Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Nhóm 4: Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

pptx 8 trang thuongnguyen 4520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Nhóm 4: Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_nhom_4_doc_van_chu_nguoi_tu_tu_nguy.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Nhóm 4: Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

  1. Chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của tổ 4
  2. -Nguyễn Tuân -
  3. II. Đọc - hiểu văn bản: 2. Cảnh cho chữ: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” - Không gian: + Buồng tối chật hẹp, ẩm ước, tường đầy mạng nhện, đất thì bừa bãi phân chuột, phân gián. + Không khí khói lửa như đám cháy nhà. - Thời gian: + Đêm khuya, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh. + Đêm cuối cùng của cuộc đời tử tù. - Cảnh tượng: Có sự đối lập: nhà tù tăm tối >< ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, tấm lục trắng tinh.
  4. II. Đọc - hiểu văn bản: 2. Cảnh cho chữ: - Người cho chữ (Huấn Cao): người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tô đậm từng nét chữ trên tấm lụa trắng → hình ảnh uy quyền - Người xin chữ: Quản ngục có quyền hình mà không có quyền uy, nắm quyền lực trong tay nhưng lại khúm núm; thầy thơ lại run run, vái tay nghẹn ngào. → Trật tự xã hội đảo lộn, cái đẹp được thăng hoa. - Lời đối đáp: + Huấn Cao: khuyên chân thành, sâu sắc. + Quản ngục: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
  5. II. Đọc - hiểu văn bản: * Ý nghĩa của cảnh cho chữ: - Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, khác với cảnh cho chữ thông thường cả về không gian thời gian, tư thế người cho chữ và người nhận chữ - Là kết quả của sự vận động cốt truyện, sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái thiện với cái xấu, cái ác. - Thể hiện quan niệm thẩm mĩ và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân
  6. II. Đọc - hiểu văn bản: *Quan niệm của Nguyễn Tuân về nghệ thuật và con người: - Cái Đẹp không bao giờ lẻ loi, đơn độc dù trong bất kì hình ảnh nào - Cái đẹp có thể nãy sinh từ cái xấu nhưng không thể tồn tại cùng cái xấu - Nghệ thuật chân chính có khả năng “vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn” - Con người muốn thật sự xứng đáng với cái đẹp thì phải đoạn tuyệt với cái xấu, cái ác.
  7. Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi