Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn : Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

pptx 28 trang thuongnguyen 49360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn : Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_doc_van_day_thon_vi_da_han_mac_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn : Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

  1. I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: a. Cuộc đời:
  2. Cuộc đời Hàn Mặc Tử • Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, là con ông Nguyễn Văn Toản và bà Nguyễn Thị Duy, sinh ngày 22/9/1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, trong một gia đình công giáo lâu đời, có 6 người con -bốn trai, hai gái (Nhân, Lễ, Nghiã, Trí, Tín và Hiếu). Cha làm thông phán phải thuyên chuyển dọc theo bờ biển Trung Việt từ Đồng Hới tới Quy Nhơn, khi ông đổi đến Sa Kỳ (1920), Trí mới vào trường tiểu học Quảng Ngãi. • Tháng 6/1926 sau khi cha mất, gia đình về Quy Nhơn sống với người anh cả, Trí vào trung học ở Quy Nhơn. Sau đó Trí ra Huế học trường Pellerin (1928-1930). Một lần bơi xa ngoài biển suýt chết đuối, từ đó Trí thay đổi hẳn tâm tính, trầm lặng hơn, có vẻ đau yếu, gia đình nghi Trí mắc bệnh tâm thần vì ít ăn, lười tắm gội thay quần áo. • Hàn Mặc Tử bắt đầu nổi tiếng năm 1931 với bút hiệu P.T (Phong Trần). Năm 1932, làm việc ở sở đạc điền Quy Nhơn. 1935 vào Sài Gòn làm báo. Tháng 5/1936 người anh cả Nguyễn Bá Nhân, cột trụ của gia đình mất, Hàn rời Sài Gòn về Quy Nhơn. Cuối năm 1936, gia đình bỏ tiền cho Hàn in Gái quê. • Ngay từ đầu năm 1935, trong nhà đã thấy Hàn xuất hiện triệu chứng bệnh phong. Năm 1936, bệnh phát rõ hơn. Nhà giấu, chữa chạy riêng, tìm đến các thày thuốc bắc . Đến giữa năm 1939, thuốc bắc vô hiệu, bệnh trở nên trầm trọng. Giữa năm 1940, phải đưa vào bệnh viện phong Tuy Hoà nhưng quá trễ. Thuốc của một vài ông lang băm đã huỷ hoại cơ thể. Hàn Mặc Tử mất tại trại phong ngày 11/ 11/ 1940,thọ 28 tuổi. • Làm thơ từ 16 tuổi (1928), bút hiệu Minh Duệ Thị. Khoảng 1930-31, đổi là Phong Trần. Từ 1935, đổi ra Lệ Thanh, sau thành Hàn Mạc Tử và sau cùng là Hàn Mặc Tử.
  3. Bút danh của Hàn Mặc Tử - Minh Duệ Thị: sự sáng suốt và sâu sắc trên cả trang văn lẫn trang đời. - Phong Trần: cuộc đời sóng bụi. - Lệ Thanh: tiếng kêu đầm đìa nước mắt trong thơ. - Hàn Mạc Tử: cái rèm lạnh. - Hàn Mặc Tử: kẻ làm nghề văn chương, đam mê văn chương.
  4. Ghềnh Ráng- Bãi biển Quy Nhơn
  5. Mộ của Hàn Mặc Tử trên đồi Thi Nhân- Ghềnh Ráng- Quy Nhơn
  6. b. Sự nghiệp sáng tác: - Bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. - Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. - Phong cách thơ: là một thế giới nghệ thuật kỳ dị. Ở đó có sự đan xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí ẩn. Tuy nhiên đằng sau thế giới hình ảnh đó là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đời, chan chứa khát khao sống.
  7. Những “nàng thơ” của Hàn Mặc Tử: Cô Trà (Thu Yến), Mỹ Thiện, Hoàng Hoa (Cúc), Mộng Cầm (Nghệ, cháu Bích Khê), Mai Đình (Lê Thị Mai), Ngọc Sương (chị Bích Khê), Thương Thương (Trần Thanh Địch giới thiệu)
  8. c.Tác phẩm chính: - Gái quê (1936) - Thơ Điên (1938) - Duyên kỳ ngộ (1939) -Quần tiên hội (1940) -Chơi giữa mùa trăng (1940)
  9. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Điên”, sau đổi thành “Đau thương”
  10. - Hoàn cảnh ra đời: Ban đầu bài thơ có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” về sau đổi thành “Đây thôn Vĩ Dạ”. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp vẽ phong cảnh Huế có người chèo đò trên sông Hương với lời thăm hỏi chúc thi sĩ mau bình phục của Hoàng Thị Kim Cúc - một cô gái ở thôn Vĩ Dạ gửi cho ông khi ông đang dưỡng bệnh ở Quy Hòa. - Đề tài: Sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước với tình yêu lứa đôi.
