Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu) - Bùi Thị Diệu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu) - Bùi Thị Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_doc_van_voi_vang_xuan_dieu_bui_thi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu) - Bùi Thị Diệu
- MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 BAN CƠ BẢN BÀI GIẢNG: VỘI VÀNG GIÁO VIÊN: CÔ BÙI THỊ DIỆU TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH, LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH 3/1/2021 1
- VỘI VÀNG (Xuân Diệu) GV: CÔ BÙI THỊ DIỆU 3/1/2021 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 2 3 Nắm được Cảm nhận Thấy được mạch những nét cơ được lòng ham triết lí sâu sắc bản về cuộc sống bồng bột, trong kết cấu, đời và sự mãnh liệt, quan những cách tân sáng tạo trong nghiệp thơ ca niệm sống tích hình thức nghệ Xuân Diệu cực của thi thuật của tác nhân phẩm
- CẤU TRÚC BÀI HỌC GIỚI THIỆU VỀ NHÀ THƠ XUÂN DIỆU ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ TỔNG KẾT CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
- Phần I. NHÀ THƠ NGÔ XUÂN DIỆU 3/1/2021 5
- Phần I. NHÀ THƠ NGÔ XUÂN DIỆU - Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985); quê cha ở Can Lộc, Hà Tĩnh; quê mẹ ở Tuy Phước, Bình Định. Lớn lên chủ yếu ở quê mẹ . - Là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, luôn thể hiện niềm “khát khao giao cảm với đời” (Hoài Thanh), Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, bày tỏ một quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. - Tập thơ đầu tay của Xuân Diệu là Thơ thơ (1938), tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ “hăm hở đi tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại”; thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực. 3/1/2021 6
- 3/1/2021 7
- VỘI VÀNG Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. 3/1/2021 8
- Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ,3/1/2021 ôi! Chẳng bao giờ nữa 9
- Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! 3/1/2021 10
- Phần II. ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ MẠCH CẢM XÚC, MẠCH SUY LÍ Bài thơ kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và cấu tứ chặt chẽ theo mạch suy lí sâu sắc: + Đoạn 1 (13 dòng thơ đầu): Tâm hồn thi nhân khát khao cuộc sống + Đoạn 2 (dòng 14-29): Thực tại khắc nghiệt, thời gian trôi nhanh, tuổi trẻ qua nhanh không trở lại + Đoạn 3 (10 dòng thơ cuối): Tuyên ngôn về cách sống, thái độ sống: vội vàng tận hưởng và tận hiến. 3/1/2021 11
- Mạch cảm xúc của bài thơ Băn khoăn, Tình yêu Giục giã tiếc nuối cuộc sống tận hưởng thời gian, thiết tha cuộc sống tuổi trẻ Tâm hồn Quy luật Tuyên ngôn thi nhân thời gian về cách sống Mạch suy lí của bài thơ 3/1/2021 12
- P II. ĐỌC - HIỂU TÌNH YÊU CUỘC SỐNG THIẾT THA ĐOẠN THƠ 1 ◦* Bốn dòng thơ đầu - một ước muốn kì lạ ◦ - Thủ pháp lặp từ, lặp cấu trúc: ◦ “Tôi muốn + cụm động từ ◦ Cho + danh từ + đừng + cụm động từ/ cụm tính từ” ◦ → bộc lộ trực tiếp, nhấn mạnh ước muốn của nhà thơ. - Ước muốn: tắt nắng, buộc gió - đoạt quyền tạo hóa, ◦ngăn cản bước đi âm thầm mà vội vã của thời gian để 3/1/2021 13 ◦ giữ lại màu sắc, hương vị cuộc đời. ◦ ◦ Một ý tưởng phi lí, táo bạo, mới mẻ, thể hiện tình yêu cuộc sống đến đắm say. ◦
- P II. ĐỌC - HIỂU TÌNH YÊU CUỘC SỐNG THIẾT THA ĐOẠN THƠ 1 * Chín dòng thơ tiếp theo – thiên đường nơi trần thế - Bức tranh thiên nhiên mùa xuân Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Tác giả lặp lại kiểu câu chỉ quan hệ sở hữu (của), lặp lại đại từ chỉ định (này đây) và thủ pháp liệt kê → tạo nhịp điệu, nhạc điệu sôi nổi, rộn ràng cho đoạn thơ; gợi tả vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân, khiến tạo vật như có lứa có đôi, quấn quýt giao hòa. 3/1/2021 14
- P II. ĐỌC - HIỂU TÌNH YÊU CUỘC SỐNG THIẾT THA ĐOẠN THƠ 1 Những hình ảnh mùa xuân quen thuộc gần gũi, được nhìn qua cặp mắt xanh non, biếc rờn của thi nhân: Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. → thiên nhiên rực sáng sắc màu, rộn ràng âm thanh, căng tràn sức sống, mang vẻ đẹp tinh khôi và thơm ngát; một bức tranh tràn ngập sắc xuân, hương xuân, sức xuân và tình xuân. 3/1/2021 15
- P II. ĐỌC - HIỂU TÌNH YÊU CUỘC SỐNG THIẾT THA ĐOẠN THƠ 1 ◦ * Tấm lòng thi nhân - “thiết tha, rạo rực ” ◦- Sử dụng cách nói bất ngờ, mới lạ: tuần tháng mật, khúc tình si; những tính từ biểu cảm: xanh rì, phơ phất; những kết hợp lạ: ánh sáng chớp hàng mi ◦Mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, quyến rũ, gọi mời - cũng chính là nỗi lòng thi sĩ say đắm mùa xuân ◦ - Niềm vui sống mỗi ngày: «Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa» - yêu đời, ham sống, khát sống ◦ - Hình ảnh so sánh:“Tháng giêng = một cặp môi gần” + tính từ “ngon” - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ◦ → Mùa xuân gợi cảm và quyến rũ như một giai nhân; cuộc sống trần thế như một thiên đường. ◦ - “Tôi sung sướng.” - lời giãi bày trực tiếp và đầy đủ, hân hoan tấm lòng của nhà thơ. 3/1/2021 16
- P II. ĐỌC - HIỂU TÌNH YÊU CUỘC SỐNG THIẾT THA ĐOẠN THƠ 1 * Tấm lòng thi nhân - “thiết tha, rạo rực ” * Tấm lòng thi nhân - “ và băn khoăn” - Dấu chấm giữa dòng thơ: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” Là hai tâm trạng trái ngược: niềm vui và âu lo - “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”: → Tiếc xuân khi mùa còn đương độ rực rỡ. Tiếc tuổi trẻ khi tuổi còn hoa niên. Đó là nỗi ám ảnh thời gian, cũng là lời hối thúc con người phải vội vàng tận hưởng và tận hiến. 3/1/2021 17
- P II. ĐỌC - HIỂU TÌNH YÊU CUỘC SỐNG THIẾT THA ĐOẠN THƠ 1 * Như vậy, hai đoạn thơ đầu nối tiếp nhau đem đến mạch suy lí ngầm cho thi phẩm. Thi sĩ muốn tắt nắng, buộc gió là để giữ mãi cái hương sắc cuộc sống mùa xuân, một thiên đường trên mặt đất, giữ mãi tuổi trẻ mơn mởn lộng lẫy quyến rũ. Tuy nhiên, cuộc đời thì ngắn ngủi vô thường. Trước cái mênh mông vô thủy vô chung ấy, con người chỉ có thể ngậm ngùi về sự hữu hạn của mình, từ đó hình thành một thái độ sống tích cực: vội vàng tận hưởng và tận hiến từng phút giây đẹp đẽ mà cuộc đời trao tặng. 3/1/2021 18
- 3/1/2021 19
- THỜI GIAN 3/1/2021 20
- P II. ĐỌC - HIỂU THỜI GIAN CHẢY TRÔI VỘI VÃ ĐOẠN THƠ 2 ◦* Nhận thức về thời gian: - Cấu trúc lặp: “nghĩa là”, giải thích bản chất của thời gian ◦+ Thời gian (mùa xuân) chảy trôi ◦+ Tuổi trẻ (thanh xuân) qua nhanh, không bao giờ trở lại ◦ Cách nhìn nhận này thể hiện sự thức tỉnh mạnh mẽ của ý thức cá nhân, thấy được giá trị của thời gian, sự hữu hạn của đời người. 3/1/2021 21
