gái: => Dù phải sống trong cảnh nghèo, người bình dân xưa vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống => Họ tìm thấy niềm vui trong cảnh nghèo. - Nghệ thuật: ? Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào - Nghệ thuật: + Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, trâu, bò => sự “tưởng tượng” ra các lễ vật sang trọng, linh đình của các chàng trai đang yêu. + Lối nói giảm dần: Voi -> trâu -> bò -> chuột. Củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà. + Cách nói đối lập: dẫn voi / sợ quốc cấm. dẫn trâu / sợ họ nhà gái máu hàn. dẫn bò / sợ họ nhà nàng co gân. lợn, gà / khoai lang. + Chi tiết hài hước: “Miễn là có thú bốn chân dẫn con chuột béo mời dân mời làng”. => Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, là tiếng cười trong cảnh nghèo, tiếng cười vượt lên cảnh ngộ.
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào 2. Bài 2,3: Ca dao hài hước, chế giễu - Đối tượng chế giễu: những người đàn ông lười nhác, yếu đuối, vô tích sự - Nghệ thuật: ? Tiếng cười bật ra nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào 2. Bài 2,3: Ca dao hài hước, chế giễu - Đối tượng chế giễu: - Nghệ thuật: + Phóng đại, đối lập (bài 2): khom lưng chống gối > Chê cười loại đàn ông yếu đuối, không đáng mặt làm trai. + Đối lập (bài 3): Chồng người > Chế giễu loại đàn ông không có chí lớn, vô tích sự.
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào 2. Bài 2,3: Ca dao hài hước, chế giễu - Đối tượng chế giễu: - Nghệ thuật: + Mô típ: Làm trai cho đáng và: Chồng người (em) - Chồng người bể Sở sông Ngô Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần. - Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu. - Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con. - Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan.
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1. Bài 1: Ca dao tự trào 2. Bài 2,3: Ca dao hài hước, chế giễu - Đối tượng chế giễu: “đàn ông”- lười nhác, yếu đuối - Nghệ thuật: * Tóm lại: Nếu bài ca dao số 1 thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, tình nghĩa của người bình dân, thì bài ca dao số 2, 3 là lời chế giễu nhẹ nhàng, thân tình những thói hư, tật xấu mà con người mắc phải.
- I. TIỂU DẪN I. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ: - Cô gái không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, vui và thích thú trong lời thách cưới (dù chỉ là lời đùa cợt trong chặng hát cưới của lối đối đáp nam nữ trong dân ca). - Lời thách cưới thật khác thường (chỉ là khoai lang) mà vô tư, hồn nhiên, thanh thản nói lên tâm hồn lạc quan yêu đời và còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của con người lao động trong cuộc sống thuở xưa: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
- BÀI HỌC KẾT THÚC Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe hạnh phúc Chúc các em học sinh học giỏi chăm ngoan