Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1: Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)

pptx 12 trang thuongnguyen 5022
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1: Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_1_doc_van_vao_phu_chua_trinh_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1: Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)

  1. • I. TÌM HiỂU CHUNG • 1. Tác giả: sgk/3 • a) Cuộc đời: + Người làng Liên Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. • + Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười ở đất Thượng Hồng) -> Lười làm quan, biếng danh lợi là danh y, cũng là nhà văn nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII. • + Gia đình có truyền khoa bảng và đỗ đạt làm quan to trong triều. • b) Sự nghiệp: • Ngoài tài chữa bệnh, ông còn là người soạn sách, truyền bá y học • Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập - 66 quyển biên soạn trong 40 năm được coi là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời Trung đại VN.
  2.  2.Tác phẩm: Thượng kinh kí sự”  Tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783 được xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” như một quyển phụ lục.  Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.  Nội dung chính: sgk/3  - Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa  Vị trí đoạn trích: sgk/3  3.Bố cục: 2 phần.
  3. 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.  a) Quang cảnh trong phủ chúa ₋ Cực kỳ lộng lẫy, tráng lệ, không đâu sánh bằng: † Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm. † Những “ đại đường”, “Quyển bồng” với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng, sơn son thếp vàng, lầu son gác tía , mâm vàng chén bạc, sơn hào hải vị † Nội cung qua năm sáu lần trướng gấm với những trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt † Tác giả là con quan, đã từng nhiều lần vào tử cấm thành mà vẫn ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi phủ chúa
  4. • b. Cung cách sinh họat trong phủ chúa. – Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, mỗi người làm một nhiệm vụ. – Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phải hết sức cung kính. – Phủ chúa ra vào phải có thẻ, thánh chỉ, lương y khám bệnh cũng phải lạy bốn lạy, xin phép mới được cởi áo thế tử – Xung quanh chúa là các cung tần phi nữ, trướng rủ màn che. – Tác giả vào đến nội dung không những không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan chánh đường.
  5.  → Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa trong khi đó dân tình trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh và sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy ₋ c)Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa ₋ Tác giả đã bị choáng ngợp trước cảnh uy nghi cẩn mật quá mức tưởng tượng. ₋ Nhưng tác giả dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, cảnh sống xa hoa bởi nó được xây bằng xương máu của nhân dân ₋ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, hưởng lạc tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do
  6. 2.Tâm trạng của tác giả khi bắt mạch kê toa  Bệnh tình của thế tử: Chỉ vì thế tử ở trong chốn màn the trướng phủ, lại ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. → Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ sự xa hoa, no đủ hưởng lạc. → → Nội cung là một cảnh vàng son, nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống thế tử như “ con chim non nhốt trong lồng son”. • Cách điều trị: không phải công phải công phạt giống như các vị lương y khác. • tròn trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc
  7. • Tâm trạng của tác giả: † Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà. -> sợ danh lợi ràng buộc. † Sợ làm trái y đức, phụ lòng cha ông nên đành gạt sở thích cá nhân để làm  Cách trị của tg khác với các vị lương y khác-> Dám nói thẳng, chữa thật. Kiên quyết bảo vệ chính kiến đến cùng.  => Đó là người thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có lương tâm, có y đức.  => Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, quyền quí, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch, liêm khiết.
  8. • 3) Nét đặc sắc trong bút pháp của tác giả: • Cách quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh tả người sinh động, không bỏ sót chi tiết nhỏ nào tạo nên cái thần của cảnh và việc. • Cách kể diễn biến câu chuyện và sự việc khéo léo,lôi cuốn người đọc. • Giá trị hiện thực sâu sắc. • Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm .
  9. IV. Tổng kết: - Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.  Dặn dò:  Soạn bài: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN