Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 30: Đọc văn: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Trường THPT Tiên Lãng

pptx 14 trang thuongnguyen 4711
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 30: Đọc văn: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Trường THPT Tiên Lãng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_30_doc_van_chi_khi_anh_hung_tr.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 30: Đọc văn: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Trường THPT Tiên Lãng

  1. CHÍ KHÍ ANH HÙNG TRÍCH TRUYỆN KIỀU-NGUYỄN DU TỔ 3
  2. CHÍ KHÍ ANH HÙNG Cuộc đối thoai giữa Tìm hiểu chung Thúy Kiều-Từ Hải Từ Hải chia tay Thúy Hình ảnh Từ Hải ra đi Kiều
  3. CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA THÚY KIỀU VÀ TỪ HẢI Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất, bóng binh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng them bận biết là đi đâu? Đành long chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.
  4. LỜI CỦA KIỀU: Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Kiều hiện lên là một người phụ nữ thông minh, hiểu Từ: • Nàng không cản chồng, vì nàng biết có cản cũng không cản được, chỉ muốn đi theo vì không muốn giường đơn gối chiếc trong căn nhà lạnh lẽo. • Nàng muốn được sẻ chia, gánh vác công việc với Từ Hải.
  5. ØỞ đây, trước tiên, Thúy Kiều xuất phát từ đạo phu thê, từ bổn phẩn của người vợ: Tại gia tòng phụ Xuất giá tòng phu Phu tử tòng tử Phận gái thì phải theo chồng, nhưng trong lời nói của Kiều không chỉ có chữ nghĩa mà còn có cả chữ tình: Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi Đó là tấc lòng tấc dạ của Kiều, muốn theo Từ Hải đến chân trời góc bể. Nàng muốn theo chồng để được cùng chia sẻ, được đồng cam cộng khổ nhưng đồng thời cũng để được nương tựa. ( bởi trong cuộc đời của Kiều, khi được Từ Hải cứu khỏi lầu xanh lần hai, thoát khỏi vũng bùn đen tối thì đây chính là điểm tựa để những ngày tháng sống yên vui, hạnh phúc và đầy tin tưởng)
  6. LỜI CỦA TỪ HẢI: Từ rằng: “ Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? - Lời của Từ Hải nói với Kiều xuất phát từ tình tri kỉ, coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là “Tâm phúc tương tri” ( người thấu hiểu mình một cách sâu sắc), là người vợ tri âm tri kỉ với Từ Hải. Cách nói đầy trân trọng, đầy thấu hiểu và tình tri âm này cũng thật hiếm hoi trong cuộc đời. - “ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” có một chút nhẹ trách nhưng lại là sự thấu hiểu, suy nghĩ về nếp nữ nhi thường tình; chàng khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để sánh cùng chí lớn của người anh hùng .
  7. Thúy Kiều Từ Hải -￿Ứng￿xử￿theo￿lẽ￿thông￿thường￿ -￿Ứng￿xử￿theo￿lẽ￿phi￿thường￿của￿ trên￿phương￿diện￿con￿người￿cá￿ một￿con￿người￿mang￿tầm￿vóc￿ nhân. trượng￿phu. Qua ngôn ngữ đối thoại giữa hai nhân vật: • Kiều - một người vợ thủy chung, giàu lòng vị tha, luôn vì người khác. • Từ Hải – một người chồng thấu hiểu và rất mực yêu thương Kiều.
  8. Bao giờ mười vạn tinh binh, Từ chối, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. nhẹ trách Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. + Các hình ảnh, âm thanh: Mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, mặt phi thường. Kì vĩ, lớn lao, hùng tráng, vang dội. Lời hứa - Gợi ra viễn cảnh tươi sáng về một đội quân hùng hậu, tinh hẹn nhuệ. - Là niềm tin sắt đá và ý nghĩa tất thắng của chuyến ra đi. + Từ chỉ thời gian: Bao giờ - Bấy giờ: chắc chắn, đáng tin cậy. Khát khao xây dựng sự nghiệp uy danh, lẫy lừng, một vùng trời tự do.
  9. Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia o Từ Hải không chỉ có khát vọng lớn lao được lập nghiệp lớn mà còn ẩn chứa khát vọng đem đến hạnh phúc cho những con người nhỏ bé, chịu nhiều bất công ngang trái như Kiều: - Từ muốn lập nên một sự nghiệp uy danh lẫy lừng ,một cõi biên thùy để cho Kiều một danh phận, một vị trí xứng đáng với phẩm cách, con người nàng. Hạnh phúc mà Từ hướng tới không chỉ là “ hương lửa đương nồng” trong một mái ấm của cuộc đời mà là một hạnh phúc trọn vẹn. Trân trọng, yêu thương Kiều.
  10. Bằng nay bốn bể không nhà, Lời hứa Theo càng thêm bận biết là đi đâu? hẹn Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì! • Trong 2 câu thơ trên: + Hình ảnh bốn bể không nhà: thực tại của người anh hùng mới bắt đầu sự nghiệp: thiếu thốn, chưa có chỗ An ủi, giãi an cư, nhiều khó khăn. bày Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều. Sự từ chối của Hải cũng thật trọn lí trọn tình:
  11. o Về lí: - Kiều đi theo chỉ làm vướng bận Từ bởi Từ đi là để lập nghiệp lớn, khó tránh khỏi chuyện binh đao, phận nữ nhi đi theo sao có thể phù hợp. - Từ Hải đi lập đại nghiệp, hẳn chịu cảnh màn trời chiếu đất, bốn bể không nhà ; phận nữ nhi sao có thể sống trong cảnh khốc liệt như vậy. o Về tình: - Là chồng, chàng mong muốn điều hạnh phúc nhất đến với Kiều; trách nhiệm người chồng, sao có thể để Kiều phải chịu khổ cực. Lời đối thoại như lời độc thoại, ẩn chứa nỗi khổ tâm của người anh hùng khi chưa tạo được nghiệp lớn, chưa tạo được hạnh phúc xứng đáng với người tri âm tri kỉ của mình.
  12. Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì. • 2 câu thơ sau: + Đành lòng: thấu hiểu tâm tư, cảnh ngộ của Thúy Kiều + Cách nói khẳng định ( chầy chăng) kết hợp với tư chỉ thời gian ( một năm sau): lời an ủi có điểm tựa, cụ thể, vững chắc. Khẳng định về mặt thời gian Tự tin, đinh ninh, chắc nịch. Niềm tin vào tài năng, chí hướng của bản thân.
  13. Với những câu đối thoại ngắn gọn, chân dung Từ Hải hiện lên vừa phi thường, vừa mạnh mẽ, vừa gần gũi và rất đỗi chân tình. Chính vẻ đẹp này làm cho hình ảnh Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khác xa với chân dung của chàng hào kiệt trong “ Chinh phụ ngâm” hay hình tượng Từ Hải trong “ Kim Vân Kiều truyện” mà Nguyễn Du từng vay mượn.
  14. THANK YOU! GROUP 3- 10C3@THPT TIENLANG.COM