- P II. ĐỌC - HIỂU THỜI GIAN CHẢY TRÔI VỘI VÃ ĐOẠN THƠ 2 ◦ * Nỗi lòng của thi nhân trước sự chảy trôi vội vã của thời gian ◦ - Giãi bày, hờn trách (tạo hóa/ vũ trụ): “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật/ không cho dài thời trẻ của nhân gian/ nói làm chi ” ◦ - Tiếc nuối, ngậm ngùi : “ bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” ◦- Cảm nhận nỗi phai tàn biệt li mất mát trong vạn vật: ◦ tháng năm – chia phôi; sông núi – tiễn biệt; ◦ gió – bay đi; chim – đứt tiếng ◦ - Xót xa khi thời gian chẳng bao giờ trở lại: «chẳng bao giờ » ◦ Giọng thơ nặng cảm xúc buồn thương bởi quy luật thời gian vô tình. Con người dù bám víu đến mấy cũng không chế ngự đượ3/1/2021c sự phôi pha hao khuyế22t; không thể nào níu giữ mùa xuân và tuổi thanh xuân!
- 3/1/2021 23
- P II. ĐỌC - HIỂU THÁI ĐỘ SỐNG GẤP GÁP VỘI VÀNG ĐOẠN THƠ 3 ◦ * Lời giục giã - «Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm» ◦ + Câu cầu khiến: lời giục giã, hăm hở cuống quýt ◦ + Phải tận hưởng mùa xuân khi mùa còn đương độ rực rỡ nồng nàn ◦* Thái độ sống vội vàng ◦- Cấu trúc lặp: “ Ta muốn” – nhấn mạnh lòng khát sống của chủ thể ◦- Các động từ tăng tiến : ôm, riết, say, thâu, cắn – mức độ đón nhận, thụ hưởng cuộc sống cuồng nhiệt ◦- Hình ảnh mùa xuân, tuổi trẻ, thiên đường trên mặt đất được lặp lại, là lí do để yêu mến cuộc đời đến chếnh choáng đắm say: sự sống mới mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, non nước, cây cỏ, mùi hương, ánh sáng, thời tươi XUÂN HỒNG. 3/1/2021 24 ◦
- P II. ĐỌC - HIỂU THÁI ĐỘ SỐNG GẤP GÁP VỘI VÀNG ĐOẠN THƠ 3 * Với nhịp thơ nhanh, mạnh, hối hả; hệ thống hình ảnh tươi mới, gợi cảm; làn sóng ngôn từ dồn dập những cầu khiến, hô gọi, Xuân Diệu đem đến cho người đọc một hình dung rất rõ nét, trực quan về thái độ sống vội vàng. * Sống vội vàng ở đây là: @ sống với tốc độ nhanh, gấp gáp, hối hả; @ là mở rộng tấm lòng và trái tim để đón nhận @ là biết tận hiến cho cuộc đời 3/1/2021 25
- Phần III. TỔNG KẾT VỘIVỘI VÀNGVÀNG Tư tưởng chủ §Cách tân đặc đạo: lời giục sắc: kết hợp cảm giã sống mê xúc và triết lí; say, mãnh giọng điệu sôi liệt, sống hết nổi; nhiều thủ mình; hãy quý trọng từng pháp nghệ thuật phút giây mới mẻ trong so cuộc đời và sánh, dùng hình tuổi trẻ. ảnh, cấu tứ 3/1/2021 26
- Phần IV. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ 3/1/2021 27
- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 2 3 Nắm được Cảm nhận Thấy được mạch những nét cơ được lòng ham triết lí sâu sắc bản về cuộc sống bồng bột, trong kết cấu, đời và sự mãnh liệt, quan những cách tân sáng tạo trong nghiệp thơ ca niệm sống tích hình thức nghệ Xuân Diệu cực của thi thuật của tác nhân phẩm
- Phần IV. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ 1. Cảm nhận tình yêu cuộc sống đắm say của thi nhân qua đoạn thơ đầu 2. Cảm nhận nỗi lòng thi nhân trước sự chảy trôi của thời gian ở đoạn thơ thứ hai 3. Cảm nhận niềm mê say cuộc sống của thi nhân qua triết lí sống vội vàng ở đoạn cuối 4. Thông điệp mà các em nhận được từ triết lí sống của Xuân Diệu? 3/1/2021 29
- Phần IV. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ 4. Thông điệp mà các em nhận được từ triết lí sống của Xuân Diệu? - Triết lí sống của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng là gì? Đó là thái độ sống mê say, mãnh liệt, sống hết mình; quý trọng từng phút giây cuộc đời và tuổi trẻ. - Theo em, triết lí sống đó có tích cực không? Tích cực, nếu chúng ta biết vội vàng không có nghĩa là sống gấp, là đốt cháy giai đoạn, là chín ép; vội vàng là không lãng phí thời gian hữu hạn ít ỏi của đời người - Vậy chúng ta phải sống như thế nào: + không lãng phí thời gian + mở lòng, mở tâm trí đón nhận cuộc đời + cống hiến cho đời sống 3/1/2021 30
- THÔNG ĐIỆP CUỘC SỐNG 3/1/2021 31
- VỘI VÀNG THÔNG ĐIỆP CUỘC SỐNG GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN - Muốn biết giá trị thật sự của 1 năm, hãy hỏi 1 học sinh thi rớt ĐH. - Muốn biết giá trị thật sự của 1 tháng, hãy hỏi người mẹ đã sanh con non. - Muốn biết giá trị thật sự của 1 tuần, hãy hỏi biên tập viên của 1 tạp chí ra hàng tuần. - Muốn biết giá trị thật sự của 1 giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau. - Muốn biết giá trị thật sự của 1 phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu. - Muốn biết giá trị thật sự của 1 giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi 1 tai nạn hiểm nghèo. - Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympics. ⏳⏰ὗ ⏱ἱ 3/1/2021 32
- VỘI VÀNG THÔNG ĐIỆP CUỘC SỐNG GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN - 1 giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu. 1 giây không làm được gì nhưng có thể làm được tất cả. - Ngồi giữa những trưa mùa hè nắng nóng, 1 giây đối với bạn chẳng là gì ! Nhưng ngồi giữa 1 phòng thi đầy áp lực 1 giây còn quý hơn vàng ! - Ở cuộc vui thâu đêm, 1 giây trôi tuột vào quên lãng nhưng ở khoảnh khắc chia tay, 1 giây ghi sâu vào kí ức. - Những con người khoẻ mạnh, 1 giây chỉ thoáng qua nhưng đối với những bệnh nhân nan y, 1 giây là sự sống. - Trên đường đua, 1 giây quyết định kẻ thắng người thua, bao tháng ngày trui rèn, 1 giây nói lên tất cả. - 1 giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoay bất tận, 1 giây của hôm nay không như 1 giây của hôm qua và càng không giống 1 giây của ngày mai. Hãy sống để không bao giờ phải hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi. Có thể chỉ 1 giây sẽ thay đổi cuộc đời người 3/1/2021 33
- THÔNG ĐIỆP CUỘC SỐNG 3/1/2021 34
- Lựa chọn phương án đúng A Nỗi ám ảnh không gian XUÂN DIỆU là nhà thơ B của Nỗi ám ảnh thời gian C Nỗi ám ảnh trăng , hồn, máu D Nỗi ám ảnh cõi thần tiên
- Lựa chọn phương án đúng A Add Your Text Add Your Text here B Add Your Text C Add Your Text D Add Your Text
- Marketing Diagram A Add Your Text Add Your Text here B Add Your Text C Add Your Text D Add Your Text
- Marketing Diagram A Add Your Text Add Your Text here B Add Your Text C Add Your Text D Add Your Text
- Marketing Diagram A Add Your Text Add Your Text here B Add Your Text C Add Your Text D Add Your Text
- Marketing Diagram A Add Your Text Add Your Text here B Add Your Text C Add Your Text D Add Your Text
- 3/1/2021 41