  11. - Bố cục: 3 phần Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Khổ 3: vào buổi sớm. Hình bóng con người cùng những Bố cục hoài nghi mơ tưởng Khổ 2: Cảnh sông trong tâm nước đêm trăng và tâm trạng của trạng đầy khắc khoải thi nhân. của nhà thơ
  12. II. Đọc hiểu văn bản 1. Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ vào buổi sớm. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” + Hình thức: câu hỏi tu từ. + “Về chơi”: thể hiện sự thân mật gần gũi, về thôn Vĩ về với chốn cũ người xưa, về nơi tác giả có rất nhiều kỉ niệm. + Sắc thái biểu cảm: Hỏi han, mời mọc, trách móc “Thôn Vĩ đẹp thế sao anh không về?”
  13. + Chủ thể trữ tình: tác giả  Thể hiện sự băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của thi nhân. Câu hỏi thể hiện một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực của thi nhân. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái kết để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên.
  14. Nhìn Cảnh Người vườn ai nắng hàng cau mướt quá Lá trúc che ngang nắng mới lên xanh như ngọc mặt chữ điền
  15. - Cảnh thôn Vĩ: Cau là cây cao nhất, cây đầu tiên đón ánh nắng Nắng trong vườn gợi lên vẻ đẹp hàng cau mảnh mai, thanh thoát, giản dị, giàu sức sống. cái nắng đầu tiên của một ngày gợi lên sự Nắng trong trẻo, tinh khôi, sự mới lên bắt đầu của một ngày mới.
  16. - Vườn thôn Vĩ - “Vườn ai” gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn. - “Mướt quá” đây là một tính từ gợi tả cái vẻ mượt mà, mơn mởn xanh tươi, đồng thời thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm say sưa. - “Xanh như ngọc” là một hình ảnh so sánh rất tự nhiên, giản dị.  Gợi một vẻ đẹp trong sáng và sự tươi tốt màu mỡ của làng quê thôn Vĩ.
  17. -Người thôn Vĩ - Lá trúc che ngang mặt chữ điền: Hình ảnh độc đáo gợi lên vẻ đẹp phúc hậu, sự thanh tú mềm mại và đầy đặn. àVẻ đẹp của người và cảnh hài hòa. à Gợi vẻ đẹp kín đáo, e ấp mà đôn hậu, thân thương.
  18. Cảnh vật trong khổ thơ đầu toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, trong sáng tràn đầy sức sống và có sự hài hòa giữa cảnh và người, càng làm tăng thêm nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt được trở về với những kỉ niệm đã qua ở mảnh đất này.
  19. 2. Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng ngóng trông đầy khắc khoải của nhà thơ: - Thời gian có sự dịch chuyển từ ngày sang đêm. - Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng buồn bã của con người. Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả, xa cách. Không gian trống vắng, cảnh vật như hờ hững với con người.
  20. “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” - Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai”,“sông trăng” gợi lên cảm giác huyền ảo. - Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi => cảnh đẹp nhưng lại mang một nỗi buồn vô hạn
  21. Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Khổ thơ đã gieo vào lòng người sự cảm thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhân.
  22. 3. Khổ 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi mơ tưởng trong tâm trạng của thi nhân “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn nhìn không ra” - Điệp ngữ “khách đường xa” kết hợp với nhịp điệu dồn dập nhấn mạnh nỗi xót xa, mặc cảm với cuộc đời. - Tác giả cảm giác như hình ảnh người con gái thôn Vĩ hiện ra trước mặt mình với chiếc áo màu trắng, màu trắng của tiềm thức, của sự chờ mong trong lòng tác giả.
  23. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” - “Ở đây” chính là thế giới nhà thơ đang tồn tại, đang từng giây, từng phút vật vã với cái chết, đó là cái thế giới lạnh lẽo mà nhà thơ luôn ngóng vọng ra ngoài. - Điệp từ: “ai” cho thấy sự hoài nghi, mơ tưởng trong tâm trí tác giả khi yêu đơn phương. Đại từ phiếm chỉ : ai / tình ai ? - Câu hỏi lửng lơ nửa như nghẹn ngào, nửa như trách móc.  Chân dung nội tâm của tác giả: Khao khát yêu thương, đồng cảm. Câu thơ cuối dường như chính là câu trả lời cho câu thơ thứ nhất.
  24. III. Tổng kết 1. Nội dung - Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ. Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. 2. Nghệ thuật - Hình ảnh tưởng thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên.