Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 19: Đọc văn: Đại cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi)

pptx 19 trang thuongnguyen 4731
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 19: Đọc văn: Đại cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_19_doc_van_dai_cao_binh_ngo_ng.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 19: Đọc văn: Đại cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi)

  1. Bình ngô ĐẠi cáo 平 吴 大 诰 Nguyễn Trãi
  2. I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh ra đời: vMùa đông 1427, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. v1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê, Nguyễn Trãi thừa lệnh viết “Bình Ngô đại cáo” để tuyên bố cho toàn dân biết thắng lợi vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ. Từ nay nước Việt giành lại được độc lập, non sông trở lại Thái bình.
  3. 2. Ý nghĩa nhan đề: + Giải nghĩa: Dung lượng lớn Tính chất trọng đại o Đại cáo: bài cáo lớn o Bình: dẹp yên, bình định, ổn định o Ngô: giặc Minh Ø Bài cáo có ý nghĩa trọng đại về việc dẹp yên giặc Ngô
  4. Khái niệm: là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, một tuyên ngôn sự kiện để mọi người cùng biết. Đặc trưng: vViết bằng văn xuôi hay văn vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. vLời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén. vKết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
  5. II. Đọc hiểu: 1:Nêu luận đề chính nghĩa
  6. a) Tư tưởng nhân nghĩa: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. “Nhân“Nhân nghĩa”:nghĩa”: Nhân nghĩa trong bài ĐCBN không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa người với người mà phát triển lên 1 hướng khác: nhân nghĩa gắn liền với yên dân với trừ bạo.
  7. • VớiVới NT:NT: “Yên“Yên dân”:dân”: Nhân dân được sống trong yên lành, hạnh phúc của một Đất nước độc lập. “Trừ“Trừ bạo”:bạo”: diệt trừ kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn tham tàn trong nước. Ø Từ đó, khẳng định lập trường chính nghĩa của chúng ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
  8. b) Những yếu tố khách quan để công nhận nền độc lập của nước nhà: Như nước Đại Việt đời nào cũng có. o Có tên nước: Đại Việt o Có nền văn hiến o Có phong tục tập quán riêng o Có cương vực lãnh thổ chủ quyền o Có nhân tài: đời nào cũng có Ø Chân lí khách quan không ai có thể chối cãi được. Ø Khẳng định lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời cũng như sức mạnh dân tộc không hề thua kém của nước ta.
  9. c) Tác giả nêu những dẫn chứng trong thực tế lịch sử: Lưu Cung tham công còn ghi. § Lưu Cung § Triệu Tiết § Toa Đô, Ô Mã Ø Càng khẳng định sức mạnh chính nghĩa của dân tộc. Đặc biệt, tiếp tục thể hiện niềm tự hào của tác giả.
  10. *So với NQSH, ý thức độc lập của BNĐC phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc: - Toàn diện vì ý thức dân tộc trong bài thơ “Nam Quốc sơn hà’’ của Lí Thường Kiệt chỉ xác dịnh được 2 yếu tố là lãnh thổ và chủ quyền. “Bình Ngô đại cáo” có thêm yếu tố mới như : văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử =>Phát triển hoàn chỉnh quan niệm của 1 quốc gia độc lập - Sâu sắc trong quan niệm về dân tộc vì NT đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản, là hạt nhân để xác định dân tộc (không bị đồng hóa) dù kẻ thù xâm lược tìm cách phủ định, xóa bỏ, hủy diệt nó vẫn là thực thể tồn tại với chân lí khách quan.
  11. • Nghệ thuật lập luận: - Tác giả dùng những từ ngữ “từ trước, vốn, đã lâu, đã chia ” -> thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ và những từ có tính liên kết chặt chẽ : Tuy song, vậy nên - sử dụng biện pháp: liệt kê, so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc từ chế độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí ,Trần ngang với Hán, Đường, Tống, Nguyên). - Câu văn biền ngẫu cân xứng nhịp nhàng, cách lập luận kết hợp hài hòa giữa lí luận với thực tiễn: sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan.
  12. - Nguyễn Trãi đưa ra những minh chứng đầy tính thuyết phục với “chứng cớ còn ghi”, giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, chắc nịch, hùng hồn chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. => nhà văn chính luận kiệt xuất. Người đọc cũng qua đó ý thức về vấn đề bảo vệ và gìn giữ những giá trị lịch sử, khắc ghi công ơn xương máu của thế hệ cha anh đã ngã xuống bồi đắp nên nền hòa bình độc lập của đất nước Việt Nam như ngày hôm nay.
  13. *. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề: Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn trích của bài Bình Ngô đại cáo. (Tự mỗi bạn biết tìm cách diễn đạt riêng) *. Kết bài: Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu. 1. Nghệ thuật - Kết cấu: chặt chẽ, mạch lạc. - Lập luận: sắc bén, có dẫn chứng xác thực. - Bút pháp nghệ thuật: tự sự, trữ tình kết hợp với anh hùng ca. - Hình tượng nghệ thuật sinh động, gợi cảm, phong phú. - Ngôn ngữ: trang trọng, đanh thép, lời văn linh hoạt. 2. Nội dung: - Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân nghĩa gắn với lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc sâu sắc của Nguyễn Trãi. (Mỗi học sinh có thể bổ sung thêm cảm nghĩ của cá nhân về tác giả, về trách nhiệm công dân )
  14. Đoạn 2: Vạch rõ tội ác của kẻ thù
  15. § Vạch trần âm mưu xâm lược Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ, Bọn gian tà bán nước cầu vinh. § Tố cáo chủ trương cai trị thâm độc của giặc Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
  16. Nặng thuế khoá không mùi đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cả cá mập, thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc. Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
  17. + Hình ảnh nhân dân: tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ điêu linh, bị dồn đuổi đến con đường cùng. Cái chết đợi họ trên rừng, dưới biển: “Nặng nề những nỗi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi.” + Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo vô nhân tính như những tên ác quỷ.
  18. Nghệ thuật viết cáo trạng: o Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”
  19. *Kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” o Thủ pháp: liệt kê, phóng đại, tương phản Khi tố cáo tội ác của kẻ thù: đanh o Giọng văn đa dạng thép, uất hận sôi trào Khi nói về nỗi thống khổ của nhân dân: cảm thương, thống thiết.